Home » » THỂ PHÁCH CỦA CON NGƯỜI-P1

THỂ PHÁCH CỦA CON NGƯỜI-P1

Written By kinhtehoc on Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012 | 21:31

Lời Tựa
Để tưởng nhớ đến vị huynh trưởng Bạch Liên Phạm Ngọc Đa, người đầu tiên có công mang ánh sáng TTH vào Việt Nam. Với tinh thần tưởng niệm người xưa cũng như nhớ lại thời kỳ phôi thai của TTH Việt Nam, chúng tôi chụp lại nguyên bản một số tác phẩm thời kỳ đầu của Huynh trưởng.Tiếng Việt tuy phát triển từ tiền thế kỷ 20, nhưng phải mất nửa bán thế kỷ, tiếng Việt mới có tiêu chuẩn ổn định. Tác phẩm Xác, Phách, Vía, Trí được viết vào năm 1949 vì lẽ đó văn phong của nó không dễ đọc như ngày nay nhất là nó lại được viết tại Châu Đốc, nên mang một sắc thái âm hưởng của tiếng Nam thuần túy. Bởi thế, kính xin quý vị thưởng thức tác phẩm trong tinh thần hoài niệm và trong bối cảnh tiếng Việt của miền Nam thời tiền bán thế kỷ 20.
Tuy thế, nội dung tác phẩm lại chứa đầy tư tưởng mới lạ, chẳng những mới lạ ở những năm 1949 mà ngay cả bây giờ cũng còn mới lạ.

Ở bản chụp, chúng tôi vẫn giữ nguyên gốc không sửa chữa, nhưng để tiện cho việc đọc, chúng tôi cũng có thêm bản đánh máy kèm theo và hầu để người đọc cảm thấy dễ chịu hơn, chúng tôi xin mạn phép sửa lại một số nhỏ lỗi chính tả (không sửa chữa văn phong và từ ngữ).
Mục Lục
CHƯƠNG NHỨT
Hình-dạng cái Phách. Màu sắc
Phận-sự của cái Phách
Những trung-tâm-lực của cái Phách
Phận-sự của những Luân-xa
Ba thần-lực của ngôi mặt trời
Fo-ha
Sự thí-nghiệm về những cách rung-động
Sanh-lực
Sanh-khí-cầu
Sanh-lực có 7 thứ và 7 màu
Sanh-lực vô mình cách nào
Phận-sự của các thứ sanh-lực
Mấy hột sanh-khí-cầu nuôi mình rồi đi đâu ?
Sự tiêu-hóa sanh-lực hay là sự hữu-ích của giấc ngủ
Sự ích-lợi của hào-quang cái Phách
Những điều có ảnh-hưởng tới cái Phách
Chuyện cái Phách của một người bị cưa tay
Phép thôi-miên với cái Phách
Sự liên-lạc của cái Phách với xác-thịt
Cách chụp hình sự cảm-động, tư-tưởng và từ-điễn của con người
CHƯƠNG THỨ NHÌ
Loài kim-thạch cũng sống như mình
Cung-đa-li-ni hay là hỏa-xà
Khí nguyên-dương là cái chi ?
Tại làm sao không nên khươi luồng hỏa sớm
Muốn mở luồng hỏa phải đủ những điều-kiện nào
Sự ích-lợi của nó
Máy để thí-nghiệm từ-điễn trong mình con người
Những sự thí-nghiệm của ông Fayol
Động-cơ của ông Tromelin
CHƯƠNG THỨ BA
Dùng từ-điễn để trị bịnh
Sự ích-lợi của từ-điễn
Cách chữa một cơ-thể trong mình
Dùng từ-điễn trong việc mổ xẻ
Vì sao thôi-miên không tốt
Dùng từ-điễn chữa bao lâu mới hết bịnh
Một phép lạ-lùng trị bịnh nào cũng mạnh
Chuyện ông cố-đạo (Curé) d’Ars
Từ-điễn làm cho cây mau lớn
Phép từ-điễn khác với phép thôi-miên
Nhãn-quan
CHƯƠNG THỨ NHỨT
HÌNH DẠNG CÁI-PHÁCH
Như tôi đã nói trong quyển XÁC-THÂN, cái Phách là bộ máy để phát sanh-lực. Không có nó, con người sẽ chết, cái xác sẽ rã ra các nguyên tử.
Bởi nó giống xác-thịt và làm bằng chất tinh-khí (dĩ-thái: éther), nên người ta gọi nó là double éthérique. Nó bao trùm hết các tạng-phủ của xác-thịt từ trong tới ngoài, nghĩa là mặt, mủi, tay, chơn, tim, phổi, ruột, gan con người đều có cái Phách. Nó ló ra khỏi ngoài da lối 6 ly, song nó chiếu những lằn sanh lực ra khỏi mình lối 1 tấc ngoài. Những lằn sanh-lực nầy làm ra hào-quang cái Phách (aura éthérique) hay là hào-quang của sự khương-kiện (aura de santé).
MÀU SẮC
Cái phách màu xám tím (violet gris) hay là màu xám xanh (bleu gris) lợt, hơi chói sáng. Nó tùy theo xác thịt mà biến đổi thể-chất. Nếu xác-thịt tinh-tấn, nhẹ-nhàng thì nó cũng tinh-tấn nhẹ-nhàng, còn xác thị ô trược, nặng-nề thì nó cũng hóa ra ô trược nặng-nề vậy.
PHẬN-SỰ CỦA CÁI PHÁCH
Cái phách có hai phận sự:
Một là: Đem sanh-lực phân phát khắp thân-thể .
Hai là: Làm một cái cầu ở chính giữa cái xác và cái vía; nó truyền qua cái vía những sự tiếp-xúc của giác-quan xác-thịt và đem xuống cái óc xác-thịt và bộ thần-kinh mạng-lịnh của tâm-hồn và sự hiểu biết của mấy cảnh trên.
NHỮNG TRUNG-TÂM-LỰC CỦA CÁI PHÁCH
Trong cái Phách có những trung-tâm-lực, tiếng Phạn gọi là Luân-xa (Chakra) nghĩa là bánh xe hay là cái dĩa quay tròn. Những Luân-xa ở trên mặt cái Phách, ngoài xác-thịt lối 6 ly. Khi chúng nó chưa mở thì chúng nó hơi sáng sáng, chừng mở ra rồi, chúng nó chói sáng như những mặt trời nhỏ, bề kinh-tâm (bề kính) từ 5 phân tới một tấc rưỡi.
PHẬN SỰ CỦA LUÂN-XA
Luân-xa có hai phận-sự đặc-biệt: Một là rút sanh-lực rồi phân-phát nó, trước hết khắp cái phách, rồi từ đó qua xác-thịt đặng dưỡng sự sinh-tồn của các cơ-thể. Hai là: khi mở ra rồi đem cho tâm phàm biết cái tánh của Luân-xa cái Vía chiếu đối với nó.
SỐ LUÂN-XA
Có 10 Luân-xa ở gần mấy chổ sau nầy của xác-thịt
1* Luân-xa thứ nhứt ở tại xương mông, giống như bông sen có 4 cánh.
2* Luân-xa thứ nhì ở tại trái thăng (rate), giống như bông sen có 6 cánh.
3* Luân-xa thứ ba ở tại rún, giống như bông sen có 10 cánh.
4* Luân-xa thứ tư ở tại trái tim, giống như bông sen có 12 cánh.
5* Luân-xa thứ năm ở tại yết-hầu, giống như bông sen có 16 cánh.
6* Luân-xa thứ sáu ở chính giữa hai chơn mày, giống như bông sen có 96 cánh.
7* Luân-xa thứ bảy ở đỉnh đầu, giống như bông sen có 972 cánh.
8* 9* 10* Luân-xa thứ tám, thứ chín và thứ mười ở tại bộ phận sanh-dục, bên chánh-đạo không dùng tới.
Xin xem tấm bản dưới đây dễ nhớ hơn.
Muốn mở các Luân-xa phải dùng luồngg hỏa-xà xin xem tới sẽ rõ
BA THẦN-LỰC CỦA NGÔI MẶT TRỜI
Mặt trời rải xuống 7 cỏi, từ cõi Thái-Cực hay là Tối-Đại Niết-Bàn cho tới cõi Trần, nhiều thần-lực, trong số đó có 3 thần-lực mà người học đạo hiểu rành là:
1* Fo-ha hay là điễn-khí (Fohat ou électricité).
2* Pra-na hay là sanh-lực (Prâna ou vitalité).
3* Luồngg hỏa xa (koundalini ou feu-serpent).
FO-HA
Fo-hat hay là điễn-khí có thể đổi ra từ-điễn (Magnétisme), ánh sáng, nhiệt-lực, tiếng-tăm và vận-động, vân vân...
Bỡi Fo-ha là một cách rung-động, nó rung-động chậm thì thành ra tiếng-tăm, rung-động mau nữa thì ra điễn-khí, vân vân…
Người ta có thí-nghiệm về những rung-động như sau đây.
SỰ THÍ-NGHIỆM VỀ NHỮNG CÁCH RUNG-ĐỘNG
Thí dụ có một vật kia, như 1 cái bánh xe, 1 con vụ hay là 1 cái ống quay tròn, ban đầu quây chậm, mình thấy nó dễ dàng và mình không nghe tiếng chi hết. Nó khởi sự quây mau, trước ít, sau nhiều, thì mình nghe có tiếng, ban đầu nhỏ sau to. Quây mau quá thì nghe có tiếng chát chúa rồi bổng chút dứt ngang, im lìm không còn nghe tiếng chi cả, vì những sự rung-động mau cho đến đỗi lổ tai con người không còn ghi được nữa.
Trong lúc đó người ta nghe hơi nóng, rồi trong giây lát, người ta thấy vật quây đó đỏ sậm. Nếu nó quây mau hơn nữa, thì màu đỏ sậm trở nên màu đỏ lòm, chói sáng ngời. Cứ quây mau thêm mãi, màu đỏ sẽ hóa ra màu lá cam, màu lá cam trở nên màu vàng. Rồi thì hiện ra màu lục, màu chàm, và sau rốt màu tím.
Màu tím biến mất, những lằn sáng mà con mắt người ta không thấy được, chiếu ra . Mấy lằn nầy dùng trong khoa nhíp-ảnh (Photographic). Rồi thì những quang-tuyến sanh ra, vân vân…
Nếu quây mau hơn nữa thì vật đó sẽ rã ra các nguyên-tử, các nguyên-tử sẽ hóa ra những hột điễn dương và những hột điễn âm rồi sau rốt trở lại những bọt Hổn-ngươn nhứt-khí (bulles de Koilon) như củ.
Xin xem tấm bản rung-động sau đây:
Xem những số trong mấy hàng nầy thì biết trong mỗi giây đồng-hồ có mấy lần rung-động.
TABLEAU DES VIBRATIONS
Le pendulle à seconde
Degré 1. Chổ khởi điểm 2. Vibrations par seconde (2 lần rung-
(bực) động trong 1 giây đồng-hồ)
2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4
3. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
4. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
5. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32
6. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
7. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 128
8. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 256
9. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 512
10. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1024
15. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32 768 (2)
20. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 046 576
25. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 554 432
30. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 073 741 824
35. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34 359 738 368 (3)
40. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 099 511 627 776
45. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35 184 372 088 832 (4)
50. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 125 899 903 812 624 (5)
55. . . . . . . . . . . . . . . . . . 33 028 797 018 933 938
56. . . . . . . . . . . . . . . . . . 72 057 594 037 927 936
57. . . . . . . . . . . . . . . . . 144 115 188 075 865 872
58. . . . . . . . . . . . . . . . . 288 230 376 151 711 744
59. . . . . . . . . . . . . . . . . 576 460 752 303 423 488 (6)
60. . . . . . . . . . . . . . . . 1 152 921 504 606 846 976
61. . . . . . . . . . . . . . . . 2 305 843 009 213 693 952
62. . . . . . . . . . . . . . . . 4 611 686 018 427 387 994
63. . . . . . . . . . . . . . . . 9 223 372 036 854 775 808
(1) Le son commence pour l’oreille humaine (lổ tai khởi sự nghe tiếng)
(2) Le son finit pour l’oreille humaine et les ondes électriques commencent. (Lổ tai hết nghe nữađược. Lằn sóng điện khởi sự).
(3) Les ondes électriques finissent (Lằn sóng điện dứt).
(4) Les ondes lumineures commencent pour l’oeil humaine. (Con mắt khởi sự thấy ánh sáng).
(5) Les ondes lumineuses finissent pour l’oeil humaine (Con mắt hết thấy ánh sáng).
(6) Les rayons X commencent (Quang tuyến X khởi sự sanh ra).
SỰ BIẾN ĐỔI CỦA ĐIỂN-KHÍ
Nếu cho điễn-khí chạy qua sợi dây nhỏ xíu, bằng loại kim-khí thì nó làm ra ánh sáng như bóng đèn điện của mình thấy đó.
Nếu nó chạy qua một dây lớn thì nó làm ra hơi nóng. Ai có dùng bàn ủi điễn (bàn ủi điện) hay là bình nấu nước bằng điễn-khí (bằng điện) thì thấy sự công dụng hơi nóng của điễn. Còn như cho luồngg điễn vô một miếng sắt cong hình bán nguyệt, như miếng sắt đóng móng ngựa, thì miếng sắt nầy sẽ rút sắt (hút sắt) như đá nam-châm.
SANH-LỰC (PRANA)
Sanh-lực do mặt trời rãi xuống, Cõi Trần, cõi Trung-giái, cõi Thượng-giái, vân vân…đều có sanh-lực. Ở cỏi trần, có sanh-lực vạn vật mới sống, không có nó vạn vật đều chết. Nhờ nó mới có sự cảm động và các tế-bào mới hiệp lại làm một khối duy nhứt, để giúp ích cho con người. Một khi nó lìa xác-thịt rồi, các tế-bào đều rã ra. Nó vô mình con người vừa đủ thì con người khỏe mạnh, nhiều một chút thì thân thể tráng kiện, dư quá con người phải đau, phải chết, mà ít quá con người sẽ yếu đuối, thiếu nó con người phải bỏ mình.
Sanh-lực khác hơn sự nóng hay là ánh sáng mặt trời mà đường nó tùng quyền ánh sáng mặt trời. Bữa nào, trời nắng gắt thì sanh-lực tuôn xuống rất nhiều, còn lúc nào trời u ám, sanh-lực bị ngưng lại hoặc xuống ít lắm. Loài kim-thạch nhờ sanh-lực mới sống và mới lớn. Ta hãy xem những cục đá lớn trên núi, chúng nó có những đường gân do đó sanh-lực vô nuôi chúng nó. Nếu chặt đứt mấy đường gân nầy, chúng nó sẽ chết, không còn lớn nữa.
Loài thảo mộc rút sanh-lực rất nhiều nhưng dường như tiêu-hóa một phần rất ít. Những cây đại thọ thường thải ra những nguyên-tử màu hường, những nguyên-tử nầy rất cần ích cho các tế-bào của xác-thịt con người. Tỷ như cây tòng, cây thông, cây dầu gió, (eucalyptus). Những người đau yếu sanh ra tánh nóng-nảy, quạo-quọ lại ở gần mấy thứ cây nầy một ít lâu thì khỏe mạnh và vui-vẻ như thường. Ấy tại tế-bào và bộ thần-kinh của họ nhờ những đồ ăn nuôi dưỡng chúng nó, đồ ăn đó là những nguyên-tử chứa sanh-lực màu hường.
Về phần con người, muốn hiểu rỏ sanh-lực vô mình cách nào thì trước hết phải biết trung-tâm-lực của cái Phách và sự sanh-hóa những sanh-khí-cầu. Vấn-đề trung-tâm-lực của cái Phách tôi đã nói sơ lược rồi bây giờ xin giải về sanh-khí-cầu.
SANH-KHÍ-CẦU
(Globules de vitalité)
Sớm mai hay là trưa, lúc nào nắng gắt, ta đứng day lưng phía mặt trời, dòm lên trên không; ta sẽ thấy những đốm trắng xẹt lên, xẹt xuống, xẹt qua, xẹt lại, ấy là những sanh-khí-cầu.
SỰ SANH-HÓA NHỮNG SANH-KHÍ-CẦU
Sanh-lực vô trung-tâm của những nguyên-tử của không-khí, tức thì mỗi nguyên-tử nầy rút 6 nguyên-tử khác rồi truyền sanh-lực qua, 7 hột nguyên-tử nầy hiệp lại làm 1 hột sanh-khí-cầu (xin xem hình số I và số II).
SANH-LỰC CÓ 7 THỨ VÀ 7 MÀU
Sanh-lực có 7 thứ và 7 màu khác nhau: Tím, xanh lục, vàng, lá cam, đỏ sậm và đỏ hường.
Nguyên-tử đầu tiên màu đỏ hường, chính là nó rút 6 nguyên-tử khác đặng làm ra sanh-khí-cầu.
SANH-LỰC VÔ MÌNH CÁCH NÀO?
Sanh-lực vô mình ba cách:
Một là: Theo hơi thở chạy khắp châu-thân (xác-thịt)
Hai là: Theo trung-tâm-lực tại trái thăng.
Ba là: Theo đồ ăn và thuốc men.
I.—Theo hơi thở.--- Mục đích chánh của sự hô-hấp là thâu dưỡng-khí. Dưỡng-khí vô phổi thì đổi máu đen ra máu đỏ, còn đạm-khí đi chung với thân-khí thì theo hơi thở ra ngoài. Những yếu-tố chánh của dưỡng-khí là sanh-khí-cầu. Tới phổi rồi sanh-khí-cầu lìa dưỡng-khí nhập với những chất khác đặng làm ra máu huyết chạy khắp châu-thân, nhờ đó nhiệt lực đầy đủ.
II. ---Theo trung-tâm-lực tại trái thăng vô cái Phách.
Trung-tâm-lực tại trái thăng có phận sự tối cần là rút những sanh-khí-cầu rồi chia chúng nó ra 7 hột nguyên-tử.
Trừ ra hột nguyên-tử màu đỏ hường ở lại với Luân-xa lá-lách, còn 6 hột nguyên-tử kia theo 6 cánh của Luân-xa dẩn đi phân phát cho mấy Luân-xa kia hay là chổ nào của phần xác cần dùng.
(Xin xem hình số III sau đây để hiểu hơn)
Tuy có 7 thứ sanh-lực mà hình chỉ có 5 luồng là tại khi ra khỏi trái thăng, sanh-lực màu xanh, sanh-lực màu tím nhập lại làm một, sanh-lực màu đỏ cam và sanh lực màu đỏ xậm nhập lại làm một.
Tấm bảng dưới đây chỉ rõ màu sắc của 5 luồng sanh-lực và chổ chúng nó đi tới.
Luồng sanh-lực.
III. Theo sanh-lực và đồ ăn.
Loài thảo mộc tiêu hóa sanh-lực ít hơn thú vật cho nên trong thảo mộc luôn luôn có sanh-lực dư dùng.
Vì thế đồ ăn gốc ở thảo mộc thường bổ dưỡng hơn thịt cá dẫu rằng mấy món sau nầy rất ngon miệng.
Mấy cây thuốc chứa rất nhiều sanh-lực hơn các loài cây khác, cho nên từ ngàn xưa người ta đã biết dùng cây cỏ đặng trị bịnh. Bịnh nào có cây thuốc nấy. Ngày nay, nếu có những bịnh mà ta trị không được là tại học lực của ta còn thấp thỏi, ta không chế được Linh-đơn như những vị đã đắc-đạo.
Trong rừng bên Thiên-Trước và Hi-Mả-Lạp-Sơn có những cây gọi là cây Trường-thọ. Ăn trái của nó thì máu huyết hóa ra trong sạch. Loài tượng, có con ăn thường những trái nầy cho nên sống trên năm, sáu trăm năm. Thuốc Trường-sanh vẫn có, nhưng phải xứng đáng mới học được.
PHẬN SỰ CỦA CÁC THỨ SANH-LỰC
Nhưng tôi tưởng phải giải thêm phận-sự của các sanh-lực nữa, các bạn mới hiểu rành.
(Xin xem thêm hình số IV).
1…Sanh-lực màu tím xanh
Sanh-lực màu tím xanh chạy tới yết-hầu rồi chia ra: Màu xanh đổi làm 2 màu: Xanh dợt và xanh đậm. Xanh dợt ở lại yết-hầu và làm thêm sức cho nó, còn xanh đậm và tím đi luồn lên óc.
Sanh-lực màu xanh đậm nuôi dưỡng những phần ở giữa và ở dưới cái óc. Còn màu tím nuôi những phần trên của cái óc, rải rác theo 960 cánh của Luân-xa tại Nê-hườn-cung.
2…Sanh-lực màu vàng.
Sanh-lực màu vàng, chạy vô trái tim, thêm sức cho trái tim, làm cho nó mạnh và nhảy điều hòa. Nó còn theo máu chảy khắp châu-thân rồi lên óc dưỡng 12 cánh ở trong Luân-xa tại Nê-hườn-cung. Nó giúp cái óc thâu thái được những triết-học cao siêu và siêu-hình. Những người ngu-muội khờ-khạo quá thì sanh-lực màu vàng và màu tím xanh bị ngăn gần hết, không lên đỉnh đầu được.
Những tư-tưỡng và tình cảm cao siêu thuộc về đạo đức thì dường như tùy theo sanh-lực màu tím.
3…Sanh-lực màu lục
Sanh-lực màu lục chạy vô cái rún, dưỡng bộ tiêu-hoá, (bao-tử, ruột gan) và thận. Nói là cái rún chớ kỳ thật nó gôm tại Plexus solaire (nó gom lại ở Plexus solaire). (Tôi không biết dịch ra sao, chẳng biết có phải Tàu dịch là đơn-điền không)
4…Sanh-lực màu hường
Sanh-lực màu hường chạy theo mấy đường gân đi khấp châu-thân. Nếu nó vô vừa đủ thì tốt, còn vô ít, bộ thần-kinh cảm-động lắm và đụng tới mình một chút, hay nghe một tiếng nặng, một tiếng lớn, thì nó làm cho con người khó chịu, nổi nóng, nổi giận liền. Nhưng trong mình người nào sanh-lực dư dùng thì va có thể đem phần dư đó chia sớt cho kẻ khác yếu đuối hơn va được.
Mà hãy coi chừng, có người xác-thịt giống như đỉa đói, hễ ai ngồi gần họ thì họ rút sanh-lực qua nuôi mình họ.
Bỡ vậy nếu mình ngồi gần ai chưa được bao lâu thấy trong mình có vẻ mệt-nhọc khó chịu thì lập tức dan ra đi.
Ngồi gần mà làm sao họ rút sanh-lực của mình được? Ấy là tại sanh-lực vô cái vía, qua cái phách rồi mới vô xác-thịt.
Cái vía của mình ló ra ngoài lối 3,4 tấc, 2 người ngồi gần nhau thì 2 cái vía pha lẫn nhau rồi.
5…Sanh-lực màu đỏ vỏ cam
Thứ sanh-lực màu đỏ võ cam và đỏ bầm và cũng có màu tím sậm nữa, chạy lại chổ Luân-xa ở xương mông, vô nuôi bộ sanh-dục và thêm sức nóng cho máu huyết. Người nào tuyệt dục thì sanh-lực màu đỏ vỏ cam và màu đỏ bầm không nuôi bộ sanh dục nữa, nó chạy lên óc. Màu vỏ cam đổi ra màu vàng ròng thêm sức cho trí-năng, màu đỏ bầm đổi ra màu đỏ sậm giúp cho tình yêu thương trong sạch, không còn xen tánh ích kỷ vô nửa. Màu tìm sậm trở nên màu tím dợt và nuôi phần thiêng-liêng con người.
MẤY HỘT SANH-KHÍ-CẦU NUÔI MÌNH RỒI ĐI ĐÂU?
Sau khi cái Phách rút hết sanh-lực rồi thì các hột sanh-khí-cầu trở lại nguyên-tử như khi trước. Chúng nó sẽ ra khỏi mình, theo hơi thở, mấy lổ chơn lông, trên đỉnh đầu và đường đại tiện, tiểu tiện. Cũng có hột để dành làm cái Phách, vì chất tinh-khí làm cái Phách thay đổi luôn luôn.
(Xin xem hình số V dễ hiểu hơn)
SỰ TIÊU-HÓA SANH-LỰC HAY LÀ:
SỰ HỮU ÍCH CỦA GIẤC NGỦ
Sanh-lực là một thứ đồ ăn, cũng như cá, thịt, rau, trái. Nó vô mình rồi cần phải tiêu-hóa mới nuôi mình được. Trong lúc mình thức bộ thần kinh làm việc mãi; xác-thịt phải chờ khi con người ngủ rồi trong mình yên lặng, nó mới lấy sanh-lực bồi bổ sức nó đã mất.
Từ 6 giờ chiều tới 12 giờ khuya, sanh-lực của mặt trời để lại giảm lần. Vì vậy nên ngủ hồi 9, 10 giờ đặng để xác-thịt làm việc tốt hơn là đi chơi tới một, hai giờ mới đi ngủ. Ngủ mê chừng nào xác-thịt dễ làm tiêu-hóa sanh-lực chừng nấy. Nằm thao thức một đêm sáng ra dòm thấy gương mặt đã mất vẻ tươi tắn rồi, vì nó thiếu thần-lực. Thức vài đêm như vậy thấy ốm. Vấn đề mập ốm cũng phiền phức lắm.
Ở trong mình máu huyết xương thịt cũng bao nhiêu đó chớ không mất đi đâu mà tại sao ốm? Ấy chẳng qua là sanh-lực không tiêu-hóa được. Vì vậy con người nên trọng giấc ngủ và lựa thức ăn. Nhưng trong mọi việc, lấy bực trung, không nên thái quá và cũng không nên bất cập.
SỰ ÍCH-LỢI CỦA HÀO-QUANG CÁI PHÁCH
Hào-quang cái Phách có ích-lợi lắm. Nó phò-hộ con người không cho những vi trùng ở ngoài nhập vô mình. Khi con người khỏe mạnh, những lằn nầy ở trong mình dọi thẳng ra (Xem hình VI). Còn lúc con người mệt nhọc hay phí sức quá lẽ, hoặc bị thương tích, bịnh hoạn thì mấy lằn dọi xuống đất (xem hình số VII). Chừng nào bịnh mạnh chúng nó dọi thẳng lại như cũ. Ngày nào mình lại không nuốt những vi-trùng lao, vi-trùng dịch, những vi-trùng ban-cua lưởi-trắng, song nhờ sức lực mình mạnh mẽ, chúng nó không làm chi được. Chừng mình yếu chúng nó mới hại mình dễ dàng.
Quí Ngài muốn rõ nữa xin xem cuốn “Le Curé D’Ars” par Henri Chéon, Editeur Camille Flammarion và “Vie du Saint Curé D’Ars” Bureau des Annales de la Sainteté.
NHỮNG ĐIỀU CÓ ẢNH-HƯỞNG TỚI CÁI PHÁCH
Cái Phách tuy là mình không thấy được, song nó làm bằng chất-khí ở cỡi trần cho nên nóng, lạnh, gió, lửa, rượu, thuốc mê, khí độc đều có ảnh-hưởng tới nó. Khi nó bị thuốc mê, thì nó xuất ra ngoài đem luôn và bao bọc cái vía. Trong lúc đó sanh-lực vô mình không đủ sức cho nên con người yếu đuối chẳng còn biết đau đớn chi cả, nhờ vậy mới mổ xẻ được.
Trong cuốn CÁI VÍA, tôi có đem những cách thí-nghiệm chứng chắc rằng : sự đau đớn ở trong cái vía chớ không phải ở trong xác-thịt.
Chừng dã thuốc mê nó nhập vô xác như củ.
Thí dụ có một người bị tai nạn, quan Thầy cưa tay, cái phách ở cánh tay đi đâu?. Cánh tay tuy mất song cái phách bao cánh tay cũng còn ở đó. Vì vậy cho nên có nhiều bịnh nhơn lúc trời lạnh than đau ở chổ cánh tay bị cưa. Ấy là tại cái Phách bị lạnh nên truyền sự đau đớn qua xác-thịt.
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved