NĂM PHÚT DÀNH CHO CÁC HỌC SINH THÂN YÊU CỦA TÔI
Để trang wordpress này nhẹ nhàng hơn và có ích hơn cho những học sinh của tôi, tôi xin đưa vào đây vài đoạn trích liên quan đến những lời khuyên cho việc chọn nghề nghiệp, vấn đề mà các học sinh của tôi hiện nay đang rất quan tâm.
HY VỌNG CÁC EM CHỌN ĐÚNG ĐƯỢC NGHỀ, TỰ TIN ĐỂ ĐỒNG HÀNH, VÀ ĐỦ NĂNG LỰC ĐỂ ĐẠT THÀNH CÔNG VỚI NÓ.
Giới trẻ: “Phải biết mình đứng ở đâu”
Tại buổi giao lưu, các câu hỏi được đưa ra nhiều nhưng căn cứ vào tần số xuất hiện, có thể thấy mâu thuẫn giữa năng lực với sở thích của giới trẻ là vấn đề đang rất được quan tâm.
Bạn Diệu Ngọc, đến từ Hà Nội đưa ra câu hỏi: “Đứng trước việc lựa chọn một nghề nghiệp, giới trẻ có rất nhiều sở thích, có rất nhiều ước mơ, mong mỏi nhưng khả năng của họ chỉ có hạn. Lời khuyên nào cho họ?”.
Ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp trả lời: “Điều quan trọng nhất, khó khăn nhất của giới trẻ là phải biết mình đang đứng ở đâu. Nghĩa là phải biết năng lực của mình có những gì.
Không chỉ nói riêng năng lực trí tuệ, giới trẻ cần tính tới năng lực kinh tế, năng lực sức khoẻ… Bởi có một thực tế là nhiều gia đình, dù con đã đỗ ĐH nhưng vẫn không thể cho con theo học vì không đáp ứng được các nhu cầu học tập, sinh sống. Do đó, để tránh được những rủi ro của việc “nhầm đường”, các em phải tự khám phá bản thân mình”.
Trên một phương diện khác, Tiến sĩ Trịnh Hoà Bình đến từ Viện Xã Hội Học khẳng định: “Mong muốn của giới trẻ không phải bao giờ cũng cân bằng với năng lực. Do đó, các bạn trẻ cần phải xem xét kĩ lưỡng, cân bằng giữa hai bên để có thể chọn cho mình một hướng đi phù hợp nhất”.
Cũng trong vấn đề chọn đường, chọn nghề của bạn trẻ, trao đổi với Tiến sĩ Bình, ông cho biết: “Xu hướng chọn nghề của giới trẻ hiện nay là “Mì ăn liền”! Nghĩa là họ không tìm hiểu về nghề nghiệp, không hiểu về bản thân mình. Họ chỉ cần có một trường học để giải phóng áp lực, ra trường chỉ cần một nghề nghiệp để giải phóng nhu cầu công ăn việc làm và kiếm sống. Vô hình chung, họ đã hi sinh cả sở thích của mình mà vẫn không chọn đúng ngành nghề theo học.
Mặt khác, cũng xuất phát từ chính tâm lí “ăn xổi” nên các bạn trẻ có xu hướng bắt chước lẫn nhau. Chỉ cần nghe thấy tên một nghề, nhìn thấy cách vận hành của nó là có khi các bạn đã … thích mà không hề đếm xỉa đến việc liệu bản thân mình có độ tương thích nhất định với yêu cầu công việc hay không?”.
Liên quan đến việc “tự khám phá ra năng lực để biết mình đang đứng ở đâu”, một câu hỏi được đặt ra là: “Làm thế nào để giúp bạn trẻ tìm ra “mình là ai” thật sớm để không phải nhầm đường?”
Trả lời câu hỏi, ông Hoàng Ngọc Vinh khẳng định: “Trong nhà trường hiện đã có phần Giáo dục hướng nghiệp nhưng hiệu quả chưa cao. Bộ GD-ĐT sẽ xúc tiến mạnh hơn các chương trình hướng nghiệp, đào tạo các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp không chỉ cho học sinh mà cho tất cả những ai có nhu cầu học tập, tìm việc”.
Còn theo Tiến sĩ Trịnh Hoà Bình thì “ngay từ khi còn trong nhà trường, các em học sinh nên được phân luồng rõ ràng để có thể định hướng tốt hơn”.
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Mình nên theo đuổi công việc nào để xây dựng sự nghiệp đây?” Chắc chắn là có phải không? Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn quyết định chọn lựa một ngành nghề thích hợp. Hi vọng bốn gợi ý sau đây sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn trên con đường phát triển sự nghiệp của mình.
1. Xác định thế mạnh của bạn phù hợp với công việc bạn mơ ước
Bạn cần hết sức thực tế khi xác định công việc yêu thích của mình. Hãy tự hỏi bạn thích làm việc gì nhất. Điều quan trọng là bạn cần có thế mạnh và khả năng phù hợp với yêu cầu của công việc này. Ví dụ, nếu bạn thích gặp gỡ nhiều người và có khả năng giao tiếp tốt, bạn có thể hướng mình phát triển ở lĩnh vực quan hệ công chúng. Hoặc nếu bạn giỏi môn toán và yêu thích công việc tính toán, bạn có thể nghĩ đến nghề nghiệp trong lĩnh vực tài chính, đầu tư hay ngân hàng.
Bạn cũng nên cân nhắc những điều bạn không thích, thậm chí là ghét nhất bởi vì nhiều công việc có vẻ rất thú vị nhưng lại có một số yếu tố không phù hợp với bạn.
2. Điều gì quan trọng nhất đối với bạn?
Thu nhập cao, cơ hội phát triển nghề nghiệp, cả hai, hay còn điều gì khác nữa? Bạn nên cân nhắc kỹ việc bạn mong muốn gì ở công việc trong tương lai. Đa số nhân viên có xu hướng chọn những công việc có cơ hội phát triển nghề nghiệp bởi vì sớm hay muộn họ sẽ có thu nhập cao hơn từ những cơ hội như thế.
3. Đánh giá hướng phát triển của ngành nghề bạn muốn theo đuổi
Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ hướng đi lâu dài của ngành nghề mà bạn dự định theo đuổi. Bạn có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro nào? Trong trường hợp ngành nghề yêu thích của bạn có một tương lại khá mờ mịt trong vòng 5 – 10 năm tới (bạn có thể dựa vào những số liệu thống kê trên các phương tiện truyền thông hay dùng khả năng phán đoán của mình để xác định), bạn nên chuyển hướng sang ngành nghề khác có khả năng phát triển tốt hơn.
4. Quyết định chọn nghề
Có thể bạn có nhiều lựa chọn cho sự nghiệp trong tương lai; nhưng bạn phải xác định được công việc nào thật sự quan trọng và hấp dẫn nhất đối với bạn. Bạn nên so sánh giữa điều lợi và bất lợi của từng lựa chọn để đưa ra quyết định đúng đắn.
Có một cách đơn giản giúp bạn đấy: bạn hãy lên một danh sách liệt kê những lợi thế và những bất lợi của công việc bạn yêu thích. Khi đó bạn sẽ so sánh dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm để có được những lời khuyên hữu ích.
Hãy nhớ rằng, một quyết định trước đây không bao giờ ràng buộc bạn mãi mãi. Trong quá trình làm việc, có thể bạn sẽ mong muốn phát triển theo một hướng khác, vì thế, đừng ngại thay đổi. Luôn có những cơ hội mới đang chờ đón phía trước giúp bạn tìm hướng đi phù hợp nhất cho mình
Cần có định hướng đúng trong chọn nghề, lập nghiệp
Theo báo cáo khoa học của Viện Nghiên cứu Giáo dục thì hơn 80% giới trẻ ở Việt Namcó ước mơ nghề nghiệp, nhưng không đủ tự tin nên họ chẳng dám quyết tâm theo đuổi để lập nghiệp.
Báo cáo ấy còn cho biết hơn 83% học sinh sinh viên (HSSV) cho biết dự định tương lai của mình chỉ là học giỏi những môn phải thi, cốt để lo trúng tuyển (Chấm hết!).
Hơn 72% HSSV cảm thấy khó khăn và rất lúng túng trong các kỹ năng mềm, như giao tiếp ứng xử, suy nghĩ tập trung, làm việc hợp tác…
Hơn 75% HSSV sau tốt nghiệp vẫn chưa đủ tự tin để dấn thân lập nghiệp, mà chỉ mong “học nữa học mãi” để có bằng cấp cao hơn nữa…
Một thực trạng rất đáng quan tâm là nhà trường chưa giúp được gì đáng kể cho việc định hướng lập nghiệp của HSSV. Kết quả điều tra cho thấy có hơn 75% giáo viên không quan tâm đến giáo dục hướng nghiệp và chẳng có tác dụng gì trong việc định hướng tương lai cho HSSV.
Tại Hội thảo khoa học “Nhận thức và thái độ của HCSV về định hướng tương lai” được tổ chức tại Hà Nội vừa qua, các đại biểu đã nêu ra rất nhiều bất cập giữa nội dung, phương pháp, tổ chức giáo dục so với mục tiêu đào tạo; giữa mục tiêu đào tạo trước mắt với mục đích giáo dục lâu dài (định hướng tương lai)… Cũng có rất nhiều lỗ hổng trong chất lượng và hiệu quả đào tạo, như tính nhân bản, tính hướng nghiệp…
Thực trạng tình hình giáo dục cho thấy những điều đáng lo lắng về sự bất cập trong chương trình, nội dung cũng như phương pháp dạy và học vừa trì trệ, vừa hẫng hụt vừa lệch hướng… Một trong những lệch hướng và bất cập nghiêm trọng nhất là đã biến việc dạy và học trong nhà trường thành “lò thi đấu” giữa các sĩ tử chạy theo khoa bảng và đuổi theo bằng cấp. Đến nỗi thầy giáo chỉ biết “dạy chữ” mà không quan tâm giáo dục hướng nghiệp; học trò chỉ biết luyện thi mà không có chí lập nghiệp và lập thân. Và nhất là, vì không được quan tâm rèn giũa các kỹ năng mềm (giao tiếp, ứng xử, tự học, hợp tác, dấn thân, chuyên tâm…), nên khi vào đời lập nghiệp họ chỉ biết ngơ ngác như gà công nghiệp!
Vấn đề được đặt ra và thu hút được nhiều ý kiến đóng tích cực trong Hội thảo với chủ đề: Giải pháp nào cho việc hỗ trợ HSSV khi họ muốn định hướng tương lai?
Có rất nhiều giải pháp được nêu ra. Trong đó có một giải pháp xuyên suốt, đó là TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP. Bước đầu của tư vấn hướng nghiệp là giúp họ giải tỏa được những băn khoăn trong nhận thức và thái độ khi chọn nghề, lập nghiệp và định hướng tương lai. Nội dung sau đây là một ví dụ.
Nhiều học sinh đã đến gặp nhà tư vấn để hỏi rằng, có một thực tế rất đời, rất thật, khá phổ biến, khiến nhiều HSSV (ngay cả những người học giỏi nhất) cũng phải băn khoăn:
- Có nhiều người học rất giỏi, nhưng lúc ra trường lại làm một nghề rất dở ! Trong khi có người không giỏi mà vào đời lại kiếm được một nghề hay, ngon lành, chẳng tốn công sức, có đời sống khá giả và được trọng vọng!
- Có người ước mơ hoài mà không chọn được nghề và làm được việc mình thích ! Trái lại, có không ít người chẳng mất công mơ ước, không có hoài bão chi, lại nghèo đức kém tài, vậy mà gặp may có “ô dù” như “diều gặp gió” mà vút lên!
Vậy là sao, cần gì phải hướng nghiệp hay định hướng tương lai? Định hướng trước, có khi thừa. Không định hướng, lại nhiều khi “được”, còn được to và “ngon” hơn người đã nhọc công mơ với ước!
Đang học hay đã ra trường, ai cũng có lúc băn khoăn và lúng túng khi nghĩ đến việc chọn nghề, lập nghiệp và định hướng tương lai.
Định hướng tương lai phải đi kèm với mơ ước nghề nghiệp. Không phải vì nghề “dở” mà chủ yếu do mình chưa hiểu rõ những giá trị cao của nghề đó. Ngoài ra còn là, và chủ yếu là, do ta chưa có điều kiện để hiểu thật thấu đáo về những đặc điểm cá nhân của mình, xem có phù hợp (hay không phù hợp) với nghề định chọn (dù dở hoặc hay).
Quan niệm hay hoặc dở trong nghề nhiều lúc rất cảm tính. Có nhiều người đã vươn xa và rất thành đạt từ những nghề bị cho là dở (như nghề làm bếp, nghề hầu bàn, nghề mua ve chai, nghề giúp việc nhà… ). Lại có nhiều người khác làm nghề tưởng “oai” nhưng thực sự không phù hợp với tư chất của mình, nên cuối cùng phải “bye bye”, chuyển sang nghề khác, có khi chẳng “oách” tý nào!
Đã có không ít bạn trẻ nhầm lẫn rằng, chỉ cần có thích thú và nhắm vào nghề theo sở thích là chọn đúng nghề hay. Học và làm nghề gì cũng cần có sự ham thích. Điều đó không sai, nhưng thích thú chưa phải là điều kiện chính, càng không phải là điều kiện đủ. Trong khi, thực tế hướng nghiệp cho thấy có những điều kiện rất cần phải có được, trước khi nói đến chuyện thích hay không. Thích nghề nào là một chuyện, còn học được, và nhất là làm được nghề đó hay không, lại là chuyện khác.
Vậy, muốn chọn đúng nghề, đâu là những điều kiện cần có trước ? Đó là một loạt những tố chất sau đây : tính cách, năng lực, sở trường, năng khiếu, thái độ, sức khỏe của bạn có phù hợp với nghề định chọn hay không. Tất cả những điều kiện cần và đủ đó đều thuộc về các đặc điểm tâm-sinh-lý cá nhân mà chỉ qua trắc nghiệm khách quan (bằng công cụ test khoa học) mới hy vọng giúp bạn tự hiểu chính xác về mình.
Các nhà tư vấn hướng nghiệp có chuyên môn đều lưu ý học sinh rằng, trước khi đặt bút đăng ký thi tuyển hay học nghề định chọn, thí sinh đừng tự mày mò “nhắm mắt đưa chân” hoặc ‘may nhờ rủi chịu” theo sở thích cảm tính hoặc theo sự lôi cuốn của bạn bè. Hãy tìm mọi cách tin cậy và khách quan để tự hiểu đúng về các tố chất cá nhân (như trên đã nói). Đó là hướng đi đúng đắn nhất để bạn có thể yên tâm dự tuyển, đăng ký lựa chọn không lầm nghề.
Nếu được qua trắc nghiệm và tư vấn hướng nghiệp tại một nơi tin cậy, bạn sẽ càng tự tin hơn khi quyết định theo đuổi một nghề. Chọn đúng nghề là nhân tố hệ trọng trong đời, quyết định tương lai. Chọn sai nghề là đi “sai nước cờ” để vào đời và lập nghiệp, làm hỏng tương lai, phải trả giá ! Nhiều người đã vì vậy mà lận đận lao đao, vừa tốn kém công sức, thời gian và tiền của, vừa bực bội chán nản, vừa mất niềm tin và nhiều khi mất cả chí khí tiến thân, vì việc không thành.
Mặt khác, chọn nghề mới chỉ là bước khởi đầu của hướng nghiệp. Còn phải dày công học nghề để giỏi nghề, từ đó nhằm đến việc khởi nghiệp và hành nghề trong những tình huống có khi gặp nhiều trắc trở. Điều này cũng cần được tư vấn về nhiều mặt, từ việc tìm nguồn vốn đến những cách vượt khó để qua nhiều cửa ải trong đời. Tất cả còn ở phía trước, nhiều thách thức đang chờ bạn. Miễn rằng, bạn đừng vội nản chí khi biết trước tiến trình vào đời bao giờ cũng như một cuộc “leo dốc” mà ai có bản lĩnh vượt lên mới là người chiến thắng.
Tất nhiên, bạn hoặc ai đó thoáng có ý nghĩ rằng, thiếu gì người chẳng cần “leo dốc”, họ chỉ nhờ cậy thế thân quen hay nhờ thời cơ “số đỏ” mà vụt lên hơn diều ! Vâng, họ “may mắn” thật, từ học hành lớt phớt đến nhân cách mờ nhạt… họ bổng dưng nắm trong tay một kho báu hoặc làm sếp một công ty kếch xù, nghĩa là họ có tất cả danh và lợi, chức và quyền. Đúng thế, họ có đủ thứ trọng đại và oai phong thật, nhưng họ thiếu một thứ rất cốt lõi trong nhân sinh. Đó là BẢN LĨNH SỐNG VÀ LÀM NGƯỜI. Thiếu cái gốc đó, họ chỉ “tiến lên” bằng cách sống dựa, khác gì loài dây leo !?
Vâng, đã là “dây leo” hay “nhân leo” thì họ leo được cao chót vót theo cây “đại thụ” thật, nhưng liệu sẽ thế nào mỗi khi đại thụ kia không còn gốc rễ ? Tiếc thay, cuộc đời của những “nhân leo” đó lại do người khác làm chủ, chứ không do chính họ làm chủ !
Bởi vậy, một bài toán như thế này (từ cuộc sống đặt ra) mà các chuyên gia hướng nghiệp thường nhắc đến : Vào đời và lập nghiệp, để thực sự làm chủ bản thân và làm chủ sự nghiệp, bạn nên lấy điểm tựa từ chính mình hay từ người khác, từ “nhất thời nhì thế”, từ “tam quyền tứ chế” hay từ phẩm chất và năng lực LÀM NGƯỜI của chính bạn ?
Đó là bài toán mà chỉ những ai biết tự trọng và tôn vinh những GIÁ TRỊ NHÂN BẢN mới chọn được đáp án chuẩn cho việc định hướng.
Mặt khác, không chỉ những người ấy chọn, mà xu thế của xã hội văn minh khi đi vào hội nhập với những tiêu chí nhân bản có giá trị khắp toàn cầu… cũng nhằm theo hướng đó.
Đó là xu thế rất sòng phẳng, công bằng và văn minh của thời đại, của thế kỷ 21. Sự sòng phẳng ấy được xác định là : “Ai biết chăm lo cải thiện nhân cách và biết dựa vào sức mình để vươn lên, người đó sẽ hy vọng đứng vững trước mọi bão tố của cuộc đời” (Jack Canfield –nhà tư vấn nổi tiếng thời @ của nước Mỹ). Hiển nhiên rằng, đời làm sao mà tránh được mọi giông bão khó lường trước!
Bởi vậy, việc chọn nghề, vào đời hay lập nghiệp… hãy luôn biết tỉnh thức, đừng mù quáng trước sự “hào phóng” từ ngoại lực mà quên đắp xây từ chính nội lực của mình. Đó là giá trị cao nhất của việc hướng nghiệp. Đó cũng là gốc rể của cuộc đời và sự nghiệp khi định hướng tương lai…
Quang DươngNhà tư vấn nghề nghiệp
Việc chọn nghề vừa phải đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội: không cần phải là nghề nghiệp cao sang nhưng nên là những nghề cần thiết (lâu dài) trong xã hội, vừa phải phù hợp với sở thích, sở trường, sức khỏe và đồng thời phải thích nghi với hoàn cảnh kinh tế của mình.
Đây là những điều cơ bản cần phải đáp ứng, một nhiệm vụ không hề dễ dàng cho các bạn trẻ, vậy ta phải tìm sự trợ giúp từ đâu?
Từ những lời khuyên chân tình: Gia đình, họ hàng và bạn bè có thể là những người giúp đỡ tuyệt vời nhất. Nhưng cũng có thể, họ sẽ là những người gây nhiều rắc rối khủng khiếp nhất cho quyết định chọn lựa nghề nghiệp của bạn. Thường là họ không có khả năng nhìn thấy tiềm năng thật sự của bạn vì bị tình cảm chủ quan chi phối. (Quan hệ càng thắm thiết, áp lực càng lớn, quyết tâm chọn lựa của bạn sẽ bị dao động càng nhiều bởi ảnh hưởng của họ).
- Nếu người khuyên bạn là người hạnh phúc và thành đạt với lĩnh vực của họ thì không có gì đảm bảo rằng bạn cũng vậy. Mỗi người có một năng lực và sở thích khác nhau, phù hợp với những công việc khác nhau. Bạn đừng nghĩ rằng nếu người thân của bạn thành công trong ngành chứng khoán chẳng hạn thì bạn cũng sẽ trở thành một người giàu có nhờ nghề chứng khoán. Bạn có thể lắng nghe lời khuyên của họ nhưng đừng áp dụng máy móc. Hãy quan tâm đến lĩnh vực mà bạn yêu thích, có khả năng chứ đừng bắt chước một cách máy móc.
- Tuy nhiên, sự góp ý của gia đình trong nhiều trường hợp lại rất chính xác vì cha mẹ là người nhiều kinh nghiệm hơn lại hiểu rõ năng lực và những yếu kém của bạn. Đặc biệt, khi đã có cơ sở hoạt động nghề tại gia đình, nhiều bạn trẻ đã “non dạ” từ chối làm việc ngay cho nhà, thích bay nhảy bên ngoài nên chọn học theo những ngành nghề hoàn toàn không liên quan đến nghề nghiệp gia đình có sẵn. Thực tế, chỉ có một số ít là thành công phát huy được năng lực, số còn lại thường phải bấp bênh tìm việc hoặc duy trì những công việc làng nhàng, khi muốn làm việc cho gia đình thì lại tiếc công đã học. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy tham dự vào công việc gia đình, sớm tìm hiểu kỹ càng nghiệp nhà trước khi chọn ngành học khác.
Bạn đừng ngại, với sự chuyên môn hóa ngày nay, dù gia đình làm nghề gì cũng đều có các ngành học liên quan để bạn học cao lên, chuyên sâu hơn. Khi đó, bạn càng có điều kiện phát huy cái học, tài năng của mình để phát triển cơ sở riêng.
Lời khuyên từ những chuyên gia: Đừng bao giờ mất tiền nghe những người hướng nghiệp thao thao bất tuyệt về những gì chỉ là lý thuyết. Khi đã có một vài lựa chọn cuối cùng hãy gõ cửa những chuyên gia tìm những lời khuyên xác đáng. Chuyên gia tư vấn nghề nghiệp hay bất cứ ai khác đều không thể khẳng định nghề nghiệp nào thì phù hợp với bạn nhất. Họ chỉ có thể đưa ra cho bạn lời khuyên, sự chỉ dẫn cơ bản nhất trong việc lựa chọn nghề nghiệp và phần nào giúp quá trình quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bạn trở nên dễ dàng hơn mà thôi. Tất cả chỉ là để tham khảo, phải phân tích một cách khoa học, loại trừ những nguồn tin nặng về ý nghĩa tiếp thị, quảng cáo, chào hàng, chính bạn mới là người quyết định.
Thực tế, tự quyết là quan trọng nhất: Bạn sẽ thu được kết quả hay hơn, điều chỉnh lại kế hoạch hướng nghiệp-chọn nghề của mình một cách sít sao hơn và thực tế hơn, đó là:
- Cố gắng làm thử nhiều công việc khác nhau. Làm càng nhiều việc, bạn càng hiểu rõ thêm công việc nào sẽ phù hợp với bạn trong thời gian lâu dài. Khi đã có kinh nghiệm từ nhiều lĩnh vực khác nhau, cách nhìn vấn đề của bạn sẽ đa dạng hơn. Tham quan thực tế các cơ sở sản xuất, không chỉ để các bạn hiểu biết đối với nghề định chọn sẽ làm trong tương lai mà còn có thể làm cho bạn hiểu rõ thêm giá trị của nghề này, hình thành sự hứng thú và tâm nguyện cống hiến cho nghề đã chọn.
- Bạn sẽ tăng thêm cơ hội lựa chọn nghề nghiệp tốt hơn khi bạn không lẳng lặng, âm thầm giải quyết một mình. Nếu bạn gặp gỡ, trao đổi với người khác, bạn có thể nói về cuộc sống của bạn, cảm xúc của bạn, băn khoăn của bạn và nghề nghiệp gì bạn muốn theo. Trong cộng đồng, bạn có thể học được từ những kinh nghiệm của người khác và nhiều quan điểm khác nhau. Vấn đề là: Làm thế nào để họ chia sẻ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức của họ, giúp bạn tìm được hướng đi đúng cho mình?
Ai là người có kinh nghiệm thích đáng để giúp bạn tìm hiểu ngành nghề muốn học?
Ai là người có năng lực giúp đỡ? Người có thể củng cố, tăng tự tin cho bạn, giúp bạn có thể tự lực, tự đánh giá mình?
Ai là người có đủ kiến thức về lĩnh vực bạn muốn học? - Đôi khi các chuyên gia (trình độ cao) lại không thích hợp, vì họ không thể nhớ hoặc nhận ra giá trị và những khó khăn của giai đoạn đầu nghề.
- Biết lắng nghe: Vì bạn nên hỏi và trao đổi vấn đề qua tiếp xúc trực tiếp.
- Chân thật và thân mật: Khiến bạn cảm thấy thoải mái và thích thú.
- Tôn trọng nhau: Vấn đề của bạn cần được trình bày trên cương vị bình đẳng.
- Thực tế: Nếu ước mơ và mục đích của bạn là hão huyền, họ sẽ giúp bạn trở lại thực tế một cách nhẹ nhàng.
- Không cao đạo: Đánh giá bạn, chia sẽ ý kiến với bạn nhưng không lên giọng khuyên bảo kiêu kỳ. Họ để bạn tự giải quyết những vấn đề của bạn, để bạn tự quyết định, không chỉ trích hay kết tội bạn về những lỗi lầm. Quan tâm giúp đỡ bạn bằng những nhiệm vụ thách thức và tặng bạn những kinh nghiệm của họ.
Một khi bạn cảm nhận được ai đó là người có thể giúp đỡ, (ví dụ: người mà bạn sẵn sàng chọn làm người chủ, người thầy của mình), hãy liên hệ ngay với họ, giải thích tại sao bạn cần sự giúp đỡ của họ và nhờ họ (nếu họ quan tâm).
Tóm lại, để tìm một người có khả năng cố vấn cho bạn, hay nói khác đi: Trước một lời khuyên, bạn hãy xem xét đó có phải là người bạn cảm thấy thoải mái bên cạnh, người có thể đưa ra những ý kiến phản hồi tích cực, đưa ra những lời phê bình xây dựng và những ý tưởng để bạn cố gắng hay không? Họ có quan tâm giúp đỡ bạn, đánh giá bạn, nhưng để bạn tự giải quyết những vấn đề của bạn, để bạn tự quyết định và có hay không chỉ trích, kết tội bạn?
3 bước giúp bạn lựa chọn nghề nghiệp tương lai
Thành công trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn nghề nghiệp của bạn hôm nay. Để có thể xác định được chính xác mình nên học ngành gì, thi trường nào không chỉ để trúng tuyển mà còn có một tương lai tốt đẹp. Bạn hãy thực hiện 3 bước sau đây:
Bước 1:Tìm hiểu ngành nghề nào phù hợp với bản thân
* Khi lựa chọn nghề nghiệp, chúng ta thường bắt đầu bằng sở thích. Vì yêu quý cô giáo chủ nhiệm dạy Văn rất tận tình quan tâm đến học sinh và dạy rất hay mà muốn trở thành giáo viên. Vì ngưỡng mộ Albert Anhxtanh mà muốn trở thành nhà khoa học. Bị quyến rũ bởi tác phẩm “Bay đêm” mà muốn thành phi công, làm bạn cùng trăng sao, vũ trụ… Những sở thích đó khiến cho sự lựa chọn của chúng ta mang màu sắc lý tưởng. Nhưng nó chỉ giúp bạn thành công trên cả con đường học vấn lẫn sự nghiệp sau này nếu sở thích đó là sở thích lâu dài, bền vững, từ năm này qua năm khác, sở thích đó phù hợp với năng lực, tính cách, điều kiện của bạn. Hãy bắt đầu bằng sở thích để lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất chứ không hẳn là ngành nghề bạn thích nhất.
Con đường đến với nghề nghiệp phù hợp nhất với mình trước tiên là con đường đi đến chỗ hiểu rõ bản thân mình.Để xác định bản thân mình phù hợp với nghề nghiệp nào, bạn có thể thực hiện một số cách sau :
* Bạn có thể sử dụng các công cụ trắc nghiệm để xác định mình phù hợp với ngành nghề nào.Bạn có thể vào website: aad.vnuhcm.edu.vn/huongnghiep và các website khác để làm các bài trắc nghiệm về sở thích nghề nghiệp. Dựa trên cơ sở năng lực, sở thích, quan điểm, nguyên tắc sống của bạn, các trắc nghiệm sẽ đưa ra những tư vấn và dự đoán về nghề nghiệp hoặc nhóm ngành nghề phù hợp với bạn. Sau khi đã xác định bản thân mình phù hợp với nghề nghiệp nào, bạn nên tìm hiểu các thông tin về ngành nghề mình lựa chọn như: mục tiêu, nội dung đào tạo, chương trình đào tạo bao gồm các môn học nào, ngành nghề đó có đặc điểm nghề nghiệp gì, những điểm nào trong nghề nghiệp này làm mình thích thú (bạn càng thích thú với nghề nghiệp mình lựa chọn thì khả năng đi đúng hướng càng cao), yêu cầu kỹ năng, phẩm chất, tính cách ra sao, học xong ra trường có thể làm gì, ở đâu, xã hội đang yêu cầu gì ở những người đang học trong ngành nghề đó (tiêu chí tuyển dụng), đánh giá xu hướng phát triển của ngành nghề, ngành nghề đó yêu cầu sức khỏe như thế nào, … Những thông tin về ngành nghề sẽ giúp bạn có thêm cơ sở để xem mình có thực sự phù hợp với ngành nghề đó hay không. Các thông tin này bạn có thể tìm kiếm phối hợp trên các website, sổ tay sinh viên của các trường, website của các công ty tuyển dụng, tư vấn nghề nghiệp, dự báo nhân lực, báo chí, các loại sách hướng nghiệp, các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp của các trường, những người làm trong nghề…
* Hãy nghĩ về 2,3 ngành nghề mà bạn cảm thấy mình thích và muốn làm nhất trong tương lai. Sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên và tìm hiểu thông tin về các ngành nghề để xem chúng có phù hợp với mình hay không. Sẽ tốt hơn nếu bạn bắt đầu nhận định của bản thân về điều bạn thực sự muốn chứ không phải dựa vào “thị trường việc làm” và nhóm nghề đang “hot”. Nếu không bạn có thể rơi vào hai sai lầm: một là, nhóm ngành nghề đang “hot” trong thị trường lao động hiện giờ sẽ không còn “hot” khi bạn ra trường vào 4 năm sau; hai là, ngành nghề đang hot chưa chắc là phù hợp với sở thích, năng lực, điều kiện của bạn. Khi yêu cầu nêu tên một số nghề nghiệp, hầu hết chúng ta không gặp vấn đề gì với nghề bác sĩ, bán hàng, phi công, tài xế, nhà văn, giáo viên và những nghề nghiệp tương tự, nhưng thường chúng ta thường không hiểu, không biết trước vô số nghề, đơn giản là vì kho từ vựng về nghề nghiệp của chúng ta không dồi dào lắm.Bạn hãy tham khảo các danh sách nghề nghiệp trong các website, sách về hướng nghiệp, các website tuyển dụng, các quảng cáo tuyển dụng trên các báo…Và có thể bạn sẽ thấy có hai hoặc 3 nghề mà bạn chưa từng nghĩ đến nhưng lại thực sự thú vị. Hãy thử xem!
* Bạn hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không.Ví dụ: làm báo tường, viết bài gửi cho các báo để xem mình có phù hợp với nghề báo không; làm thủ quĩ cho lớp để xem mình có phù hợp nghề kế toán không, tổ chức một buổi picnic hay hội trại, cuộc thi của lớp để xem xét năng lực tổ chức, lãnh đạo của mình … Từ đó bạn có được quyết định chọn nghề phù hợp.
* Bạn có thể tới các công ty, trung tâm tư vấn về tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp… nơi đó họ có đủ sách, tài liệu, kiến thức về các nghề nghiệp để tư vấn cho bạn. Hãy tham khảo ý kiến của thầy cô, người nhà, bạn bè… để đánh giá các sở thích và khả năng của mình phù hợp với ngành nghề nào.
* Hãy tham dự các buổi thuyết trình của các báo cáo viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Hãy đến thư viện, lên Internet để tìm hiểu thêm về các lĩnh vực mà mình quan tâm
* Tranh thủ nhiều nhất những điều kiện đang có để tham quan thực tế nghề nghiệp, tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân đang làm nghề. Hỏi về cách sống, cách làm việc, tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp, điều kiện phát triển, khám phá xem công việc này phù hợp với những tính cách nào. Bạn đã có gì và cần phải trang bị thêm những gì, để từ đó có những định hướng hợp lý nhất và có thể điều chỉnh khi phù hợp… nếu có điều kiện, bạn hãy sắp xếp để được cùng đồng hành với những người đang làm trong nghề một thời gian để tìm hiểu thêm nghề nghiệp là tốt nhất.
* Để đảm báo sự chắc chắn, chính xác khi chọn lựa nghề nghiệp, bạn có thể phối hợp nhiều cách mà tôi đã gợi ý. Khi tiến hành trả lời câu hỏi thứ nhất này một cách thấu đáo, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức. Thời gian dành cho quá trình này càng nhiều bao nhiêu thì sự lựa chọn của bạn sẽ chính xác bấy nhiêu. Bởi vậy, hãy bắt đầu càng sớm càng tốt để có thể có sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai của mình.
* Bạn hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn để khám phá năng lực, sở thích, tính cách bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không.Ví dụ: làm báo tường, viết bài gửi cho các báo để xem mình có phù hợp với nghề báo không; làm thủ quĩ cho lớp để xem mình có phù hợp nghề kế toán không, tổ chức một buổi picnic hay hội trại, cuộc thi của lớp để xem xét năng lực tổ chức, lãnh đạo của mình … Từ đó bạn có được quyết định chọn nghề phù hợp.
* Bạn có thể tới các công ty, trung tâm tư vấn về tâm lý, giáo dục, hướng nghiệp… nơi đó họ có đủ sách, tài liệu, kiến thức về các nghề nghiệp để tư vấn cho bạn. Hãy tham khảo ý kiến của thầy cô, người nhà, bạn bè… để đánh giá các sở thích và khả năng của mình phù hợp với ngành nghề nào.
* Hãy tham dự các buổi thuyết trình của các báo cáo viên thuộc nhiều ngành nghề khác nhau. Hãy đến thư viện, lên Internet để tìm hiểu thêm về các lĩnh vực mà mình quan tâm
* Tranh thủ nhiều nhất những điều kiện đang có để tham quan thực tế nghề nghiệp, tìm hiểu thêm thực tế nghề nghiệp qua một số cá nhân đang làm nghề. Hỏi về cách sống, cách làm việc, tìm hiểu cả môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, những khó khăn và thuận lợi trong nghề nghiệp, điều kiện phát triển, khám phá xem công việc này phù hợp với những tính cách nào. Bạn đã có gì và cần phải trang bị thêm những gì, để từ đó có những định hướng hợp lý nhất và có thể điều chỉnh khi phù hợp… nếu có điều kiện, bạn hãy sắp xếp để được cùng đồng hành với những người đang làm trong nghề một thời gian để tìm hiểu thêm nghề nghiệp là tốt nhất.
* Để đảm báo sự chắc chắn, chính xác khi chọn lựa nghề nghiệp, bạn có thể phối hợp nhiều cách mà tôi đã gợi ý. Khi tiến hành trả lời câu hỏi thứ nhất này một cách thấu đáo, bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức. Thời gian dành cho quá trình này càng nhiều bao nhiêu thì sự lựa chọn của bạn sẽ chính xác bấy nhiêu. Bởi vậy, hãy bắt đầu càng sớm càng tốt để có thể có sự lựa chọn tốt nhất cho tương lai của mình.
Bước 2: Xác định năng lực học tập
* Trả lời câu hỏi này không đơn giản như lời phê trong học bạ là Trung Bình, Khá hay Giỏi mà nó giúp bạn đánh giá được khả năng trúng tuyển vào những trường bạn đang nhắm tới. Có thể phối hợp các cách sau để xác định năng lực học tập:
- Hãy tự đánh giá sức học của mình căn cứ vào điểm học tập trên lớp, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành bạn định theo học
- Giải thử đề thi đại học ba năm gần đây và so sánh với đáp án để đánh giá sức học của mình.
- Nhờ thầy/cô, người thân, bạn bè đánh giá, nhận xét.
- Đăng ký thi thử đại học tại trường hoặc tại các trung tâm uy tín để xác định năng lực học tập.
* Trên cơ sở phối hợp các cách đó, bạn tự ước lượng và đánh giá năng lực bản thân có thể thi đại học hoặc cao đẳng được bao nhiêu điểm. Sau khi đã dự đoán được điểm thi đại học của mình, bạn hãy tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề đó ở những trường bạn muốn thi trong ba đến năm năm liên tiếp. Việc tìm hiểu như vậy sẽ giúp bạn thấy được sự biến động điểm chuẩn của ngành, trường bạn định dự thi và so sánh với sức học của mình, cho phép bạn xác định khả năng trúng tuyển của mình vào trường đó như thế nào. Lưu ý bạn rằng cùng một ngành học nhưng có thể thi đầu vào bằng nhiều khối khác nhau. Hãy chọn thi khối nào là sở trường của bạn.
- Hãy tự đánh giá sức học của mình căn cứ vào điểm học tập trên lớp, nhất là các môn thi tuyển sinh đầu vào của ngành bạn định theo học
- Giải thử đề thi đại học ba năm gần đây và so sánh với đáp án để đánh giá sức học của mình.
- Nhờ thầy/cô, người thân, bạn bè đánh giá, nhận xét.
- Đăng ký thi thử đại học tại trường hoặc tại các trung tâm uy tín để xác định năng lực học tập.
* Trên cơ sở phối hợp các cách đó, bạn tự ước lượng và đánh giá năng lực bản thân có thể thi đại học hoặc cao đẳng được bao nhiêu điểm. Sau khi đã dự đoán được điểm thi đại học của mình, bạn hãy tìm hiểu điểm trúng tuyển của ngành nghề đó ở những trường bạn muốn thi trong ba đến năm năm liên tiếp. Việc tìm hiểu như vậy sẽ giúp bạn thấy được sự biến động điểm chuẩn của ngành, trường bạn định dự thi và so sánh với sức học của mình, cho phép bạn xác định khả năng trúng tuyển của mình vào trường đó như thế nào. Lưu ý bạn rằng cùng một ngành học nhưng có thể thi đầu vào bằng nhiều khối khác nhau. Hãy chọn thi khối nào là sở trường của bạn.
Bước 3: Lựa chọn trường thi
* Khi đăng ký dự thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, rất nhiều thí sinh chỉ nghĩ đến khả năng trúng tuyển của mình. Điều này hợp lý nhưng chưa đầy đủ. Nó có thể đưa bạn vào tới giảng đường nhưng có thể không đưa bạn đi xa hơn trong sự nghiệp của mình nếu như bạn không tìm hiểu kỹ về nơi mình dự định sẽ trở thành sinh viên.
* Sau khi lựa chọn được ngành nghề và xác định được khả năng học tập của mình, bạn sẽ liệt kê được một số trường có thể dự thi và có khả năng trúng tuyển. Vậy căn cứ vào đâu để chọn ra ngôi trường phù hợp nhất? Khi chọn trường bạn cần quan tâm tới một số yếu tố sau:
- Tài chính: học phí, lệ phí, học bổng.
- Cơ sở vật chất của trường: trường có đủ điều kiện vật chất cho sinh viên theo học một cách tốt nhất hay không: phòng học (số lượng học sinh học, bàn ghế học, trang thiết bị trong phòng học như micro, projector), phòng máy tính, phòng học anh văn, thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành… Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu xem trường có mấy cơ sở, ở những nơi nào, có thuận tiện cho việc di chuyển, học hành hay không, trường có ký túc xá không. Nếu có điều kiện, bạn nên sắp xếp thời gian để đi tham quan thực tế trường, không nên quá tin vào các tài liệu, thông tin quảng cáo.
-Chuẩn đào tạo đầu ra của trường đó được xác định như thế nào.
-Đội ngũ giảng viên, tiến sĩ, giáo sư cơ hữu và thỉnh giảng.
-Số lượng giáo trình của nhà trường, các công trình nghiên cứu khoa học mà trường đã thực hiện.
-Uy tín, thương hiệu, truyền thống đào tạo của nhà trường.
-Đánh giá của cựu sinh viên, sinh viên, doanh nghiệp về quá trình đào tạo, chất lượng đào tạo của nhà trường.
-Việc hỗ trợ sinh viên trong quá trình theo học tại trường (học phí, học bổng, du học, thực tập, việc làm, hoạt động phong trào sinh viên…).
* Khi đã tìm hiểu các yếu tố trên của các trường, bạn hãy so sánh để đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất. Điều này khiến bạn hiểu hơn về ngôi trường mình sẽ theo học, chủ động đón nhận nó, tránh trường hợp không biết gì về trường hoặc mộng ước quá nhiều dẫn đến tình trạng thất vọng, chán nản khi chính thức trở thành sinh viên.
* Sau khi lựa chọn được ngành nghề và xác định được khả năng học tập của mình, bạn sẽ liệt kê được một số trường có thể dự thi và có khả năng trúng tuyển. Vậy căn cứ vào đâu để chọn ra ngôi trường phù hợp nhất? Khi chọn trường bạn cần quan tâm tới một số yếu tố sau:
- Tài chính: học phí, lệ phí, học bổng.
- Cơ sở vật chất của trường: trường có đủ điều kiện vật chất cho sinh viên theo học một cách tốt nhất hay không: phòng học (số lượng học sinh học, bàn ghế học, trang thiết bị trong phòng học như micro, projector), phòng máy tính, phòng học anh văn, thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành… Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu xem trường có mấy cơ sở, ở những nơi nào, có thuận tiện cho việc di chuyển, học hành hay không, trường có ký túc xá không. Nếu có điều kiện, bạn nên sắp xếp thời gian để đi tham quan thực tế trường, không nên quá tin vào các tài liệu, thông tin quảng cáo.
-Chuẩn đào tạo đầu ra của trường đó được xác định như thế nào.
-Đội ngũ giảng viên, tiến sĩ, giáo sư cơ hữu và thỉnh giảng.
-Số lượng giáo trình của nhà trường, các công trình nghiên cứu khoa học mà trường đã thực hiện.
-Uy tín, thương hiệu, truyền thống đào tạo của nhà trường.
-Đánh giá của cựu sinh viên, sinh viên, doanh nghiệp về quá trình đào tạo, chất lượng đào tạo của nhà trường.
-Việc hỗ trợ sinh viên trong quá trình theo học tại trường (học phí, học bổng, du học, thực tập, việc làm, hoạt động phong trào sinh viên…).
* Khi đã tìm hiểu các yếu tố trên của các trường, bạn hãy so sánh để đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất. Điều này khiến bạn hiểu hơn về ngôi trường mình sẽ theo học, chủ động đón nhận nó, tránh trường hợp không biết gì về trường hoặc mộng ước quá nhiều dẫn đến tình trạng thất vọng, chán nản khi chính thức trở thành sinh viên.
ThS. Trần Minh Đức
Khoa Kinh tế, ĐHQG – HCM
Khoa Kinh tế, ĐHQG – HCM