L’automne ne va plus vite en avant, en arrière que le râteau du jardinier.
L’automne ne se précipite pas sur le coeur qui exige la branche avec son ombre.
René Char
À M.H., 11 septembre, 1966*
Có thể nói, cho đến thời điểm hiện nay đầu thế kỷ 21, chưa có triết gia hay lý thuyết gia văn chương nào đã đi xa hơn Martin Heidegger về thông diễn luận. Để đặt cơ sở cho lý thuyết văn chương (literary theory) và nhất là cho phê bình văn chương (literary criticism), người ta không thể không tìm hiểu thông diễn luận. Lý do cũng khá đơn giản: khâu căn bản của phê bình văn chương là lý/diễn giải (interpretation), và để nắm vững cơ bản của lý/diễn giải, nhà phê bình không thể không tìm đến thông diễn luận. Trong giới hạn bài này, lịch sử thông diễn luận cũng như những nhà thông diễn luận tiền phong quan trọng như Freidrich Schleimacher hay Wilhelm Dilthey không được khảo sát, cũng như thông diễn luận của Hans-Georg Gadamer sẽ được bàn tới trong một bài khác. (1)
Trong bài Một Cuộc Đối Thoại Về Ngôn Ngữ (Aus Einem Gesprach von der Sprache, 1953-1954, bản Anh ngữ của Peter D. Hertz: A Dialogue on Language) Martin Heidegger khi trả lời câu hỏi của Một Người Nhật thắc mắc về việc tại sao ông đã dùng từ thông diễn luận (hermeneutics) trong phần Dẫn Nhập của quyển Sein und Zeit/Hữu và Thời (2), Heidegger đã giải thích rằng ông đã từng dùng từ này trong một giảng khóa mùa hè năm 1923 (3) vì từ thời còn nghiên cứu thần học trước đây Heidegger đã khá quen thuộc với thông diễn luận, sau đó đã chịu ảnh hưởng của Wilhelm Dilthey khi đọc nghiên cứu của triết gia này về Schleiermacher (4). Nhưng Martin Heidegger cũng nhấn mạnh rằng “Trong Sein und Zeit, thông diễn luận không phải để chỉ một lý thuyết về nghệ thuật lý/diễn giải hay chính sự lý/diễn giải, nhưng đúng ra là một nỗ lực trước hết để định nghĩa bản chất của lý/diễn giải đặt trên nền tảng thông diễn luận.” (5) Và Heidegger cũng không quên nói đến việc trong những tác phẩm sau này của mình ông đã không còn dùng từ “thông diễn luận” nữa. Thế nhưng, đối với người quen thuộc với tác phẩm của Heidegger, không những thông diễn luận có một vị trí quan trọng rõ ràng trong giai đoạn đầu từ những năm 20 cho đến cuối những năm 30, mà ngay cả trong những tác phẩm xuất hiện sau “bước ngoặt” (the turn) giai đoạn II từ những năm 40 trở đi, tuy từ “thông diễn luận” không còn được nhắc tới nhưng điều này không có nghĩa là Heidegger đã bỏ thông diễn luận, trái lại ông đã chỉ thay đổi cách/con đường (way) tư tưởng tiếp cận những vấn đề hữu thể luận. Khi nghiên cứu thông diễn luận của Heidegger phần đông những chuyên gia về triết gia này lấy tác phẩm Sein und Zeit làm cái trục để từ đó xét ngược về những bài giảng hay tác phẩm thời trẻ, nhất là quyển G63, rồi xét xuôi đến nhưng tác phẩm sau “bước ngoặt”. Đó là một trong những cách làm cốt cho thấy Martin Heidegger tuy đã theo đuổi thông diễn luận từ rất sớm trong cuộc đời triết gia, và từ khi tác phẩm được chú ý nhiều nhất Sein und Zeit ra đời, tư tưởng thông diễn luận của tác giả đã không được chọn làm điểm nhấn nghiên cứu, hơn nữa cũng vì chính Heidegger đã không nhắc đến từ này trong những tác phẩm ở giai đoạn II như chính ông nhận xét. Nhưng nếu lấy điểm nhấn nghiên cứu là mục đích và tham vọng của Heidegger trong việc đặt cơ sở nền tảng cho Hữu thể luận thì sẽ thấy ông sử dụng thông diễn luận như nền tảng cho việc lý/diễn giải phơi mở những vấn nạn xoay quanh hữu thể. Nói cách khác, lý/diễn giải hữu thể thông qua thông diễn luận được hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này. Và vì Heidegger đã hiểu thông diễn luận theo cách riêng của ông, để phục vụ mục đích xây dựng một Hữu thể luận mới, nên những phát biểu về thông diễn luận suốt dọc lộ trình tư tưởng của Heidegger thoạt nhìn tưởng chừng tản mát, không có tính hệ thống, lại rất phức tạp, nhưng nếu xét kỹ thì thấy không vì vậy mà thiếu tính nhất quán. Một trong những lý do chính quan niệm thông diễn luận của Heidegger bị che khuất trong các công trình nghiên cứu trước những năm 70 vì khi đó Tác Phẩm Sưu Tập Gesamtaugabe GA, nhất là những bài giảng trong thập niên 20, chưa được Heidegger cho phép xuất bản như những quyển G17, G20, G21, G24, G56/57, G60, G61 và nhất là G63. Về Hiện -tượng luận của Edmund Husserl, quan niệm của Heidegger khá khác biệt với Husserl về nhiều mặt có tính phê phán, Heidegger đã triển khai và biến đổi Hiện -tượng luận của Husserl song hành với thông diễn luận và cuối cùng đi đến việc nhập hai phương pháp này thành thông diễn luận hiện-tượng-học (phenomenological hermeneutics). Martin Heidegger vừa cách tân thông diễn luận khi mở rộng phạm vi nghiên cứu, không chỉ lý/diễn giải văn bản (trước hết là Thánh Kinh như những nhà thông diễn ở thế kỷ trước như Böckh, Schleiermacher, Droysen hay coi thông diễn luận là nền tảng của khoa học nhân văn như Dilthey) mà là lý/diễn giải thể tính. Chính vì vậy Heidegger trong Phần I của G63 đã bắt đầu khảo sát khái niệm thông diễn học truyền thống lấy khởi điểm từ Plato và Aristotle. Tuy nhiên khi phải đối thoại với Descartes, Kant, Hegel, Nietszche và những triết gia Hy Lạp thời cổ đại là những triết lý quan trọng nhất trong lịch sử siêu-hình-học Tây phương cũng như khi lý/diễn giải thơ của Hölderlin, Rilke, Trakl, và Celan thì Heidegger lại quay về với thông diễn luận văn bản theo cách khá độc đáo của ông.
Ngay từ tựa đề cho những bài giàng mùa hè năm 1923 Ontologie: Hermeneutik der Faktizität (G63) Heidegger đã khẳng định Hữu thể luận là Thông diễn luận về Kiện tính (Faktizität/Facticity). Theo Heidegger định nghĩa: “Kiện tính” là chữ chúng tôi sẽ dùng để chỉ tính chất của hữu (being) của Hiện thể (Dasein) của “chúng ta” “riêng chúng ta”. Một cách chính xác hơn, chữ này có nghĩa: trong mỗi trường hợp Hiện thể “này” trong sự hiện-hữu-ở đó trong một khoảng đoạn thời gian ở một thời điểm rõ rệt (hiện tượng của “tính một lúc (awhileness)” của thời điểm nhất định, như “ở đó”, lần lữa nấn ná chốc lát, không bỏ đi nơi khác, ở-đấy-an-nhiên-trong... ở-đó-can-dự-vào… việc hiện hữu nơi đó của Hiện thể) trong chừng mực như vậy, trong tính chất của thể tính của mình, “ở đó” trong cung cách của hiện thể.” (G63, trang 5). Về danh từ thông diễn luận Heidegger chỉ rõ : “Chữ “thông diễn luận” được dùng ở đây để chỉ cách thế chung việc tham gia, tiếp cận, tiến vào, tra hỏi, và giải nghĩa kiện tính.” G63,trang 6). Sau khi đã định nghĩa thông diễn luận và qui định đối tượng Heidegger giải trình quan niệm của mình bằng cách trình bày gốc gác của chữ thông diễn luận suốt chiều dài lịch sử triết học và thần học trong các bản viết của Plato, Aristotle (đặc biệt là tác phẩm “Bàn về lý/diễn giải”), Augustine, Böeckh, Schleiermacher, Dilthey và đưa ra những nhận định phê phán quan niệm về thông diễn luận của những nhà tư tưởng này, sau cùng đi đến kết luận “Thông diễn luận có nhiệm vụ làm cho Hiện-thể (Dasein) trong mỗi trường hơp riêng của chúng ta tiếp cận được với chính Hiện thể trong tính cách của thể tính của nó, khiến Hiện thể thông giao với chính mình trong cung cach đó…Trong thông diễn luận cái được triển khai cho Hiện thể là khả tính của sự diên thành (becoming) của Hiện thể và hữu (being) cho chính Hiện thể trong cách thế của một sự am hiểu (understanding) bản thân.” (G63, trang11)
Đào Trung Đạo (Gio-o)
(còn tiếp)
GHI CHÚ:
* Trích thơ René Char viết tặng Martin Heidegger nhân dịp ông sang dự hội thảo ở vườn Le Thor, Pháp ngày 5 tháng 9 năm 1966. Bài thơ này lần đầu xuất hiện trong quyển Dans la pluie giboyeuse (Gallimard, 1968) sau đó được tác giả cho in lại trong tập thơ Le nu perdu (Gallimard 1971, trang 65). Dịch nghĩa: Mùa thu tới lui không nhanh hơn chuyển động của cái bừa cào của người làm vườn. Mùa thu không ập vội trên tâm lõi đòi cành nhập một với bóng cành.
** Thông diễn luận triết-lý (philosophical hermeneutics) của Martin Heidegger được trình bày chính yếu trong những tác phẩm sau đây (tác phẩm của Martin Heidegger được ghi theo Gesamtausgabe viết tắt là G theo sau là con số đánh theo nhà xuất bản Vittorio Klostermann). Để giản lược ghi chú, tên tác phẩm được nhắc tới theo cách:
G2: Sein und Zeit, 1927 (Being and Time, Joan Stambaugh dịch sang Anh ngữ)
G17: Einfuerung in der phanomenologische Forschung, 1923 (Introduction to Phenomenological Research, Daniel O. Dahlstrom dịch sang Anh ngữ)
G20: Prolegomena zur Geschite des Zeitbegriffs, 1925 (History of the Concept of Time, Theodore Kisiel dịch sang Anh ngữ)
G21: Logik: Die frage nach der Wahrheit, 1925
G24: Die Grundprobleme der Phanomenologie, 1927 (The Basic Problems of Phenomenology, Albert Hofstadter dịch sang Anh ngữ)
G40: Einführung in die Metaphysik, 1935 (Introduction to Metaphysics, Ralph Manheim dịch sang Anh ngữ)
G56/57: Zur Bestimmung der Philosophie, 1919 (Towards the Definition of Philosophy).
G61: Phanomenologische Interpretationen zu Aristoteles, 1921 (Phenomenological Interpretations of Aristotle, Richard Rojcewicz dịch sang Anh ngữ)
G63: Ontologie: Hermeneutik der Faktizität, 1923 (Ontology – The Hermeneutics of Facticity, John van Buren dịch sang Anh ngữ)
(1) Muốn tìm hiểu thêm về đề tài này xin đọc: Đặng Phùng Quân, Cơ Sở Tư Tưởng Thời Quá Độ, Chương 6 “Thông Giao Hay Tranh Biện Triết Lý” trang 197-234.
(2) G2: Sein und Zeit, Dẫn Nhập II, tiết 7c :“Hiện -tượng luận về Hiện-thể (Dasein) là thông diễn luận hiểu theo nghĩa nguyên ủy của từ này, theo đó từ này chỉ định công việc lý/diễn giải.” (Bản Anh ngữ của Joan Stambaugh trang 33).
(3) G63, Ontologie: Hermeneutik der Faktizitäk, 1923; bản Anh ngữ Ontology – The Hermeneutics of Facticity, John van Buren dịch, Indiana University Press 1999.
(4) Wilhelm Dilthey, Schleiermacher’s Hermeneutical System in Relation to Earlier Protestant Hermeneutics (1860) in Wilhelm Dilthey Selected Works, Vol IV, Princeton Unversity Press, 1996).
(5) On the Way to Language, A Dialogue on Language (trang 11 bản Anh ngữ của Peter D. Hertz).
L’automne ne se précipite pas sur le coeur qui exige la branche avec son ombre.
René Char
À M.H., 11 septembre, 1966*
Có thể nói, cho đến thời điểm hiện nay đầu thế kỷ 21, chưa có triết gia hay lý thuyết gia văn chương nào đã đi xa hơn Martin Heidegger về thông diễn luận. Để đặt cơ sở cho lý thuyết văn chương (literary theory) và nhất là cho phê bình văn chương (literary criticism), người ta không thể không tìm hiểu thông diễn luận. Lý do cũng khá đơn giản: khâu căn bản của phê bình văn chương là lý/diễn giải (interpretation), và để nắm vững cơ bản của lý/diễn giải, nhà phê bình không thể không tìm đến thông diễn luận. Trong giới hạn bài này, lịch sử thông diễn luận cũng như những nhà thông diễn luận tiền phong quan trọng như Freidrich Schleimacher hay Wilhelm Dilthey không được khảo sát, cũng như thông diễn luận của Hans-Georg Gadamer sẽ được bàn tới trong một bài khác. (1)
Trong bài Một Cuộc Đối Thoại Về Ngôn Ngữ (Aus Einem Gesprach von der Sprache, 1953-1954, bản Anh ngữ của Peter D. Hertz: A Dialogue on Language) Martin Heidegger khi trả lời câu hỏi của Một Người Nhật thắc mắc về việc tại sao ông đã dùng từ thông diễn luận (hermeneutics) trong phần Dẫn Nhập của quyển Sein und Zeit/Hữu và Thời (2), Heidegger đã giải thích rằng ông đã từng dùng từ này trong một giảng khóa mùa hè năm 1923 (3) vì từ thời còn nghiên cứu thần học trước đây Heidegger đã khá quen thuộc với thông diễn luận, sau đó đã chịu ảnh hưởng của Wilhelm Dilthey khi đọc nghiên cứu của triết gia này về Schleiermacher (4). Nhưng Martin Heidegger cũng nhấn mạnh rằng “Trong Sein und Zeit, thông diễn luận không phải để chỉ một lý thuyết về nghệ thuật lý/diễn giải hay chính sự lý/diễn giải, nhưng đúng ra là một nỗ lực trước hết để định nghĩa bản chất của lý/diễn giải đặt trên nền tảng thông diễn luận.” (5) Và Heidegger cũng không quên nói đến việc trong những tác phẩm sau này của mình ông đã không còn dùng từ “thông diễn luận” nữa. Thế nhưng, đối với người quen thuộc với tác phẩm của Heidegger, không những thông diễn luận có một vị trí quan trọng rõ ràng trong giai đoạn đầu từ những năm 20 cho đến cuối những năm 30, mà ngay cả trong những tác phẩm xuất hiện sau “bước ngoặt” (the turn) giai đoạn II từ những năm 40 trở đi, tuy từ “thông diễn luận” không còn được nhắc tới nhưng điều này không có nghĩa là Heidegger đã bỏ thông diễn luận, trái lại ông đã chỉ thay đổi cách/con đường (way) tư tưởng tiếp cận những vấn đề hữu thể luận. Khi nghiên cứu thông diễn luận của Heidegger phần đông những chuyên gia về triết gia này lấy tác phẩm Sein und Zeit làm cái trục để từ đó xét ngược về những bài giảng hay tác phẩm thời trẻ, nhất là quyển G63, rồi xét xuôi đến nhưng tác phẩm sau “bước ngoặt”. Đó là một trong những cách làm cốt cho thấy Martin Heidegger tuy đã theo đuổi thông diễn luận từ rất sớm trong cuộc đời triết gia, và từ khi tác phẩm được chú ý nhiều nhất Sein und Zeit ra đời, tư tưởng thông diễn luận của tác giả đã không được chọn làm điểm nhấn nghiên cứu, hơn nữa cũng vì chính Heidegger đã không nhắc đến từ này trong những tác phẩm ở giai đoạn II như chính ông nhận xét. Nhưng nếu lấy điểm nhấn nghiên cứu là mục đích và tham vọng của Heidegger trong việc đặt cơ sở nền tảng cho Hữu thể luận thì sẽ thấy ông sử dụng thông diễn luận như nền tảng cho việc lý/diễn giải phơi mở những vấn nạn xoay quanh hữu thể. Nói cách khác, lý/diễn giải hữu thể thông qua thông diễn luận được hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này. Và vì Heidegger đã hiểu thông diễn luận theo cách riêng của ông, để phục vụ mục đích xây dựng một Hữu thể luận mới, nên những phát biểu về thông diễn luận suốt dọc lộ trình tư tưởng của Heidegger thoạt nhìn tưởng chừng tản mát, không có tính hệ thống, lại rất phức tạp, nhưng nếu xét kỹ thì thấy không vì vậy mà thiếu tính nhất quán. Một trong những lý do chính quan niệm thông diễn luận của Heidegger bị che khuất trong các công trình nghiên cứu trước những năm 70 vì khi đó Tác Phẩm Sưu Tập Gesamtaugabe GA, nhất là những bài giảng trong thập niên 20, chưa được Heidegger cho phép xuất bản như những quyển G17, G20, G21, G24, G56/57, G60, G61 và nhất là G63. Về Hiện -tượng luận của Edmund Husserl, quan niệm của Heidegger khá khác biệt với Husserl về nhiều mặt có tính phê phán, Heidegger đã triển khai và biến đổi Hiện -tượng luận của Husserl song hành với thông diễn luận và cuối cùng đi đến việc nhập hai phương pháp này thành thông diễn luận hiện-tượng-học (phenomenological hermeneutics). Martin Heidegger vừa cách tân thông diễn luận khi mở rộng phạm vi nghiên cứu, không chỉ lý/diễn giải văn bản (trước hết là Thánh Kinh như những nhà thông diễn ở thế kỷ trước như Böckh, Schleiermacher, Droysen hay coi thông diễn luận là nền tảng của khoa học nhân văn như Dilthey) mà là lý/diễn giải thể tính. Chính vì vậy Heidegger trong Phần I của G63 đã bắt đầu khảo sát khái niệm thông diễn học truyền thống lấy khởi điểm từ Plato và Aristotle. Tuy nhiên khi phải đối thoại với Descartes, Kant, Hegel, Nietszche và những triết gia Hy Lạp thời cổ đại là những triết lý quan trọng nhất trong lịch sử siêu-hình-học Tây phương cũng như khi lý/diễn giải thơ của Hölderlin, Rilke, Trakl, và Celan thì Heidegger lại quay về với thông diễn luận văn bản theo cách khá độc đáo của ông.
Ngay từ tựa đề cho những bài giàng mùa hè năm 1923 Ontologie: Hermeneutik der Faktizität (G63) Heidegger đã khẳng định Hữu thể luận là Thông diễn luận về Kiện tính (Faktizität/Facticity). Theo Heidegger định nghĩa: “Kiện tính” là chữ chúng tôi sẽ dùng để chỉ tính chất của hữu (being) của Hiện thể (Dasein) của “chúng ta” “riêng chúng ta”. Một cách chính xác hơn, chữ này có nghĩa: trong mỗi trường hợp Hiện thể “này” trong sự hiện-hữu-ở đó trong một khoảng đoạn thời gian ở một thời điểm rõ rệt (hiện tượng của “tính một lúc (awhileness)” của thời điểm nhất định, như “ở đó”, lần lữa nấn ná chốc lát, không bỏ đi nơi khác, ở-đấy-an-nhiên-trong... ở-đó-can-dự-vào… việc hiện hữu nơi đó của Hiện thể) trong chừng mực như vậy, trong tính chất của thể tính của mình, “ở đó” trong cung cách của hiện thể.” (G63, trang 5). Về danh từ thông diễn luận Heidegger chỉ rõ : “Chữ “thông diễn luận” được dùng ở đây để chỉ cách thế chung việc tham gia, tiếp cận, tiến vào, tra hỏi, và giải nghĩa kiện tính.” G63,trang 6). Sau khi đã định nghĩa thông diễn luận và qui định đối tượng Heidegger giải trình quan niệm của mình bằng cách trình bày gốc gác của chữ thông diễn luận suốt chiều dài lịch sử triết học và thần học trong các bản viết của Plato, Aristotle (đặc biệt là tác phẩm “Bàn về lý/diễn giải”), Augustine, Böeckh, Schleiermacher, Dilthey và đưa ra những nhận định phê phán quan niệm về thông diễn luận của những nhà tư tưởng này, sau cùng đi đến kết luận “Thông diễn luận có nhiệm vụ làm cho Hiện-thể (Dasein) trong mỗi trường hơp riêng của chúng ta tiếp cận được với chính Hiện thể trong tính cách của thể tính của nó, khiến Hiện thể thông giao với chính mình trong cung cach đó…Trong thông diễn luận cái được triển khai cho Hiện thể là khả tính của sự diên thành (becoming) của Hiện thể và hữu (being) cho chính Hiện thể trong cách thế của một sự am hiểu (understanding) bản thân.” (G63, trang11)
Đào Trung Đạo (Gio-o)
(còn tiếp)
GHI CHÚ:
* Trích thơ René Char viết tặng Martin Heidegger nhân dịp ông sang dự hội thảo ở vườn Le Thor, Pháp ngày 5 tháng 9 năm 1966. Bài thơ này lần đầu xuất hiện trong quyển Dans la pluie giboyeuse (Gallimard, 1968) sau đó được tác giả cho in lại trong tập thơ Le nu perdu (Gallimard 1971, trang 65). Dịch nghĩa: Mùa thu tới lui không nhanh hơn chuyển động của cái bừa cào của người làm vườn. Mùa thu không ập vội trên tâm lõi đòi cành nhập một với bóng cành.
** Thông diễn luận triết-lý (philosophical hermeneutics) của Martin Heidegger được trình bày chính yếu trong những tác phẩm sau đây (tác phẩm của Martin Heidegger được ghi theo Gesamtausgabe viết tắt là G theo sau là con số đánh theo nhà xuất bản Vittorio Klostermann). Để giản lược ghi chú, tên tác phẩm được nhắc tới theo cách:
G2: Sein und Zeit, 1927 (Being and Time, Joan Stambaugh dịch sang Anh ngữ)
G17: Einfuerung in der phanomenologische Forschung, 1923 (Introduction to Phenomenological Research, Daniel O. Dahlstrom dịch sang Anh ngữ)
G20: Prolegomena zur Geschite des Zeitbegriffs, 1925 (History of the Concept of Time, Theodore Kisiel dịch sang Anh ngữ)
G21: Logik: Die frage nach der Wahrheit, 1925
G24: Die Grundprobleme der Phanomenologie, 1927 (The Basic Problems of Phenomenology, Albert Hofstadter dịch sang Anh ngữ)
G40: Einführung in die Metaphysik, 1935 (Introduction to Metaphysics, Ralph Manheim dịch sang Anh ngữ)
G56/57: Zur Bestimmung der Philosophie, 1919 (Towards the Definition of Philosophy).
G61: Phanomenologische Interpretationen zu Aristoteles, 1921 (Phenomenological Interpretations of Aristotle, Richard Rojcewicz dịch sang Anh ngữ)
G63: Ontologie: Hermeneutik der Faktizität, 1923 (Ontology – The Hermeneutics of Facticity, John van Buren dịch sang Anh ngữ)
(1) Muốn tìm hiểu thêm về đề tài này xin đọc: Đặng Phùng Quân, Cơ Sở Tư Tưởng Thời Quá Độ, Chương 6 “Thông Giao Hay Tranh Biện Triết Lý” trang 197-234.
(2) G2: Sein und Zeit, Dẫn Nhập II, tiết 7c :“Hiện -tượng luận về Hiện-thể (Dasein) là thông diễn luận hiểu theo nghĩa nguyên ủy của từ này, theo đó từ này chỉ định công việc lý/diễn giải.” (Bản Anh ngữ của Joan Stambaugh trang 33).
(3) G63, Ontologie: Hermeneutik der Faktizitäk, 1923; bản Anh ngữ Ontology – The Hermeneutics of Facticity, John van Buren dịch, Indiana University Press 1999.
(4) Wilhelm Dilthey, Schleiermacher’s Hermeneutical System in Relation to Earlier Protestant Hermeneutics (1860) in Wilhelm Dilthey Selected Works, Vol IV, Princeton Unversity Press, 1996).
(5) On the Way to Language, A Dialogue on Language (trang 11 bản Anh ngữ của Peter D. Hertz).