CÁI TRÍ
BẠCH LIÊN
Đánh máy: Điểm Dung
| ![]() |
Lời Tựa
Để tưởng nhớ đến vị huynh trưởng Bạch Liên Phạm Ngọc Đa, người đầu tiên có công mang ánh sáng TTH vào Việt Nam. Với tinh thần tưởng niệm người xưa cũng như nhớ lại thời kỳ phôi thai của TTH Việt Nam, chúng tôi chụp lại nguyên bản một số tác phẩm thời kỳ đầu của Huynh trưởng.Tiếng Việt tuy phát triển từ tiền thế kỷ 20, nhưng phải mất nửa bán thế kỷ, tiếng Việt mới có tiêu chuẩn ổn định. Tác phẩm Xác, Phách, Vía, Trí được viết vào năm 1949 vì lẽ đó văn phong của nó không dễ đọc như ngày nay nhất là nó lại được viết tại Châu Đốc, nên mang một sắc thái âm hưởng của tiếng Nam thuần túy. Bởi thế, kính xin quý vị thưởng thức tác phẩm trong tinh thần hoài niệm và trong bối cảnh tiếng Việt của miền Nam thời tiền bán thế kỷ 20.
Tuy thế, nội dung tác phẩm lại chứa đầy tư tưởng mới lạ, chẳng những mới lạ ở những năm 1949 mà ngay cả bây giờ cũng còn mới lạ.
Ở bản chụp, chúng tôi vẫn giữ nguyên gốc không sửa chữa, nhưng để tiện cho việc đọc, chúng tôi cũng có thêm bản đánh máy kèm theo và hầu để người đọc cảm thấy dễ chịu hơn, chúng tôi xin mạn phép sửa lại một số nhỏ lỗi chính tả (không sửa chữa văn phong và từ ngữ).
Ở bản chụp, chúng tôi vẫn giữ nguyên gốc không sửa chữa, nhưng để tiện cho việc đọc, chúng tôi cũng có thêm bản đánh máy kèm theo và hầu để người đọc cảm thấy dễ chịu hơn, chúng tôi xin mạn phép sửa lại một số nhỏ lỗi chính tả (không sửa chữa văn phong và từ ngữ).
MỤC LỤC
CHƯƠNG THỨ NHỨT
Hình dạng cái trí
Hạ trí
Những khu-vực tư-tưởng trong cái trí
Những phận-sự chánh của cái trí
Hiệu-quả của tư-tưởng
I. Những làn sóng tư-tưởng
Tánh đặc-biệt của làn sóng tư-tưởng
II Hình tư-tưởng
Ý nghĩa màu sắc
Sự sống của hình tư-tưởng
Hình tư-tưởng phát sanh ở cỏi nào?
Hình tư-tưởng những đồ vật
Khác hơn làn sóng tư-tưởng, hình tư-tưởng chỉ nhiễm có một người
Sự lợi và sự hại của tư-tưởng
Tai hại của tư-tưởng quấy
A) Ta hại ta trước hết
B) Ta hại những người ở chung quanh ta
C) Ta thêm sự khổ cho đời
Sự ích lợi của tư-tưởng lành
A) Ta làm cho cái trí ta trở nên tốt đẹp
B) Ta giúp ích cho những người ở chung quanh ta
C) Ta giúp ích cho đời
CHƯƠNG THỨ NHÌ
Ba thứ hình tư-tưởng
A Những hình tư-tưởng không tập-trung nơi người đã sanh ra nó, hay là : xoay
về người khác
Tai hại sự để cái trí trống không
B) Những tư-tưởng tập-trung nơi chủ nó
Mượn tư-tưởng kẻ khác
Những hình tư-tưởng liên-hiệp
Sự sanh ra thành-kiến
Cách bảo-hộ và giúp đỡ bằng tư-tưởng
LUẬT PHẢN-KÍCH
Người tấn-hóa cao với người tấn-hóa thấp khác nhau thế nào?
Hình dạng những tiếng-tăm
NHỮNG TRUNG-TÂM TƯ-TƯỞNG
CHƯƠNG THỨ BA
Chuyển-di tư-tưởng
Sao gọi là chuyển-di tư-tưởng
Ba cách chuyển-di tư-tưởng
1) Cách thứ nhứt
Không phải người ta chuyển-di một cái hình sanh ra trong óc tinh khí
2) Phương-pháp thứ nhì
3) Phương pháp thứ ba
Chuyển-di tư-tưởng cách vô-tình
Dư-luận công-chúng
Ảnh-hưởng của những hình tư-tưởng liên-hiệp độc-ác
Tai hại của sự nói hành và sự nói vu
Tai hại của những tư-tưởng oán-thù
Ảnh-hưởng của nhà diễn-văn đối với những người dự-thính
Ảnh-hưởng tư-tưởng đối với trẻ con
Ảnh-hưởng tư-tưởng đối với hoàn-cảnh kiếp sau
Những thú-vật cũng biết chuyển-di tình-cảm
Chuyển-di tư-tưởng cách hữu-tâm
I) Ở ÂU-CHÂU
Chuyện hai ông Émile Desbeaux và ông Léon Hennique chuyển-di tư-tưởng
II) TRUYỀN TỪ-ĐIỂN CHO NGƯỜI Ở CÁCH XA 300 CÂY SỐ
Chuyện một người đui nhờ ông Hector Durville truyền tư-điển
III) Ở ÚC-CHÂU
Một đoạn diễn-văn của ông David Unaipon nói về cách chuyển-di tư-tưởng
của thổ-dân xứ ÚC-CHÂU (indigène d’Australie)
IV) Ở PHI-CHÂU
Loài thú cũng biết chuyển-di tư-tưởng cách hữu-tâm
CHƯƠNG THỨ T
Tánh nết cái trí
Định trí
Cách thứ nhứt hay là nền tảng của sự định-trí
Cách thứ nhì
Cách thứ ba
Cách thứ tư
Cách thứ năm
Cách thứ sáu
Điều-kiện của sự thành-công
Những sự trở ngại
Định trí bao lâu
Tham-thiền
Những mục-đích của sự tham-thiền
I) THAM-THIỀN ĐẶNG SỬA ĐỔI TÁNH-TÌNH
Trừ tánh nóng nảy
GƯƠNG KIÊN-NHẨN CỦA ÔNG ĐỐC-TƠ TROUSSEAU
CHUYỆN ÔNG LƯU-KHOAN
Mở lòng từ-ái và thấu tới Chơn-thần
Tập những tánh tốt
Thí-dụ
Phải thật-hành và không nên gián-đoạn
Mỗi ngày tham-thiền mấy lần
Cách ngồi tham-thiền
Phòng riêng để tham-thiền
VÀI ĐIỀU CẦN YẾU NÊN BIẾT TRONG LÚC THAM-THIỀN
Huờn-hư
CHƯƠNG THỨ NĂM
Mở năng-lực ký-ức (mở trí nhớ)
Phương-pháp mở trí nhớ
1) Phương-pháp thứ nhứt
2) Phương-pháp thứ nhì
Sự ích-lợi của lời cầu-nguyện
Ba hột lưu-tánh nguyên-tử
Làm một thể riêng hoạt-động trên cõi thượng-Giới
Thiên-nhãn
Tóm lại
Xác thịt
Cái vía
Cái trí
---------------------------------------------------
CHƯƠNG THỨ NHỨT
HÌNH DẠNG CÁI TRÍ
Cái trí chia ra làm hai phần:
Thượng-Trí (corps mental supérieur ou corps causal);
Hạ-Trí (corps mental inferieur).
Thượng-Trí làm bằng ba chất khí cao cõi Thượng-Giới (Plan mental): Chất thứ nhứt, chất thứ nhì, chất thứ ba; còn hạ-trí làm bằng bốn chất khí thấp: chất thứ tư, chất thứ năm, chất thứ sáu và chất thứ bảy.
Thượng-Trí là cơ-quan tư-tưởng trừu tượng; ngoại trừ các đệ tử Chơn-Tiên tới bực Tu-đà-Hườn, Tư-đà-Hàm, A-na-Hàm, La-Hán và một số hiếm hoi người thường, thì nhơn-loại trong thời đại nầy chưa biết cách mở Thượng-Trí. Chi nên tôi chỉ nói về Hạ-Trí mà thôi.
HẠ-TRÍ
Hạ-Trí là một thể để cho ta dùng đặng tư-tưởng, xét-đoán, biện-luận, tưỏng-tượng.
Người có huệ-nhãn dòm thấy cái trí in như đám sương mù dày mịt có đủ mặt mũi tay chơn như xác thịt, (vì xác thịt rút chất khí làm cái trí dữ lắm) ở ngoài thì có vòng tròn hình như trứng gà gọi là hào-quang cái trí. Bởi cái trí giống hệt con người cho nên khi lên Thượng-Giới, mình mới nhận được bà con thân thích hay kẽ quen thuộc (Xin xem quyễn “CON NGƯỜI THÁC RỒI VỀ ĐÂU?’)
Con người suy nghĩ nhiều chừng nào thì cái trí mở lớn nhiều chừng nấy.
Chất khí làm cái trí rung động mau lẹ và không ngớt và tùy theo tư-tưởng nó thay đổi liền liền, bởi chưng cái trí tự động rút những chất nào nó cần dùng hạp với nó.
Cái trí không có ngũ-quan riêng như xác-thịt. Nó có một quan chung mà thôi. Nó hòa hợp những cảm giác do ngũ-quan đưa lại, rồi làm ra một khái-niệm duy nhứt. Người ta gọi nó là “chúa tể” các giác-quan, hoặc là quan thứ sáu.
Tuy vậy mà cái trí chia ra nhiều khoảnh, mỗi khoảnh chiếu đối với một phần của cái óc xác thịt, và chịu ảnh hưởng của một thứ tư-tưởng riêng. Tỷ như: những tư-tưởng triết học, những tư-tưởng khoa-học và những tư-tưởng mỹ-thuật, ba thứ tư-tưởng nầy cảm tới ba khoảnh riêng khác nhau. Chi nên những người giỏi về triết-học thì cái khoảnh thuộc về triết-học hoạt-động nhiều hơn mấy khoảnh kia. Phần đông nhơn-loại chưa mở trí đầy đủ, những khoảnh của cái trí chưa hoạt động hết và chưa thông đồng trực tiếp với những phần chiếu đối của cái óc, cho nên có những người thích âm-nhạc mà không hiểu về toán-học chút nào; có người giỏi về khoa-học mà không phân biệt được hai cung đờn ra sao. Nơi trường Sơ-đẳng và Trung-đẳng, người ta dạy học-sanh đủ món, đặng nó mở những phần của cái trí cho điều hòa, điều ấy rất tốt vậy.
Chơn-Tiên vẫn trọn lành, những phần của cái óc đều thông đồng với nhau, Bởi vậy tư-tưởng nào cũng có đường đi thích hợp với nó, như thế nó cảm tới phần chiếu đối của cái óc rất dễ dàng.
NHỮNG KHU-VỰC TƯ-TƯỞNG TRONG CÁI TRÍ
Trong trí có nhiều khu-vực tư-tưởng khác nhau. Tỷ như tư-tưởng của những nguyện vọng thanh-cao, luôn luôn hiện ra làm một cái vòng nhỏ màu tím ở phía trên chót của cái trí. Càng bước gần tới cửa Đạo thì vòng nầy càng ngày càng lớn và càng chói sáng thêm. Người được điểm-đạo thì nó vô cùng đẹp đẽ.
Dưới kế đó là vòng xanh của những tư-tưởng tín-ngưỡng đạo-đức; thường thường thì nó hẹp, trừ ra khi nào con người thật thâm tâm mến đạo nó mới mở rộng.
Kế đó là những khu-vưc rộng lớn của những tư-tưởng yêu thương, màu của nó từ đỏ sậm cho tới màu hường, tùy theo tính cách của tình thương.
Gần khu-vực nầy và thường thường khít rịt với nhau là khu-vực màu lá cam của những tư-tưởng kiêu- căng và tham-vọng.
Màu vàng của trí-tuệ có liên lạc với sự kiêu-căng và thường chia ra làm hai phần: một phần thuộc về tư-tưởng triết-học, một phần thuộc về tư-tưởng khoa-học. Chỗ nó choán thì thay đổi tùy theo hạng người.
Có khi nó ở phía trên cao của cái trí, trên khu-vực tín-ngưỡng và yêu thương. Như thế thì sự kiêu-căng sẽ thái thậm.
Chính giữa cái trí là khu-vực của những tư-tưởng tầm thường. Ở đây màu lục lấn hơn các màu kia, nó thường pha với màu nâu hay màu vàng tùy theo hạng người.
Dưới chót hết là những vòng tư-tưởng vật dục thấp hèn.
Có người thì tư-tưởng ích-kỷ choán hết một phần ba hay là phân nửa phía dưới cái trí. Phía trên vùng nầy có một cái vòng tròn biểu lộ sự gian xảo, sự ghen ghét, sự thù hận và sự sợ sệt.
Chi nên những người nuôi những tư-tưởng thấp hèn thì mở phần dưới cái trí; nó giống như cái trứng gà, đầu lớn ở dưới. Trái lại, ai mà chỉ sanh những tư-tưởng thanh cao thì mở phần trên của cái trí; nó giống như trứng gà đầu lớn ở trên.
Nhưng nên nhớ rằng một khi người ta sửa đổi tánh tình và tư-tưởng ra tốt đẹp rồi thì những màu xấu xa đen tối bay mất hết. Những màu tươi tắn sanh ra thế. Tự nơi ta làm cho ta trở nên cao thượng hay là thấp hèn chớ không phải tại ý muốn của Trời đâu.
NHỮNG SỰ PHÂN CHÁNH CỦA CÁI TRÍ
Cái trí có năm phận sự:
Một là: Làm một thể để cho linh-hồn hay là Chơn-Nhơn, khởi thảo những tư-tưởng hữu-hình.
Hai là: Bày tỏ những tư-tưởng hữu-hình nhờ bởi bộ não-tủy thần-kinh của xác-thịt, có cái vía, cái óc của cái phách làm trung gian.
Ba là: Mở những năng-lực ký-ức và tưởng-tượng.
Bốn là: Làm một thể riêng hoạt-động ở bốn cảnh thấp cõi Thượng-Giới cũng như dùng cái vía ở cõi Trung-Giới, hay dùng xác-thịt ở cõi Trần.
Năm là: Đồng hóa những kết-quả của sự kinh-nghiệm trong mỗi kiếp và truyền tinh-hoa của chúng nó cho linh-hồn hay là Chơn-Nhơn ở trong Thượng-trí.
Bây giờ ta nên xem xét hai phận sự đầu tiên của cái trí là khởi thảo và bày tỏ những tư-tưởng hữu-hình.
HIỆU-QUẢ CỦA TƯ-TƯỞNG
Mỗi lần ta suy nghỉ đến điều gì thì cái trí ta rung-động. Sự rung động nầy sanh ra hai hiệu-quả khác nhau.
Một là: Những làn sóng tư-tưởng (ondes des pensée)
Hai là: Những hình tư-tưởng (formes-pensées)
I. NHỮNG LÀN SÓNG TƯ-TƯỞNG
Trưa bữa nào nắng gắt, ta hãy nhìn ra ngoài đồng thì thấy trên mặt đất và trên không có những làn sóng dợn. Ấy là không khí bị nắng nóng quá nên sanh ra những làn sóng không-khí. Còn khi ta cầm một cục đá liện xuống nước, cục đá chìm thì mặt nước xao-động làm thành ra những vòng tròn, ban đầu nhỏ sau lớn lần thêm ra mãi, và lấy chỗ cục đá rớt xuống làm trung-tâm. Đến một lát hết thấy mấy vòng đó nữa.
Mỗi khi ta tưởng thì có những làn sóng tư-tưởng trong trí ta lan tràn ra khắp tứ hướng trong chất Thượng-thanh-khí (1) [(1) Chất khí làm ra Thượng-Giới hay là Cảnh trí] giống hệt như những làn sóng nổi lên trên mặt nước yên lặng trong khi một cục đá rớt xuống.
Cũng như những làn ánh sáng mặt trời, những làn sóng tư-tưởng đụng chạm nhau mà không hề lẫn lộn và hòa hợp với nhau.
Cái mặt bao của làn sóng tư-tưởng có nhiều màu sắc khác nhau và trắng đục. Nhưng càng đi xa bao nhiêu thì màu sắc càng dợt bấy nhiêu, và sức mạnh của nó cũng giảm bớt bấy nhiêu.
Nhưng cái khoảng đường đi của làn sóng tư-tưởng dài hay vắn, cái ảnh-hưởng của nó đối với một cái trí khác mạnh hay yếu đều tùy theo sức mạnh và sự rõ rệt của tư-tưởng nữa. Một tư-tưởng mạnh tự nhiên phải đi xa hơn một tư-tưởng yếu, song sự minh bạch và sự đích-xác còn cần kíp hơn sức mạnh. Làn sóng tư-tưởng đi xa hay gần còn phải tùy bản-chất của tư-tưởng và sự trở ngại của làn sóng gặp giữa đường. Những làn tư-tưởng thấp hèn chuyển-di trong chất thanh-khí nặng nề hơn hết, nên không đi được bao xa vì chẳng bao lâu chúng nó bị không biết bao nhiêu thứ rung động đồng tánh cách đè ẹp; cũng như một tiếng nhỏ nổi lên ở chính giữa thành phố náo nhiệt, tức thì bị những tiếng ồn ào khác làm nghẹt mất đi vậy.
TÁNH ĐẶC-BIỆT CỦA LÀN SÓNG TƯ-TƯỞNG
Làn sóng tư-tưởng có tánh đặc-biệt là: Khi nó đụng tới cái trí của người nào thì mục-đích nó là sanh trong trí người đó những sự rung-động in như những sự rung-động đã tạo nó ra, nghĩa là: nó sanh ra trong trí người đó một tư-tưởng in như tư-tưởng đầu tiên đã sanh sản nó vậy. Nhưng nói bao nhiêu đó chưa đúng với sự thật, vậy nữa phải thêm như vầy: Khi nào nó gặp một cái trí trống-không chẳng lo nghĩ câu chuyện gì hết, hay là lo nghĩ không châm-chỉ mấy. Bởi vì mỗi khi ta đem hết tâm trí đặng suy nghĩ sâu xa đến một vấn-đề nào thì trong lúc đó dầu có một làn sóng tư-tưởng thật mạnh lan tràn ra đụng tới cái trí ta đi nữa, ta cũng không hay biết được; cũng như một người kia mãng lo lắng chuyện riêng của mình, dầu ai nói chuyện một bên tai cũng không nghe vậy.
Có một điều nên ghi nhớ luôn luôn là một làn sóng tư-tưởng chỉ truyền ra được tính cách của tư-tưởng đã sanh nó ra chớ không truyền được vấn đề tư-tưởng. Thí dụ: một người Ấn-Độ trong lúc thiền định, tín-ngưỡng tới đức Krishna. Liền đó làn sóng tư-tưởng phát sanh ra đi khuyến-khích lòng tín-ngưỡng của mấy người khác. Nếu gặp người đạo Hồi-Hồi thì làn sóng bắt tin-tưởng tới đức Thượng-Đế Allah; nếu gặp người giữ đạo Phật thì lòng tín-ngưỡng lại qui tụ về đức Thích-Ca; bằng gặp một người giữ đạo Thiên-Chúa thì nó sanh ra sự tín-ngưỡng đức Jésus. Ví như làn sóng ấy gặp phải một người có óc duy-vật xưa nay không hề biết sự tín-ngưỡng là gì, thì nó sanh ra một cái hiệu-quả nâng cao trình-độ người ấy, vì nó rán làm cho hoạt-động một phần trên của cái trí va.
II. HÌNH TƯ-TƯỞNG
Hiệu-quả thứ nhì của sự rung-động trong trí là sự thành lập những hình tư-tưởng.
Hình nầy ra thể nào?
Nên biết mỗi thứ rung-động làm mỗi thứ hình khác nhau.
Tỷ như lấy nhiều miếng thiết tròn và rải lên trên mặt mỗi miếng một lớp cát mỏng, xong rồi lấy đồ cọ vào mấy miếng thiết đó, làm cho nó rung-động, cái thì mau, cái thì chậm. Khi hết rung-động, dòm lên trên mặt mấy miếng thiết thì thấy những hột cát sấp đặt lại thành những hình khác nhau hết.

Các nhà khoa-học thì dùng một tấm bản đồng hay là làm bằng pha-ly, gỏ nghe có tiếng (gọi là Plaque de Chladni) vành hơi cong lên. Người ta rải cát trên mặt tấm bản nầy. Rồi lấy đồ cọ vào vành nhiều chỗ làm ra nhiều âm-phù khác nhau. Cát bị rung-động nhảy lên cao rồi rớt xuống, làm ra những hình như thế nầy (Xin xem hình)

Hình tư-tưởng cũng vậy, nó do theo tánh rung-động của tư-tưởng mà rút chất thượng-thanh-khí làm ra một cái hình đặc biệt. Hình nầy là một con sanh vật sống trong một lúc: sức mạnh tư-tưởng là linh-hồn nó, còn chất thượng-thanh-khí, nói cho đúng là tính chất thứ nhì là hình-thể. Người ta có thể so sánh hình tư-tưởng với bình điện (bouteille de Leyde). Cái bình là hình thể, còn điện ở trong bình là linh hồn.
Sự thành lập những hình tư-tưởng do theo ba điều kiện sau nầy:
1. Cái phẩm của tư-tưởng làm ra màu sắc.
2. Cái bản-chất của tư-tưởng làm ra hình dạng.
3. Sự đính-xác của tư-tưởng làm ra sự đều đặn của châu-vi.
Ý NGHĨA MÀU SẮC
Có vô số tư-tưởng khác nhau Bởi hình dạng và màu sắc. Mỗi màu sắc đều có ý nghĩa như màu sắc của cái vía
Tỷ như tình yêu thương sanh ra màu hường chói sáng, cầu khẩn được lành mạnh sanh ra màu trắng bạc, khi cố gắng làm cho tinh-thần được mạnh mẽ, vững vàng, thì sanh ra màu kim hoàng rực rỡ.
Dầu cho ở trong cái vía hay là cái trí, màu vàng cũng chỉ về trí tuệ, nhưng biến đổi khác nhau xa lắm; nó có thể pha lẫn với nhiều màu khác. Thường thường, nếu mở mang trí thức mà có mục-đích ích-kỷ thì màu vàng sậm và tối. Trong cái trí hay cái vía của người lo kinh dinh sự-nghiệp mình thì có màu vàng đất sét. Còn cái trí chỉ lo khảo-cứu về triết-lý hay là toán-học thì màu vàng ánh; khi cái trí mạnh mẽ, để giúp ích cho nhơn-loại vì lòng bác-ái thì màu vàng ánh đổi ra màu vàng trong trẻo và sáng rỡ như cây ngọc-trâm-hoa (primevère). Phần nhiều những hình tư-tưởng màu vàng châu-vi rất đều đặn; còn những lùm mây vàng ít có, chúng nó chỉ về sự hân hoan về trí-thức, như sau khi giải-quyết được một vấn-đề gì hay là sự vui vẻ trong khi làm một việc có thú vị. Mấy chòm mây như vậy chỉ rõ không có tình-cảm cá-nhân nào xen vào trong tư-tưởng hết, nếu có thì pha lẫn với màu vàng nhiều màu xấu xa của tánh ích-kỷ.
Trong nhiều trường hợp tư-tưởng không nhứt định, cho nên những hình tư-tưởng giống như lùm mây quay tròn, còn màu sắc do cái phẩm của hình tư-tưởng đã sanh chúng nó ra. Trong thời đại nầy, phần đông con người không suy nghĩ được chín-chắn hay nhứt định, cho nên những lùm mây như thế rất nhiều, còn những hình rõ ràng đều đặn thì rất hiếm có trong cả ngàn hình tư-tưởng bay chung quanh chúng ta.
Khi nhứt định suy-nghiệm đến một việc nào và để cả tâm trí về việc đó thì hình tư-tưởng mới có châu vi rỏ rệt và mới tốt đẹp được, nếu không phải là mục-đích ích-kỷ.
Những tư-tưởng trừu tượng thì thường lấy đủ thứ những hình tượng môn kỷ-hà-học.
Sẵn đây nên nhắc rằng cái điều nào mà chúng ta gọi trừu tượng ở cõi nầy là một việc nhứt định rõ-ràng và có hình dạng ở cõi Thượng-Giới.
SỰ SỐNG CỦA HÌNH TƯ-TƯỞNG
Hình tư-tưởng lớn hay nhỏ và sống lâu hay mau tùy theo sức mạnh của tư-tưởng và của tình-cảm.
Vã lại, sau khi đã làm xong một hình tư-tưởng nào, nếu ta tập-trung chí-định để thêm sức mạnh cho nó, thì hình tư-tưởng ấy sống lâu. Hay là một người nào bị tư-tưởng của ta sáp-nhập vô trí bắt phải rung-động theo nó thì người ấy cũng giúp sức cho hình tư-tưởng của ta sống lâu vậy.
HÌNH TƯ-TƯỞNG PHÁT SANH Ở CÕI NÀO?
Nếu tư-tưởng có tánh-chất trí-thức và không có pha sự vọng tưởng của cá-nhân; Tỷ như khi ta tìm phương cách để giải-quyết một bài toán-đố, thì hình tư-tưởng và làn sóng tư-tưởng phát sanh ở cõi Thượng-Giới. Nếu tư-tưởng có tánh-chất hòa-hợp tinh-thần đạo-đức hay khi có lòng nhân-ái thật rộng, cảm sâu-xa đến việc quên mình vì nhơn-loại thì tư-tưởng vượt khỏi hạn giới cõi Thượng-Giới lên tận tới cõi Bồ-đề.
Tư-tưởng như thế làm ra một cái hình sáng-suốt, mạnh mẽ lắm. Ảnh hưởng nó rất lớn, ấy là một thần- lực để giúp đời.
Trái lại, nếu tư-tưởng có pha tình-cảm hay là tình-dục của cá-nhân thì hình tư-tưởng từ cõi Thượng-Giới là chỗ nó phát sanh xuống cõi Trung-Giới liền. Nó (tư tưởng loại này) có hai lớp, một lớp làm bằng chất Thượng-Thanh-Khí thấp và một lớp thanh-khí. Một cái hình như thế gọi là: “Hình tư-tưởng tình-cảm”. Nó có ảnh-hưởng tới cái trí và cái vía người khác một lượt. Hạng tư-tưởng mới nói đây có nhiều lắm và thường lắm vì ít khi có những tư-tưởng của con người mà không có sự ham muốn, tình-dục hay là tình-cảm pha vào.
Có người ban đầu khởi sự rán tư-tưởng tốt lắm nhưng vài phút sau bị cái vía và cái trí đổi phương hướng đi, rồi từ chỗ từ-bi bác-ái, hai thể đó dắt tư-tưởng trở lại chỗ ích-kỷ như trước. Bên đạo học cho đó là sự hoạt-động của Kama- Manas sanh ra hạng tư-tưởng vừa kể trên đây. Kama chỉ về sự ham muốn căn cứ trong cái vía, còn Manas chỉ về cái trí. Kama Manas nghĩa là tinh-thần bị sự ham muốn thống trị.
Vậy thì phải gỡ sự ham muốn ra khỏi tinh-thần thì nhiên hậu tư-tưởng sẽ trở nên tốt đẹp và hữu-ích cho đời.
HÌNH TƯ-TƯỞNG NHỮNG ĐỒ VẬT
Khi nào mình tưởng đến một vật hữu-hình nào như: một cuốn sách, một cái nhà, một phong cảnh thì mình làm ra một cái hình nhỏ của vật đó với chất Thượng-Thanh-Khí của cái trí mình. Hình đó bay vẫn vơ phía trên mình mình, thường thường trước mặt, ngang mí con mắt.
Trong khoảng thời-gian mà mình xem ngắm đồ vật thì hình đó vẫn còn bay qua bay lại trước mắt mình. Khi hết tưởng, nó cũng còn ở đó, nhưng nó sống được một lúc, và lâu hay mau tùy theo sức mạnh và sự rõ-rệt của tư-tưởng.
Ai có Huệ-Nhãn thì thấy được hình đó. Nếu ta tưởng nhớ đến người nào thì ta cũng sanh ra một cái hình nhỏ của người ấy.
Sức tưởng-tượng cũng sanh ra một hiệu-quả như thế.
Một người thợ vẽ tưởng-tượng trong trí một bức tranh mà va sẽ vẽ ra. Trong lúc đó chất khí làm cái trí của va rung động và hợp kết lại thành hình một bức tranh bay vởn vơ trước mắt, va cứ coi theo đó mà vẽ.
Nhà văn-sĩ cũng làm ra những hình tư-tưởng nho nhỏ vậy và dùng sức định-thần mà xem trong trí cách cử động tới lui của những hình ấy; thành thử những việc viết ra thành sách đều được bày bố trong trí như một tuồng hát vậy. Như tôi đã nói ở trên, những hình đó, những người có Huệ-nhãn thấy rất dể-dàng. Chẳng những như vậy mà thôi, những hình đó có thể thấy và bị sửa đổi Bởi một người khác hơn là người đã sanh chúng nó ra cho nên thường có những vì Tinh-tú ở trong nước, lửa, đất, gió, mây (ngũ hành) (Esprits de la nature) có tánh khuấy chơi cho vui hay một nhà trước-tác khác đã chết, làm cho những hình đó cử-động một cách khác hơn cách cử động mà tác-giả đã tưởng từ trước. Dường thế thì tuồng như những hình đó có một ý muốn riêng, nhưng kỳ thật là do ý muốn của các vì tinh-tú hay là của người đã chết kia.
Người thợ chạm cũng làm ra hình của cái tượng mà va muốn chạm nên. Rồi trong lúc làm việc thì cái hình ấy bị tập-trung vào hòn đá hay khúc gổ, còn người thợ cứ coi theo đó mà đục-đẻo.
Cũng một cách ấy, nhà diễn-giả trong khi suy nghĩ đến các phần trong vấn-đề mà va sẽ diễn giải thì lần lượt sanh ra có lớp-lang những hình tư-tưởng mạnh-mẽ lắm vì va rán sức tưởng đến. Nếu trong khi diễn-thuyết va không làm cho người ta hiểu va được đó phần nhiều tại tư-tưởng của va không được rõ-ràng và nhứt định mấy. Một cái hình tư-tưởng viễn-vông thì sức cảm-hóa kém lắm, trái lại những hình tư-tưởng rõ-ràng, đều-đặn, có ảnh-hưởng rất mạnh đến cái trí của thính-giả.
Khoa thôi-miên học đã làm ra nhiều cuộc thí-nghiệm để chỉ rõ rằng những hình tư-tưởng có thật. Vã lại, ta biết rằng một cái hình tư-tưởng sau khi làm ra rồi có thể dùng sức định-thần, ấn hình ấy vào một tờ giấy trắng và người thọ-cảm trông vào đó thì thấy hình ấy rõ ràng cho đến đổi lầm tưởng rằng là một món đồ vật thiệt vậy.
Lại nhiều người đọc lịch-sử, bi-kịch, thi-văn, tiểu-thuyết, thơ, truyện vân vân … lấy làm mê thích quá. Trong lúc đọc như vậy thì tuồng như mình cũng sống, cũng hoạt-động với những người trong sách, nên những hình tư-tưởng ấy rõ ràng lắm. Mà không phải một người mà thôi đâu. Tư-tưởng của phần đông dân chúng đào tạo những thứ hình ấy đời nầy qua đời kia như vậy.
Trẻ con có trí tưởng mạnh mẽ và lẹ-làng lắm, chúng nó đọc đến sách nào thấy có nhân vật hay giỏi thì bao nhiêu câu chuyện trong sách đều hiện ra trong tư-tưởng rõ-ràng. Ngày nay những hình tư-tưởng do sự đọc sách sanh ra kém sự rõ-rệt hơn tư-tưởng của ông cha ta ngày trước. Điều ấy tại chúng ta đọc ít kỹ-càng như xưa vậy. Trong muôn việc, việc nào cũng muốn hiểu, muốn biết, nhưng hiểu biết một cách qua-loa, đó là cái bịnh thông thường của chúng ta vậy.
KHÁC HƠN LÀN SÓNG TƯ-TƯỞNG - HÌNH TƯ-TƯỞNG CHỈ NHIỄM CÓ MỘT NGƯỜI
Xin nhắc lại rằng: một làn sóng tư-tưởng không truyền ra được một cái tư-tưởng nhứt-định rõ-ràng; nó chỉ truyền cái tánh cách hay bản chất của tư-tưởng mà thôi. Trái lại hình tư-tưởngđem cho ta một cái ý-kiến thật minh-bạch, nó lại còn truyền ra rất đúng cái tánh cách của tư-tưởng nữa. Nhưng ảnh-hưởng của nó có một phạm vi chật hẹp là vì nó chỉ nhiễm được có một người thôi, còn làn sóng tư-tưởngcó thể nhiễm nhiều người một lượt. Bởi thế, một làn sóng tư-tưởng có thể thích hợp cho nhiều người. Tỷ như một làn sóng tư-tưởng truyền ra sự tin-tưởng, nhưng cái vấn đề của hai người truyền cảm và thụ cảm có thể không giống nhau.
Đối với hình tư-tưởng thì lại khác, nếu người chuyễn-di tư-tưởng tín-ngưỡng đến vị Tiên hay vị Phật nào thì tư-tưởng sẽ truyền ra cái hình tư-tưởng của vị Tiên hay vị Phật ấy.
Nếu tư-tưởng mạnh thì hình tư-tưởng đi ra xa lắm. dầu con đàng (con đường) có dài cho thế mấy cũng không làm trở-ngại nó được.
Song thường thường tư-tưởng của người ta yếu đuối, nhu-nhược quá và không rõ-ràng, cho nên ngoài một cái phạm-vi chật-hẹp, thì tư-tưởng ấy không còn làm gì được nữa.
SỰ LỢI VÀ SỰ HẠI CỦA TƯ-TƯỞNG
Tư-tưởng có ảnh-hưởng rất lớn đối với sự tấn-hóa và kiếp số con người, nhưng phi ra những người biết đạo thì không ai để ý tới hai điều mới kể ra trên đây.
Một điều nên ghi nhớ luôn luôn là tư-tưởng tùy theo bản-chất của nó, tốt hay xấu, làm lợi hay là làm hại đời người một cách dễ-dàng.
Vậy trước hết ta nên xem xét cái tai hại của tư-tưởng quấy coi thể nào?
TAI HẠI CỦA TƯ-TƯỞNG QUẤY
Mỗi lần ta tưởng quấy thì ta phạm ba tội một lượt:
a) Ta làm cái trí ta trở nên xấu xa. Ta hại ta trước hết.
b) Ta hại những người ở chung quanh ta.
c) Ta thêm sự khổ cho đời.
A) TA HẠI TA TRƯỚC HẾT
Mỗi lần ta tưởng việc quấy, việc ác, thì chất thượng-thanh-khí tốt ở trong trí ta bay ra, chất thượng-thanh-khí xấu hạp với việc quấy, việc ác đó ở ngoài lại bay vô trí ta đặng thế cho chất khí tốt vừa mới bay ra. Đồng thời, cái trí ta rút những tư-tưởng đồng bản tánh với việc quấy của ta mới tưởng đó. Nếu ta thường tưởng quấy như thế thì cái trí ta chứa đầy những chất khí xấu, màu sắc nó trở nên tối sậm, người có huệ-nhãn và những người khuất mặt dòm vô thì thấy một cảnh tượng gớm ghiết và đau thương cho ta lắm.
Ta bị những tư-tưởng xấu ấy bao phủ, nên có những thành-kiến, ta không thể xét đoán mọi việc cho đúng với sự thật. Ta làm hại ta trước hết.
B) TA HẠI NHỮNG NGƯỜI Ở CHUNG QUANH TA
Mỗi lần ta tưởng quấy, không những ta hại ta mà ta lại còn hại những người ở chung quanh ta nữa. Tư-tưởng xấu của ta bay đi xúi người ta làm quấy. Nếu nó gặp người sẵn có tính xấu đồng bản tánh với nó thì nó thêm sức làm cho tánh xấu đó trở nên mạnh mẽ, người đó sẽ xấu thêm. Còn như nó gặp người chưa có tánh xấu thì nó rán đào-tạo tánh xấu ấy cho người đó. Người ta không phải là bực Thánh-hiền, cho nên trong lòng cũng có chứa ít nhiều thói hư nết xấu. Nếu không có tư-tưởng xấu ở ngoài sáp-nhập vô đặng khêu gợi nó thì lâu ngày những mầm xấu ấy sẽ tiêu mòn đi, không khác nào con ác thú không có đồ ăn lâu ngày phải chết đói vậy. Nhưng chỉ cần một làn sóng tư-tưởng xấu xông vào thì đủ sức đánh thức tánh xấu kia vậy. Có khi một tư-tưởng xấu như thế làm thiệt hại cả một đời người. Ngày nầy qua ngày kia người nầy bị hại xong rồi thì trở lại sanh những tư-tưởng xấu để hại người khác nữa. Cứ như vậy mãi, người nầy làm ác rồi thì tới người kia, không mấy chốc, cái ác mà người ta cho là mảy-mún thành ra cái họa to lớn cho đời. Cũng một cách mù-quáng ấy mà thiên hạ đua nhau đặng truyền bá cái hại cho nhơn chúng, đời nầy qua đời kia, không bao giờ ngớt. Người thường có ai trông thấy cái cảnh-tượng thê-thảm, gớm ghiết kia đâu và người đầu tiên sanh ra cái tư-tưởng độc ác ấy, dầu không biết, không hay chăng nữa, chớ cũng không tránh khỏi được luật Nhân quả Báo-ứng sau nầy.
C) TA THÊM SỰ KHỔ CHO ĐỜI
Đời đã đau khổ nhiều rồi, nếu ta sanh ra một tư-tưởng xấu nữa thì không khác nào lửa đang cháy phừng phừng mà ta còn thảy thêm vào một cây cũi, như thế thì lửa bao giờ tắt được.
Học luật nhơn-quả báo-ứng rồi thì mới biết rằng: tư-tưởng là nguồn cội của sự tội, phước và sự Luân-hồi quả-báo.
SỰ ÍCH LỢI CỦA TƯ-TƯỞNG LÀNH
Trái lại mỗi lần ta tưởng lành thì ta làm ba việc ích-lợi một lượt:
a) Ta làm cho cái trí ta trở nên tốt đẹp. Ta làm lợi cho ta trước nhứt.
b) Ta giúp ích cho những người ở chung quanh ta.
c) Ta giúp ích cho đời.
A) TA LÀM CHO CÁI TRÍ TA TRỞ NÊN TỐT ĐẸP
Mỗi lần ta tưởng lành thì chất khí xấu ở trong trí ta bay ra, chất khí tốt hạp với tư-tưởng lành của ta bay vô thế. Nếu ngày nầy qua ngày kia ta cứ tưởng lành mãi thì cái trí ta đầy những chất khí tốt, màu sắc nó rất xinh-đẹp và nó còn rút những tư-tưởng tốt đồng bản tánh với nó. Những tư-tưởng xấu tới đụng cái trí ta thì nó dội ra liền. Nó vô không được vì cái trí ta không hạp với nó. Ta còn dùng thêm được một phần trên cái trí nữa. Bộ phận nầy chỉ có những tư-tưởng thanh cao mới mở được.
B) TA GIÚP ÍCH CHO NHỮNG NGƯỜI Ở CHUNG QUANH TA
Người nào đã mở được bộ phận ấy, và trở nên một thần-lực để làm lành cho đời và hữu-ích nhứt là những người ở chung quanh va. Họ có thể theo kịp ít nhiều với tư-tưởng va, vì lần lần những thứ rung động của tư-tưởng va sẽ kích-thích cái trí của mấy người kia để mở thêm một bộ-phận mới mẽ nữa. Nhờ vậy mà họ thưởng thức bao nhiêu tư-tưởng thanh-cao mà xưa nay họ chưa ngờ có được. Đó gọi là họ nhờ tư-tưởng lành cảm-hóa họ.
C) TA GIÚP ÍCH CHO ĐỜI
Sự hữu-ích như thế cũng chưa phải là hết đâu; luôn luôn khi ta biết lựa chọn tư-tưởng tốt và tư-tưởng một cách nhứt-định rỏ-ràng thì chẳng những ta mở sức mạnh tư-tưởng cho ta truyền rải trong đời cái ảnh-hưởng tốt lành mà chúng ta còn giúp vào sự tấn-hóa của chất Thượng-thanh-khí nữa.
Cái hiểu biết của con người rộng hay hẹp tùy theo trình-độ tấn-hóa của những hột nguyên-tử, nghĩa là tùy theo số khoanh tròn đã mở trong mỗi nguyên-tử.
Mỗi nguyên-tử có bảy khoanh tròn. Trong một cuộc tuần huờn (1) [(1) Xin xem quyển Luân Hồi chỗ 7 cuộc Tuần huờn] thì chỉ có một khoanh hoạt-động mà thôi. Chúng ta ở vào cuộc tuần huờn thứ tư, nên trong óc có bốn khoanh hoạt-động. Này nào bảy khoanh nầy mở ra hết và hoạt-động thì sự hiểu biết ở mấy cõi cao xuống trong trí óc con người một cách dễ-dàng. Con người sẽ hoàn toàn sáng-suốt thành một vị Chơn-Tiên, thông hiểu hết mọi việc quá-khứ, hiện-tại và vị-lai xảy ra trong dãy địa-cầu nầy. Có những phương-pháp mở mấy khoanh đó mau lẹ gọi là Dô-ga (Yoga) song làm sái cách thì loạn trí, hư óc hóa ra điên khùng suốt đời, hoặc là bỏ mạng nữa.
Những tư-tưởng lành, những tư-tưởng thanh-cao đều cảm đến ba khoanh tròn chót, khoanh thứ năm, khoanh thứ sáu và khoanh thứ bảy, và giúp sức cho chúng có hoạt-động. Có một điều nên nhớ là các nguyên-tử vô ra không ngớt trong mấy thể của ta. Chúng nó ở trong thân người nầy rồi qua thân người kia, cứ luân chuyển như thế mãi. Ví như đưọc nhiều người có những tư-tưởng thanh-bạch tốt lành thì sự tấn-hóa các nguyên-tử sẽ được nhanh chóng. Được như vậy, nhơn-loại cũng sẽ vì đó mà đổi những tư-tưởng thấp hèn, xấu-xa, ích-kỹ ra những tư-tưởng thanh-khiết, đẹp-đẽ, từ-bi, bác-ái. Tất nhiên những sự đau khổ mà mình trông thấy bây giờ đây sẽ tiêu mất hết vậy.
Trong cuộc tuần-huờn nầy, sự tấn-hóa khó-khăn và chậm-chạp lắm vì mỗi khi ta tưởng đến điều tốt rồi thì liền đó có biết bao nhiêu tư-tưởng xấu khác chen lấn bốn phía để cám dổ ta, cho nên những người thành tâm đi tới thường vẫn gặp nhiều sự khó-khăn luôn luôn.
Đến cuộc tuần-huờn thứ bảy thì không còn những mầm trở-ngại ấy nữa, vì đến nữa cuộc tuần-huờn thứ năm là đến kỳ phán xét cuối cùng, (xin xem cuốn Luân-Hồi của tôi) những linh hồn chưa ngộ đạo đều bị bỏ lại, và nhứt là các vị Bàn-Môn, mấy anh ở trong bóng tối. Rồi từ đó không còn lẫn-lộn tư-tưởng xấu với tư-tưởng tốt nữa, mà chỉ còn một thứ tư-tưởng đẹp-đẻ mà thôi. Nhờ thế, những hột nguyên-tử sẽ mở được mau lẹ ba khoanh tròn chót mà hiện giờ còn ở trong trạng-thái bất hoạt-động. Ngày nay đã có nhiều người tu-hành thì ai biết ít nhiều đạo-đức nên tập tư-tưởng thanh-cao, tinh-khiết và mạnh mẽ, hầu giúp sự tấn-hóa của các nguyên-tử. Nếu số người hành động như thế càng ngày càng đông, thì số linh-hồn bị bỏ lại trong lúc phán xét cuối-cùng sẽ được giảm bớt đi vậy.
Hỡi các bạn tu hành, nên nhớ mấy lời nầy cho kỹ