kinh tế
Phạm Trần Lê |
Việc cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo đại học được nhắc đến
thường xuyên trong công luận như một vấn đề bức thiết nhưng cho đến nay vẫn chưa
có những giải pháp mang tính toàn diện và triệt để, vừa đạt được mục tiêu về cải
thiện chất lượng dạy và học đồng thời giúp cho bài toán quyền lợi của các cá
nhân liên quan được giải quyết hợp lý. Một giải pháp như vậy đòi hỏi được xem
xét qua tư duy kinh tế với ba câu hỏi căn bản là: xã hội có nhu cầu gì ở giáo
dục đại học; hiện trạng đào tạo đại học hiện cung ứng tới đâu; lộ trình nào để
từng bước giúp cung và cầu gặp nhau.
Cung và cầu tri thức
chưa gặp nhau
Nói theo tư duy kinh tế thì con người cần tri thức để thỏa mãn tối ưu cho các nhu cầu của nó trong điều kiện hạn chế các nguồn tài nguyên. Như vậy là xã hội cần tri thức để có thể sử dụng các nguồn tài nguyên với hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, xã hội cũng cần đội ngũ nhân lực có khả năng vận dụng những tri thức này. Trong hoàn cảnh các nguồn tài nguyên của đất nước còn hạn hẹp, nhu cầu tri thức để giúp tối ưu hóa là rất lớn, không đâu là không có.
Đứng trước nhu cầu với tri thức và nhân lực như vậy, các trường đại học đáp ứng được tới đâu? Thu nhập bình quân người Việt Nam còn rất nghèo chính vì thiếu khả năng tận dụng các nguồn lực. Đa số các sản phẩm con người làm được trong nền kinh tế chỉ mới dừng ở mức độ sử dụng trực tiếp hoặc sơ chế các nguồn nguyên liệu tự nhiên. Điều đó hiển nhiên là do xã hội thiếu tri thức, thiếu nhân lực chất lượng cao. Hai cái thiếu này hiển nhiên là do nguồn cung ứng tri thức và nhân lực còn chưa đáp ứng được.
Nói theo tư duy kinh tế thì con người cần tri thức để thỏa mãn tối ưu cho các nhu cầu của nó trong điều kiện hạn chế các nguồn tài nguyên. Như vậy là xã hội cần tri thức để có thể sử dụng các nguồn tài nguyên với hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó, xã hội cũng cần đội ngũ nhân lực có khả năng vận dụng những tri thức này. Trong hoàn cảnh các nguồn tài nguyên của đất nước còn hạn hẹp, nhu cầu tri thức để giúp tối ưu hóa là rất lớn, không đâu là không có.
Đứng trước nhu cầu với tri thức và nhân lực như vậy, các trường đại học đáp ứng được tới đâu? Thu nhập bình quân người Việt Nam còn rất nghèo chính vì thiếu khả năng tận dụng các nguồn lực. Đa số các sản phẩm con người làm được trong nền kinh tế chỉ mới dừng ở mức độ sử dụng trực tiếp hoặc sơ chế các nguồn nguyên liệu tự nhiên. Điều đó hiển nhiên là do xã hội thiếu tri thức, thiếu nhân lực chất lượng cao. Hai cái thiếu này hiển nhiên là do nguồn cung ứng tri thức và nhân lực còn chưa đáp ứng được.
Vì cung và cầu tri
thức không gặp nhau nên trường học buộc phải biến thành công cụ để cân bằng một
thức cung – cầu khác, cung – cầu bằng cấp và danh hiệu.
|
Người đi dạy không xác định rõ được xã hội cần những sản phẩm tri thức gì và mức độ năng lực nào. Người đi học thì lệ thuộc thụ động vào thầy cô chứ không biết được cần phải tự mình chủ động rèn luyện những phẩm chất và kiến thức gì. Nhưng không hẳn là thầy cô và sinh viên thiếu khả năng đáp ứng thị trường. Nếu thị trường đưa ra các đơn đặt hàng cụ thể và thiết thực, rất có thể nhà cung ứng giáo dục sẽ có xu hướng phát triển để từng bước đáp ứng được nhu cầu.
Khi xã hội không đặt ra các yêu cầu cụ thể, thầy và trò sẽ tập trung vào sản xuất những tri thức và nhân lực xa rời thực tiễn. Quá nhiều những nhân lực xa rời thực tiễn khiến cho khi các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có các nhu cầu cụ thể về tri thức và nhân lực thì họ không biết ai là người có thể làm được việc. Vì cung và cầu tri thức không gặp nhau nên trường học buộc phải biến thành công cụ để cân bằng một thức cung – cầu khác, cung – cầu bằng cấp và danh hiệu.
Lộ trình nào để cung
và cầu tri thức trong xã hội gặp nhau?1) Cải thiện phương pháp
cung ứng
Đăng ký thi tuyển vào các trường ĐH, CĐ |
Hội chợ việc làm chỉ là một trong nhiều hình thức để cung và cầu nhận biết lẫn nhau trong lĩnh vực giáo dục. Một trường đại học tiên tiến còn phải tổ chức các hội thảo chuyên ngành, trong đó không chỉ các nhà nghiên cứu và giảng dạy gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, mà họ có cơ hội để trực tiếp gặp gỡ các doanh nghiệp và tổ chức xã hội. Nhà nghiên cứu khoa học và nhà giảng dạy phải biết xã hội cần gì thì mới có định hướng đúng cho công việc. Qua đó nhân lực mà họ đào tạo ra mới đáp ứng được đòi hỏi của thị trường.
2) Tạo cơ hội để sinh viên động não
Có hệ thống cung ứng rồi nhưng để bán được hàng về lâu dài thì sản phẩm phải có chất lượng đủ sức cạnh tranh. Sản phẩm ở đây là nhân lực cho xã hội. Cần những con người nhìn ra vấn đề cần giải quyết và những người giải quyết được vấn đề. Tóm lại là cần những người biết cách động não.
Cách giáo dục đại học ở nước ta hiện nay chưa bắt người học phải động não. Không có những buổi thảo luận giữa thầy và trò hay giữa trò với trò, để phân tích góc cạnh các vấn đề học trên lớp. Không có những bài thuyết trình diễn tập để người học thể hiện khả năng tổng hợp và chắt lọc nội dung kiến thức. Ít ra trong giáo dục phổ thông thì với từng môn học còn có nhiều bài kiểm tra và bài tập bắt buộc, nhưng đến cấp đại học thì các yêu cầu này sút giảm hẳn. Chỉ có quá nhiều buổi học nối tiếp nhau trong đó người học chỉ ngồi nghe câu được câu mất một cách thụ động. Như vậy là người học không phải động não. Ngược lại, người muốn được động não thì lại không có cơ hội, không được khuyến khích và khẳng định. Đây cũng là một vấn đề với bản chất cung – cầu không gặp nhau.
Đội ngũ trợ giảng là cánh
tay nối dài của người giảng viên, giúp công tác giảng dạy đạt hiệu quả sâu và
rộng hơn.
|
3) Xây dựng hệ dữ liệu để tự hoàn thiện mình
Chúng ta chỉ chấm điểm người đi học mà không cho người đi học chấm điểm và nhận xét người đi dạy. Lại không có hệ thống trợ giảng để truyền đạt nguyện vọng của người đi dạy tới các giảng viên, từ đó lưu giữ, chọn lọc, và hệ thống hóa các nguyện vọng này vào phương pháp giảng dạy. Cũng không có biện pháp lưu giữ các bài giảng, từ đó chọn ra bài giảng hay để người sau học hỏi và rút kinh nghiệm từ người trước. Các thiếu sót này khiến người dạy và người học xa rời nhau.
Các trường đều có phòng hợp tác phát triển nhưng không có bộ phận thăm dò, khảo sát các ngành, nghề, các đơn vị doanh nghiệp, qua đó đoán biết thị trường đang cần tri thức gì, năng lực gì. Đã có các hội thảo và lớp đào tạo ngắn hạn để đối tượng khách hàng là các tổ chức chính trị, xã hội, các doanh nghiệp tham gia hòng tiếp thu kiến thức và tìm nhân sự từ trường đại học; tuy nhiên do thiếu sự hỗ trợ của những người trợ giảng nên người thuyết giảng chỉ cốt thuyết phục người nghe chứ chưa chắc đã giúp giải quyết vấn đề cụ thể của từng người nghe, càng không thể học hỏi thêm từ dòng thông tin phản biện từ phía người nghe. Không có thông tin nên không thể lập thành kho dữ liệu, qua đó tự mình chắt lọc lại kiến thức và định hướng làm việc cho phù hợp. Các thiếu sót này khiến cho môi trường học thuật và thực tiễn đời sống xa rời nhau.
4) Độc lập về tài chính
Giảng viên trẻ của trường ĐH Y tế công cộng |
Khi nào ta biết mình đã có đóng góp thiết thực? Khi ta làm ra cái xã hội cần, được xã hội công nhận và trả công xứng đáng. Chưa có nhiều bài nghiên cứu lý thuyết đóng góp vào kho tàng tinh hoa của nhân loại, chưa đến mức phải buồn. Nhưng chưa có đóng góp thiết thực để xã hội có thể vui vẻ trả công cho anh một cách sòng phẳng, đó là điều phải trăn trở.
Việc để cho các trường đứng
độc lập về tài chính không có nghĩa là cắt trợ cấp từ NN cho giáo dục. Việc duy
trì trợ cấp của NN cho đào tạo giáo dục là cần thiết vì đây là loại dịch vụ mang
đặc thù hàng hóa công cộng (public good). Tuy nhiên, không thể duy trì tình
trạng hiện nay ở nước ta, đó là các trường học vì ỷ lại vào trợ cấp mà không coi
cải thiện chất lượng là mục tiêu sống còn. Một chính sách giáo dục đã phổ biến ở
nhiều quốc gia là chú trọng trợ cấp cho người đi học thay vì trợ cấp cho các
trường học. Với cách làm này, người đi học được tự do lựa chọn trường đúng với
khả năng và nguyện vọng trong khi các trường sẽ phải chú trọng vào chất lượng
giảng dạy trong quá trình cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển.
|
Giải pháp toàn diện để các trường đại học cải thiện chất lượng giáo dục đại học bao gồm bốn mấu chốt:
- Phát triển hệ thống cung ứng kết nối trường học với nhu cầu tri thức xã hội.
- Tạo hệ thống trợ giảng để giúp học và người giảng dạy liên tục được động não.
- Lập kho lưu trữ thông tin để liên tục tự rút kinh nghiệm, tự cải thiện cho phù hợp với đòi hỏi thực tiễn
- Thu nhập không giới hạn và tỉ lệ với thành quả từ công việc.
Bốn yêu cầu này có thể chưa khả thi cho nhiều trường đại học của chúng ta. Nhưng rất hi vọng trong tương lai không quá xa sẽ có những cơ sở đi tiên phong. Xã hội đang đòi hỏi bức thiết cải thiện chất lượng giáo dục và sẽ đền đáp xứng đáng cho những cải cách đúng hướng.