Ở bản tham luận này, tác giả muốn tập trung trình bày suy nghĩ của mình về hai vấn đề là diện mạo thực cùng địa vị và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI, một thời kỳ mà Nho giáo được coi là chiếm địa vị độc tôn trong đời sống tinh thần, tư tưởng của người Việt.
1- Nhìn lại diện mạo Nho giáo từ buổi đầu du nhập Việt Nam đến hết thế kỷ XIV
Vào cuối đời Tây Hán và đầu đời Đông Hán, cùng với chính sách cai trị và "Hán hóa" vùng đất nước cổ Việt Nam thời đó gọi là Giao Chỉ, Cửu Chân, văn hóa Hán bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam, với tên tuổi hai viên quan mà sử sách Việt Nam cũng như sử sách Trung Quốc đều ca ngợi họ có công lao trong việc "khai hóa" lễ nghĩa, mở mang phong tục mới... là Tích Quang và Nhâm Diên. Nho giáo là một thành phần của văn hóa Hán, tất nhiên cũng sớm có mặt tại Việt Nam như là một công cụ Hán hóa nước Việt. Nhưng sự hiện diện tương đối rõ nét của Nho giáo ở nước ta có lẽ chỉ thật sự bắt đầu vào cuối đời Đông Hán với vai trò tích cực của Sĩ Nhiếp (187-226 Cn) trong việc làm cho nước ta "thông thi thư, tập lễ nhạc" như sử thần Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV) từng bình luận trong sách Đại Việt sử ký toàn thư.
Ở Trung Quốc từ sau loạn Vương Mãng (năm 27 tr. Cn) trở đi tới cuối đời Đông Hán, rất đông sĩ phu nhà Hán liên tục tránh nội nạn chạy sang cư trú ở Việt Nam. Thí dụ vào thời Sĩ Nhiếp có hàng trăm danh sĩ nhà Hán bỏ sang Việt Nam nương nhờ Sĩ Nhiếp. Những sĩ phu trí thức này trở thành lực lượng quan trọng trong quá trình truyền bá Nho học ở Việt Nam.
Từ thời Tích Quang - Nhâm Diên rồi Sĩ Nhiếp đến trước đời Đường (618-907 Cn), Nho giáo được truyền bá sang Việt Nam là Hán nho.
Từ thời Tùy - Đường thống trị Việt Nam đến khi Ngô Quyền giành lại được quyền độc lập năm 938, Nho giáo cùng văn hóa Hán vẫn tiếp tục được truyền bá sang Việt Nam, nhưng trong mấy trăm năm này, diện mạo Nho giáo như thế nào sử sách không ghi chép. Trong khi đó ở Giao Châu (tức là ở Việt Nam) mà nhà Đường đổi làm An Nam đô hộ phủ, Phật giáo phát triển mạnh mẽ, kết hợp với Đạo giáo phù thủy phổ biến tràn lan.
Trong hàng nghìn năm bị lệ thuộc phong kiến phương Bắc, Nho giáo được đưa vào Việt Nam chủ yếu với tư cách là công cụ phục vụ cho chính sách cai trị và đồng hóa Việt Nam về văn hóa, nghĩa là người Việt Nam tiếp nhận Nho giáo vẫn với thái độ thụ động.
Nho giáo chỉ được người Việt Nam chủ động thừa nhận như là một văn hóa chủ thể và xác lập địa vị cao sang của nó khi nền độc lập dân tộc được hoàn toàn ổn định vững chắc và đi vào phục hưng dân tộc ở vương triều Lý bắt đầu từ năm 1010 – năm triều Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội ngày nay).
Năm 1070, dưới thời Lý Thánh Tông (1054-1072), triều đình cho xây miếu thờ Khổng Tử, tức Văn miếu, đắp tượng Khổng Tử, phụ thờ Nhan Uyên, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử là 4 học trò nổi tiếng của Khổng Tử cùng 72 người học trò giỏi khác của Khổng Tử, định ra nghi lễ bốn mùa cúng tế. Bên cạnh đó là Quốc tử giám, nơi các hoàng thái tử đến học tập[1].
Năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông (1072-1128) triều đình cho mở khoa thi Minh kinh bác sĩ và thi Nho học tam trường.
Hai sự việc này trở thành cái mốc quan trọng đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa lịch sử đối với vai trò của Nho giáo trong đời sống văn hóa, giáo dục ở Việt Nam.
Khổng miếu và Quốc tử giám được xây dựng chính thức mở đầu cho nền giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam, nhưng dưới triều Lý (1010-1225) và triều Trần (1225-1400), Phật giáo giữ vai trò Quốc giáo. Bộ mặt văn hóa Việt Nam thời Lý - Trần là văn hóa Phật giáo.
Đến cuối triều Trần, số nho sĩ đỗ cao, làm quan to đông dần lên và người ta thấy xuất hiện các nhân vật đại diện cho giới nho gia như Trương Hán Siêu, Lê Quát... lên tiếng phê phán tăng ni phật tử. Nhưng vào những năm tháng này, ưu thế của đạo Phật vẫn bao trùm xã hội, chứ chưa hề giảm sút. Lê Quát [thi đỗ dưới triều Trần Minh Tông (1314-1329), làm quan trải qua đời Trần Dụ Tông (1341-1369)] là người tôn sùng đạo Nho, chủ trương đưa Nho giáo thành chính đạo, đã phải than thở trong bài văn bia chùa Thiên Phúc ở Bắc Giang do ông viết:
"Đạo Phật lấy phúc họa cảm động người ta mà sao được lòng người sâu xa bền chặt đến thế? Trên từ vương công dưới đến dân thường hễ đối với việc Phật dẫu hết của không tiếc. Nếu ngày nay ủy thác trông coi về làm chùa xây tháp, thì hớn hớn hở hở... Cho nên trong từ kinh thành, ngoài đến châu phủ, thôn cùng ngõ hẻm, không có lệnh mà theo, không phải thề mà tín; chỗ nào có người ở là có chùa, đổ rồi lại dựng, nát rồi lại sửa, chuông trống lâu đài so với nhà dân đã chiếm phần nửa, xây dựng rất dễ mà tôn sùng cũng rất rộng. Ta lúc bé đọc sách, chỉ (muốn bắt chước) cổ kim, từng hiểu qua đạo Thánh để giáo hóa mọi người, mà cuối cùng chửa được một hương nào tín. Thường du lãm non nước, vết chân đã nửa thiên hạ, muốn tìm nhà học, văn miếu, chưa từng thấy đâu. Vì thế ta vẫn lấy làm thẹn nhiều với môn đồ đạo Phật"[2].
Trương Hán Siêu (cao tuổi hơn Lê Quát, mất năm 1354, đời Trần Dụ Tông) ngoài kiệt tác Bạch Đằng giang phú còn có Bài ký ở tháp Linh Tế trên núi Dục Thúy nổi tiếng với tư tưởng tôn Nho, bài Phật, từng viết trên văn bia chùa Khai Nghiêm ở Bắc Giang: "Phàm kẻ sĩ phu không phải đạo Nghiêu Thuấn không nên tâu trước vua; không phải đạo Khổng Mạnh, không nên chép thành sách"[3].
Là người nổi tiếng bài bác Phật giáo nhưng về già Trương Hán Siêu lại đi tu!
Nho giáo ở Việt Nam giai đoạn cuối triều Trần và triều Hồ (1400-1407) là Tống Nho, song diện mạo tư tưởng chưa thật rõ nét.
Trong Nhân vật chí, phần giới thiệu các Nhà Nho có đức nghiệp, ở đời Trần, Phan Huy Chú chỉ chọn một mình Chu Văn An (mất năm 1370) và mô tả ông về mặt học thuật như một nhà Đạo học của Tống Nho.
Về tác phẩm của Chu Văn An, trong thiên Nghệ văn chí của Lê Quý Đôn (Đại Việt thông sử) có ghi Chu Văn An soạn Tiều Ẩn thi tập, Quốc ngữ thi và Tứ thư thuyết ước 10 quyển.
Trong Văn tịch chí của Phan Huy Chú ghi: "Tứ thư thuyết ước 10 quyển, Văn Trinh Chu An đời Trần soạn. Nay không còn". Nhưng Phan Huy Chú trong Nhà Nho có đức nghiệp (Nhân vật chí) lại không nói Chu Văn An có Tứ thư thuyết ước mà chỉ nói "ông có quyển Tiều Ẩn thi tập lưu hành ở đời"[4].
Học giả Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, nguồn tư liệu văn học sử học Việt Nam, tập II[5] khi giới thiệu Tứ thư thuyết ước của Chu Văn An, ông có nêu ý kiến của Nguyễn Bảo cho rằng đây là sách của nhà nho Trung Quốc đời Nguyên tên là Chu Thiên. Học giả Trần Văn Giáp đã chứng minh tác phẩm của Chu Công Thiên đời Nguyên tên là Tứ thư thông chỉ và khẳng định "Tứ thư thuyết ước không phải là sách Trung Quốc mà đúng là sách do Chu An soạn"[6].
Sự thực Tứ thư thuyết ước là sách do Lộc Thiện Kế, người đời Minh (Trung Quốc) soạn. Trong sách này, tác giả giảng giải rõ những ý lớn của Đại học, Trung Dung, Luận ngữ, Mạnh Tử và chủ đề chính trong giải thuyết của tác giả đề cao tâm học, đề cao lý[7].
Tứ thư thuyết ước không phải của Chu Văn An và ông cũng không biết có bộ sách này vì ông qua đời trước khi Lộc Thiện Kế soạn Tứ thư thuyết ước.
Hồ Quý Ly (1336-?), nhân vật trụ cột của nhà Trần từ đời vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) trở đi là người từng đọc sách của các nhà Tống Nho và từng phê phán Trình Hiệu (1032-1085), Trình Di (1033-1107), Chu Hy (1130-1200) là những người "đạo văn".
Lý Tử Tấn đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 1400 dưới triều Hồ đã đọc và tâm đắc với Tống Nho. Trong bài thơ Mạn hứng ngâm (Ngâm thơ lúc cao hứng), Lý Tử Tấn viết:
Duyên tố Liêm Khê phỏng Khảo Đình
Thảo luân thạch cổ đính bàn minh.
Nghĩa là:
Noi theo ông Liêm Khê, hỏi thăm ông Khảo Đình,
Để thảo luận về bài văn khắc trên trống đá (ở miều thờ Khổng Tử) và bài văn khắc ở cái mâm (của Thành Thang nhà Thương).
Liêm Khê tức là Chu Đôn Di (1017-1078), người mở đầu cho lý học đời Tống. Còn Khảo Đình là Chu Hy, người có công tập đại thành lý học đời Tống.
Tóm lại, Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam trong hàng ngàn năm Bắc thuộc, chủ yếu là Hán nho. Từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XV, Tống Nho chi phối ảnh hưởng ở Việt Nam. Nhưng nhìn chung, Nho giáo ở Việt Nam trong suốt thời kỳ dài hơn 1000 năm đó, Hán Nho cũng như Tống Nho, diện mạo tư tưởng đều chưa được thể hiện rõ nét.
2- Diện mạo Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI
Năm 1406, đế quốc Minh đem quân xâm lược Việt Nam. Năm 1407, cuộc kháng chiến của triều Hồ thất bại. Nhà Minh đổi nước Việt thành quận Giao Chỉ, rồi chia ra phủ, vệ, thiết lập bộ máy cai trị và tiến hành đồng hóa mạnh mẽ.
Nhằm Hán hóa Việt Nam về văn hóa, tư tưởng, nhà Minh cho lập Văn miếu thờ Khổng Tử ở các phủ, châu, huyện trên toàn quốc và bắt các địa phương xây nhiều đền miếu thờ cúng, cầu đảo theo nghi lễ Trung Quốc. Đạo sĩ thầy cúng được khuyến khích hành nghề khắp nơi.
Để đào tạo ra những người biết chữ phục vụ bộ máy thống trị của nhà Minh tại Việt Nam, nhà Minh cho mở trường ở các phủ, châu, huyện. Mở trường dạy học nhưng không có thi cử. Hàng năm, quan lại đô hộ Minh chỉ lựa chọn lấy một số học sinh đủ tiêu chuẩn rồi sử dụng.
Nội dung chương trình dạy và học hoàn toàn theo sách giáo khoa của nhà Minh, gồm có Tứ thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Trung dung, Đại học), Ngũ kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu) và Tính lý đại toàn, tức là bộ sách do nhóm Hồ Quảng theo lệnh vua Minh soạn, gồm 70 quyển, thâu thái thuyết Tống Nho bàn về hơn 100 nhà, chia thành môn loại như lý khí, quỷ thần, tính lý, thánh hiền...
Những sách vở này được chở từ Trung Quốc sang Việt Nam cấp phát cho các thôn, huyện. Giảng dạy tại các trường học ở phủ, châu, huyện, chủ yếu là thầy cúng, thầy bói, đạo sĩ được nhà Minh tuyển dụng, phong làm Giáo quan.
Sau khi đánh đuổi hết quân Minh, giải phóng đất nước, vương triều Lê chính thức được kiến lập (1428) và bắt đầu công việc xây dựng, phát triển nền văn hóa độc lập dân tộc.
Việc đầu tiên Thái Tổ Lê Lợi (1428-1433) làm là sai quan đi tế các thần linh ở núi sông, đền miếu ở các xứ trong nước và lăng tẩm của các triều đại trước. Lê Thái Tổ đặc biệt quan tâm đến việc phong thần, muốn mượn uy danh thần linh bảo vệ vương triều và đất nước được bình yên.
Năm Đinh Tỵ (1437), Lê Thái Tông (1434-1442) tiến hành gia phong các thần linh trong nước và tổ chức tế lễ, khấn cáo long trọng. Đến thời Lê Nhân Tông (1443-1459) năm Kỷ Tỵ (1449), triều Lê cho lập các đàn thờ Đại thành hoàng ở kinh thành Thăng Long, thờ thần Gió, thần Mây, thần Mưa, thần Sấm để bảo vệ kinh thành.
Một mặt tôn thờ thần linh, mặt khác để thống nhất tư tưởng xã hội, thống nhất văn hóa, củng cố đời sống tinh thần, nhà Lê đã chủ động chọn Nho giáo làm ngọn cờ tư tưởng của vương triều phục vụ cho công cuộc xây dựng chế độ phong kiến trung ương tập quyền.
Trong 6 năm làm vua, Thái Tổ Lê Lợi không để lại ý kiến nào cụ thể về Nho giáo. Nhưng trong một tờ chiếu của vua Lê Thái Tông ban bố năm Giáp Dần (1434) nói về việc định khoa thi, đã viết: "Thái Tổ ta mới dựng nước, đầu tiên mở nhà học, lấy cỗ to tế Khổng Tử, rất mực sùng Nho, trọng Đạo"[8].
Lê Thái Tông rồi Lê Nhân Tông cùng tiếp nối đi theo đường lối của Lê Thái Tổ là lấy Nho giáo làm đạo chính thống trong nước.
Ở văn bia khắc Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Quý Mùi (1463) niên hiệu Quang Thuận thứ tư, do Hàn lâm viện thị giảng Đông các Hiệu thư Đào Cử soạn năm Giáp Thìn (1484), niên hiệu Hồng Đức thứ 15, đã nhận xét khái quát về vị trí ngày càng được đề cao của Nho giáo dưới thời vua Thái Tông, Nhân Tông như sau:
"Đức Thái Tông, Văn Hoàng đế mở mang thêm quy mô, tập hợp hết anh tài, đặt khoa thi chọn người giỏi, tiến cử bậc Nho gia chân chính để phụ giúp việc trị nước...".[9].
"Đức Nhân Tông hoàng đế, theo khuôn phép cũ, nối dõi võ công, nêu cao văn trị, lấy đạo Nho tô điểm đời thịnh trị, thái bình, đem lòng nhân vun bồi quốc mạch, cách tuyển chọn kẻ sĩ đều kính theo phép xưa"
Đạo Nho được tôn sùng tức là nền giáo dục, khoa cử Nho học được coi trọng và phát triển.
Thời Thái Tổ Lê Lợi, nhà Lê mới bắt đầu mở trường học nhưng chưa kịp mở khoa thi Tiến sĩ.
Lê Thái Tông lên ngôi năm Giáp Dần (1434). Ngay tháng 8 năm đó, Thái Tông đã họp triều đình bàn định việc mở khoa thi Tiến sĩ và đưa ra điều lệ thi Hương, thi Hội cùng phép thi ở các kỳ. Nhưng phải tới tháng 3 năm Nhâm Tuất (1442), thời Lê Nhân Tông, triều Lê mới chính thức cho thi đối sách ở sân điện để lấy Tiến sĩ và cũng bắt đầu cho dựng bia khắc văn nói về việc mở khoa thi Tiến sĩ, khắc tên những người đỗ Tiến sĩ.
Khoa thi Tiến sĩ năm Nhâm Tuất là cái mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt Nam hồi thế kỷ XV.
Để tỏ rõ lòng tôn sùng Nho học, vào tháng 2 mùa xuân năm Ất Mão (1435), vua Lê Thái Tông cho chọn ngày Thượng đinh, sai Thiếu bảo Lê Quốc Hưng làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn miếu, vị tổ khai sáng ra đạo Nho, từ đấy về sau định làm thường lệ.
Văn miếu thờ Khổng Tử tại các lộ được Nhà nước cấp phu trông nom quét dọn.
Đạo đức Nho giáo như lòng trung với vua, sự tiết hạnh của phụ nữ được cổ vũ, tuyên dương.
Nho giáo ở thời Lê thế kỷ XV đến triều Thánh Tông Thuần Hoàng đế (1460-1497) thì đạt tới đỉnh cao thịnh vượng.
Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông mặc dầu đều tỏ rõ tinh thần tôn sùng Nho giáo, song trên thực tế dưới triều hai vị vua này lòng người phần đông vẫn ham mê đạo Phật, đạo Lão.
Để làm cho đời sống tinh thần tư tưởng của toàn xã hội được thuần nhất, quy về một mối chính là đạo Nho, Lê Thánh Tông từng phải suy nghĩ rất nhiều nhằm tìm ra cách "làm sáng tỏ đạo Thánh hiền", khiến cho muôn người tin theo.
Năm Quý Mùi (1463), tức là 4 năm sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Thánh Tông trong một bài văn sách thi Đình đã nêu vấn đề vì sao đạo Phật, đạo Lão được đông đảo các tầng lớp trong xã hội ham thích và yêu cầu những người vào Đình thí đối sách phải cắt nghĩa rõ, trả lời rõ vấn đề mà Lê Thánh Tông nêu lên:
"Giáo lý của đạo Phật, đạo Lão hết thẩy đều mê đời, lừa dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó không thể kể hết, mà lòng người lại rất tin, mê. Đạo của Thánh nhân, lớn là Tam cương, Ngũ thường, nhỏ thì tiết văn, độ số, trong cuộc sống hằng ngày đều có công dụng thiết thực, nhưng tại sao lòng người lại không ham chuộng bằng đạo Phật, đạo Lão?".
Trong bài văn đối sách của mình, Lương Thế Vinh đã lý giải rất hay câu hỏi mà Lê Thánh Tông đặt ra. Lê Thánh Tông hài lòng phê vào bài văn của Lương Thế Vinh rằng: "Quyển này tường tận, rõ ràng, không ngượng là những lời đối sách. Đọc văn ấy mà lòng bứt rứt chẳng yên". Lương Thế Vinh được chọn làm Trạng nguyên khoa Quý Mùi.
Nho giáo ở thời Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông là Tống Nho, nhưng diện mạo của Nho giáo giai đoạn này như thế nào còn chưa thật rõ nét.
Đến đời Lê Thánh Tông, diện mạo của Nho giáo đã rõ ràng với những đặc điểm khá cụ thể, dễ nhận biết.
Người xưa học Nho có hai phép: học nghĩa lý và học từ chương. Học từ chương là học kinh nghĩa, thơ phú, văn sách, cốt để đi thi làm quan. Cũng gọi là học khoa cử. Còn học nghĩa lý là học chuyên sâu vào huấn hỗ học, lý học, Hán học,... với mục đích dò tới nguồn gốc của Khổng giáo.
Ở Việt Nam dưới triều Lê (1428-1788), cái học Nho được phổ biến rộng rãi, có ảnh hưởng rất sâu sắc là học từ chương, khoa cử. Đặc biệt dưới triều Lê Thánh Tông, khoa cử được đề cao, vì khoa cử là con đường chính thức tuyển chọn nhân tài quan chức cho bộ máy hành chính các cấp.
Trong 38 năm trị vì đất nước, Lê Thánh Tông đã cho tổ chức thi Hội theo lệ định 3 năm một lần, tổng cộng 12 khoa, có 500 người đỗ Tiến sĩ, trong số đó có 9 Trạng nguyên. Dưới thời Lê Thánh Tông, khoa thi Hội đầu tiên là khoa Quý Mùi (1463) có tới 4.400 nho sĩ dự thi - con số lớn chưa từng thấy trong lịch sử khoa cử ở Việt Nam trước đấy và kết quả có 44 người đỗ Tiến sĩ, trong đó có 3 vị được ban cờ Tam khôi là Trạng nguyên Lương Thế Vinh, Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh, Thám hoa Quách Đình Bảo.
Ngoài thi Hội, triều Lê Thánh Tông còn chú trọng tới thi Hương. Con số nho sinh trên toàn quốc đỗ Hương cống dưới thời Lê Thánh Tông đông tới hàng vạn. Chính qua các kỳ thi Hương, thi Hội được tổ chức đều đặn 3 năm một lần như vậy mà ở thời Lê Thánh Tông số nhà nho hiển đạt hoặc không hiển đạt vô cùng đông đảo, hình thành một giai tầng xã hội có học vấn và có những đóng góp quan trọng đối với công việc xây dựng, phát triển đất nước về mọi lĩnh vực, đó là giai tầng nho sĩ, hiện thân sống động của đạo Nho thịnh vượng ở Việt Nam hồi nửa sau thế kỷ XV.
Để tôn vinh Nho học, tôn vinh người đỗ đạt và để biểu thị lòng quý trọng kẻ sĩ chân Nho của triều đình, Lê Thánh Tông cho dựng bia khắc tên họ những người đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm Nhâm Tuất (1442) đời Thái Tông trở đi đặt tại nhà Quốc học.
Đề cao đạo Nho, vua Lê Thánh Tông từng thân hành đến Văn miếu làm lễ tế Khổng Tử, vị sư tổ của Nho học.
Năm 1467, Lê Thánh Tông bắt đầu cho đặt chức Ngũ kinh bác sĩ, tức là chọn những người giỏi giao cho mỗi vị đó đi sâu nghiên cứu một trong Ngũ kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Kinh Dịch) để giảng dạy cho học trò.
Cũng vào năm này triều đình in sách Ngũ kinh phân phát cho trường Quốc tử giám làm sách giáo khoa giảng dạy.
Nếu tính từ khoa thi năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đến khoa thi năm Bính Tuất niên hiệu Thống Nguyên thứ 2 (1526), tức là đầu thế kỷ XVI, trước năm nhà mạc đoạt ngôi của nhà Lê, triều Lê đã tổ chức 44 khoa thi Hội, trong đó khoa thi có số người dự đông tới 5000-6000.
Có thể khẳng định, học từ chương, khoa cử đã trở thành đặc điểm lớn và là dòng chủ đạo, là diện mạo chính của Nho học ở Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI nói riêng và trong cả các thế kỷ tiếp theo XVII-XVIII-IX.
Trong thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI, ở Việt Nam, bên cạnh Nho học từ chương khoa cử cũng có học nghĩa lý mà chủ yếu là phần lý học (cũng gọi là đạo học), một nội dung quan trọng của Nho học thời Tống và thời Minh. Các nhà lý học thời Tống khi bàn về học thuật thường nói nhiều tới cái lý của sự vật.
Tống Nho chủ trương bài xích Phật giáo và Đạo giáo để giành lấy quyền uy tuyệt đối cho Khổng Tử cũng như địa vị độc tôn của Khổng học trên lĩnh vực tư tưởng học thuật. Tuy vậy, một mặt Tống Nho bài xích Phật, Đạo, nhưng mặt khác, các nhà lý học lại thâu thái tư tưởng triết học của Phật và Đạo để làm phong phú cho nội dung tư tưởng triết học của mình.
Lê Thánh Tông là vị Hoàng đế, đồng thời cũng là lãnh tụ tinh thần tư tưởng của giai tầng trí thức cao cấp đương thời. Sử gia Vũ Quỳnh ca ngợi Lê Thánh Tông là vị vua rất chăm chú vào nền học của Thánh nhân, tinh thông các sách kim sử, lịch toán, các việc thánh thần.
Lê Thánh Tông là người từng nghiền ngẫm kỹ về lý học: Vào tháng 11 năm Canh Dần (1470), trên đường Tây chinh, một hôm Lê Thánh Tông cùng Đỗ Nhuận bàn luận về hai chữ "đạo" và "lý". Thánh Tông nói: "Đạo là sự việc đương nhiên, rõ ràng dễ biết. Còn lý là cái lý do sinh ra sự việc, huyền vi, mầu nhiệm khó mà thấy được. Trẫm thường làm hai bài thơ nói về lý và đạo, phải suy nghĩ nhiều ngày mới xong". Đỗ Nhuận thưa rằng: "Về phần lý học, Hoàng thượng vừa sáng suốt, vừa rộng khắp, ở trong lý lẽ phức tạp, có sự phân biệt rõ ràng. Nghĩa lý tinh vi sâu sắc thổ lộ ra lời thơ, không phải bọn học giả dòm ngó ngửa trông có thể tới kịp được"[10].
Lê Thánh Tông và các đại thần có học vấn cao, thân cận bên Lê Thánh Tông, như Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận... là những người chịu ảnh hưởng học thuật Tống Nho, có quan tâm tới lý học, những khi nhàn rỗi họ thường luận bàn về vấn đề lý học. Nhưng các vấn đề mang ý nghĩa triết học mông lung của lý học, của học thuật Tống Nho thời Lê Thánh Tông cũng chỉ phổ biến trong giới trí thức cao cấp cung đình.
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Tống Nho, Lê Thánh Tông đề cao đạo "Tam cương" quân thần, phụ tử, phu phụ; đặc biệt đề cao chữ hiếu, chữ lễ. Nhưng ở thời Lê Thánh Tông ít bàn về phạm trù "nhân nghĩa".
Ảnh hưởng Tống Nho đối với Lê Thánh Tông còn được thể hiện ở thái độ của ông trước đạo Phật và đạo Lão.
Một mặt muốn bảo vệ sự thuần nhất của Khổng học, độc tôn Khổng học, Lê Thánh Tông đã phê phán tính chất mê hoặc lòng người của Phật, Lão; song mặt khác, ông vẫn để tâm tham cứu Phật học và tâm đắc nhiều với tinh thần Phật giáo Thiền tông.
Lê Thánh Tông, người đại biểu cho tinh thần văn hóa Nho giáo thời cực thịnh ở Việt Nam, không chỉ có tư tưởng tôn sùng Khổng học mà còn tâm đắc với cả tư tưởng Phật, Lão.
Trong 20 năm chiếm đóng đô hộ nước ta, nhà Minh cho truyền bá lan tràn đạo Phật, đạo Giáo cùng các hình thức pháp thuật, bói toán... nên số sư sãi, đạo sĩ hành nghề mê tín, cúng bái, phù phép rất đông mà đại bộ phận lại vô học, vô đạo đức, làm nhiều chuyện gây nhiễu loạn xã hội. Nhằm sớm chấm dứt tình trạng này, vào tháng 6 năm Kỷ Dậu (1429), Lê Thái Tổ đã ban lệnh bắt các tăng đạo, ai đọc thông kinh điển, giữ được phẩm hạnh thì đến trình diện để kiểm tra khảo thí, đỗ thì cho tiếp tục làm tăng đạo, không đỗ bắt hoàn tục.
Với biện pháp trên, triều Lê đã hạn chế được số người không có học, không có đức chỉ lợi dụng cửa Phật hành nghề bất chính, làm trong sạch hơn giới tăng ni.
Dưới triều Lê ở thế kỷ XV, phạm vi ảnh hưởng của Phật giáo đối với vua, quan tuy bị hạn chế và thu hẹp nhiều, song về đời sống tâm linh, tôn giáo thì vua, quan vẫn hướng theo đạo Phật, tìm đến cửa chùa niệm cầu, mong muốn được Phật độ trì với tất cả lòng thành kính.
Lê Thánh Tông lên ngôi năm Giáp Dần (1434), tháng tư năm đó, ông sai rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân về kinh thành để làm lễ cầu mưa. Tháng 5 cho trùng tu chùa Báo Thiên. Tháng 6, Đại tư đồ Lê Sát làm xong chùa Thanh Đàm và chùa Chiêu Độ, chùa to rộng hơn 90 gian. Tháng 7, mở hội Vu lan, tha 50 tù nhân phạm tội nhẹ, thưởng 220 quan tiền cho các sư tham gia tụng kinh. Năm sau (1435), ban cho sư Huệ Hồng trụ trì chùa Báo Thiên phẩm phục màu đỏ tía.
Năm Mậu Thìn (1448) hạn hán, Lê Nhân Tông dẫn các quan văn võ đến chùa Báo Ân ở cung Cảnh Linh làm lễ cầu mưa. Lại sai Thái úy Lê Khả đến chùa Dâu ở xã Cổ Châu rước tượng Phật Pháp Vân về chùa Báo Thiên tại kinh thành và sai các sư tụng Kinh cầu mưa. Vua cùng Hoàng thái hậu đến dự lễ, ban lĩnh, vóc, tiền cho các sư, thả 24 người đang bị tạm giam chưa định án phạm tội.
Vào thời Lê Hiến Tông, trong kỳ thi Đình khoa Nhâm Tuất (1502), Lê Hiến Tông thân ra đầu bài văn sách, hỏi về Phật pháp, khiến tất cả các vị Hội nguyên đều phải bỡ ngỡ, và Lê Ích Mộc, một người vốn là đạo sĩ, đã làm bài văn Đình đối bàn về Phật học rất xuất sắc, được Lê Hiến Tông lấy đỗ Trạng nguyên.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là đầu bài văn sách vua Lê Hiến Tông ra, gồm hơn 100 câu hỏi hết sức cụ thể về các tri thức Phật học, qua đó thể hiện Lê Hiến Tông là một ông vua Nho học, song Phật học cũng vô cùng uyên bác.
Một số đại thần triều Lê Thánh Tông, như Lê Văn Linh, Lê Ngân đều mê tín đạo Phật.
Riêng Lương Thế Vinh, Trạng nguyên khoa thi năm Quý Mùi, làm quan tới chức Hàn lâm thị thư, kiêm Văn quán Tú lâm cục tư huấn, là người am hiểu sâu sắc Phật học, đã viết cuốn sách có tính chất giáo khoa về Phật giáo là Thiền môn khoa giáo và viết Lời tựa cho sách Nam tông tự pháp đồ của Thiền sư đời Lý là Thường Chiếu, nói về lịch sử truyền thừa tông phái Phật giáo ở Việt Nam. Theo Trần Tiến (cuối thế kỷ XVIII), trong Đăng khoa lục sưu giảng, vì là nhà nho lại đi viết sách về Phật giáo nên Lương Thế Vinh không được thờ cúng trong Văn miếu, tức là Khổng miếu.
Từ thời Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông trở đi, đặc biệt vào thời Lê Thánh Tông, văn hóa Nho gia ngự trị đời sống xã hội Việt Nam, trong đó mọi phép tắc đạo đức buộc con người phải tuân theo là đạo đức Nho gia, mà cái xương sống của nó là thuyết "Tam cương" vua tôi, cha con, chồng vợ, cùng các tín điều trung hiếu... Nhưng về đời sống tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng nhân dân thì đạo Phật vẫn đóng vai trò chính yếu dẫn dắt đức tin cho mọi người. Bên cạnh Phật giáo còn có Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian hòa trộn lẫn nhau cùng chi phối tâm linh con người.
Năm Tân Tỵ (1461), Lê Thánh Tông ban bố lệnh cho các phủ, lộ không được tự tiện xây dựng thêm chùa, quán mới. Sở dĩ vua Lê Thánh Tông đưa ra sắc lệnh này vì khi ấy trong nước, dân gian vẫn tôn sùng đạo Phật, tiếp tục xây cất thêm nhiều chùa chiền mới, tổ chức tụng Kinh niệm Phật tràn lan để cầu mong công đức.
Đạo giáo ở thời Lê thế kỷ XV cũng giống như đạo Phật, mặc dầu bị triều đình hạn chế khá chặt chẽ, song nó vẫn tồn tại, phổ biến sâu rộng trong đời sống tư tưởng xã hội.
Cuộc xét duyệt, kiểm tra đạo đức, học vấn của giới đạo sĩ và cuộc thi để cấp giấy chứng nhận hành nghề cho đạo sĩ diễn ra năm 1429, cũng như sắc lệnh không cho phép các địa phương trong nước tự tiện làm thêm đạo quán mới ban bố năm 1461, là những biện pháp nhằm thu hẹp phạm vi hoạt động của Đạo giáo. Tuy nhiên, trên thực tế, số đạo sĩ và đạo quán ở thời Lê thế kỷ XV vẫn đông và nhiều. Ở thời kỳ này các đạo quán từng có quy mô kiến trúc lớn và là trung tâm sầm uất của Đạo giáo. Thí dụ Linh Tiên quán ở huyện Đan Phượng, nay thuộc Hà Tây. Đạo quán Linh Tiên có từ lâu đời, đến thời Lý đã nổi tiếng, và ở thế kỷ XV, đạo quán này được tu sửa khang trang, trở thành một địa điểm truyền bá Đạo giáo. Những tấm ván khắc in bản "âm thích", tức là một bản giải thích cách đọc những chữ khó trong bộ Kinh của Đạo giáo "Cao thượng Ngọc hoàng bản hạnh tập kinh" có niên đại thời Lê Thái Tông (1434-1443), còn lưu giữ tại Linh Tiên quán, là bằng chứng về sự tồn tại khá mạnh mẽ của Đạo giáo đương thời.
Đạo giáo ở thời Lê thế kỷ XV chủ yếu là Đạo giáo Thần Tiên và Đạo giáo Phù Thủy. Đạo giáo Phù Thủy kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng địa phương, thâm nhập sâu vào dân gian với nội dung niệm chú, đặt bùa trấn yểm, trừ bỏ tà ma, chữa bệnh cứu người... Còn Đạo giáo Thần Tiên thì hấp dẫn giới trí thức Nho sĩ bởi tinh thần siêu thoát, phiêu diêu và có tác động nhiều tới cảm hứng sáng tác thơ văn. Linh Tiên đạo quán chính là trung tâm của Đạo giáo Thần Tiên thời Lý cũng như thời Lê, thời Mạc.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Đạo giáo nói chung thường song hành với Phật giáo và nó thường mượn hình thức lễ nghi của Phật giáo để thâm nhập lòng người.
Ở thế kỷ XV, từ Lê Thái Tổ đến Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, triều vua nào cũng có những sắc lệnh hạn chế các hoạt động của Đạo giáo, song trên thực tế, ngay trong triều đình, tư tưởng Đạo giáo vẫn tồn tại và chi phối các lễ nghi cung đình.
Dưới thời Lê Thái Tông, quan Thứ sử Bùi Thì Hanh cùng với Thị lang bộ Lễ là Trình Toàn Dương đã dùng vượn làm phép trấn yểm cung cấm để cầu mong trong nước tránh được tai biến do có Nhật thực gây nên.
Những cuộc tế lễ cầu mưa, tránh hạn được triều đình Lê tổ chức khá nhiều và rất long trọng.
Lê Thánh Tông, vị vua chủ trương đưa Nho giáo lên địa vị độc tôn, lại có một lý lịch sinh ra vốn là Tiên đồng do Thượng đế sai xuống đầu thai làm con bà Ngô Thị Ngọc Giao.
Lê Hiến Tông (1498-1504), con Lê Thánh Tông và bà hoàng hậu Quang Thục, là sao Thiên lộc được Thượng đế cho xuống trần gian để nối ngôi Thánh Tông.
Từ Lê Hiến Tông, Túc Tông (1504), Uy Mục (1505-1509) đến Lê Chiêu Tông (1516-1522), tức là hai, ba thập niên đầu thế kỷ XVI, Đạo giáo tồn tại và ngày càng phát triển mạnh trong sự hòa trộn cùng Phật, Nho, không chỉ ở dân gian mà cả ở cung đình.
Cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo năm 1516 mang mầu sắc Đạo giáo khá rõ. Trần Cảo mặc áo đen, xưng là Đế Thích giáng sinh. Cuộc khởi nghĩa này lôi cuốn được hàng vạn người tham gia.
3- Địa vị và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI
Từ thực trạng Nho giáo ở Việt Nam vào giai đoạn được coi là có địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng, chúng tôi muốn có mấy lời bình luận như sau:
1. Ở Việt Nam từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVIII nói chung, và nói riêng là ở thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, người Việt Nam chỉ tôn sùng Tống Nho, nhưng là một Tống Nho được tiếp thu phiến diện; chỉ phát triển theo hướng học từ chương, khoa cử, còn phần học vấn sâu xa về nghĩa lý của kinh sách mang tính triết học thì rất ít người theo đuổi tham cứu. (Nếu nhìn lại lịch sử suốt thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XVIII, chúng ta thấy chỉ có ba bốn tên tuổi được hậu thế truyền tụng là những người giỏi lý học như Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Lê Quý Đôn (1726-1784), Nguyễn Thiếp (1723-1804)...
Trong khi đó, theo thống kê của Trịnh Khắc Mạnh trong Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam[11], tính từ khoa thi năm Đại Bảo thứ 3 (1442) đến khoa thi năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779), số người đỗ Tiến sĩ, tức là những người theo con đường học khoa cử, được ghi trên bia ở Văn miếu-Quốc tử giám Hà Nội là 1304 vị.
2. Nếu nhìn vào nền giáo dục khoa cử Nho học ở Việt Nam thế kỷ XV-đầu thể kỷ XVI để đánh giá thì phải nói đây là giai đoạn Nho giáo phát triển cực thịnh. Song, nếu nhìn vào đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của mọi tầng lớp xã hội từ vua quan tới dân chúng thì lại thấy đạo Phật (kết hợp với đạo Giáo) vẫn giữ địa vị vô cùng quan trọng dẫn dắt niềm tin cho con người mà đó mới là tầng sâu nhất của văn hóa dân tộc.
Bộ mặt văn hóa Việt Nam thời Lý-Trần (thế kỷ XI-XIV) là văn hóa Phật giáo rất đậm nét. Còn ở thế kỷ XV-đầu XVI, Nho giáo tuy được tôn sùng nhưng không hoàn toàn độc tôn thống trị, vì ảnh hưởng của Phật giáo vẫn hết sức sâu rộng. Nói đúng hơn, trên thực tế, bộ mặt văn hóa Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI vẫn mang đậm nét dấu ấn Tam giáo đồng nguyên, trong đó Nho giáo đóng vai trò giải quyết vấn đề về mối quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, phục vụ cho việc xây dựng, củng cố chế độ phong kiến tập quyền, chuyên chế và Phật giáo thì giải quyết vấn đề về đời sống tinh thần, tâm linh.
3. Tống Nho đề cao tới mức tuyệt đối hóa phạm trù "Tam cương, Ngũ thường", xem đó là đạo đức vĩnh hằng. Ở Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI, ba mối quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ đều được nêu cao. Chữ trung, chữ hiếu và chữ tiết thường được nhắc nhở, biểu dương.
Trong phạm trù Ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ở thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI, chữ lễ cũng thường được nói tới. Riêng chữ nhân, nghĩa được nói tới nhiều nhất là trong các phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết thư trát gửi cho các tướng lĩnh Minh xâm lược ở Việt Nam thời gian đang kháng chiến chống Minh (1417-1427).
Sau chiến tranh, trong đường lối trị nước, Nguyễn Trãi tiếp tục theo đuổi lý tưởng nhân, nghĩa, tức là muốn dùng "đức trị" của Nho gia để trị nước, nhưng tư tưởng "đức trị" mà Nguyễn Trãi cùng một vài người nữa đưa ra đã thất bại trước tư tưởng "pháp trị", tức là tư tưởng lấy hình luật để trị nước được thực hiện ngay từ thời Thái Tổ Lê Lợi đến thời Lê Thái Tông. Dưới triều Lê Thái Tông, vào năm 1435 đã xẩy ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa tư tưởng "pháp trị" và "đức trị", thể hiện qua câu chuyện sau:
Có 7 tên mắc tội ăn trộm nên chiếu theo luật thì phải chém đầu. Nhưng chúng đều còn ít tuổi. Các quan Đại tư đồ Lê Sát, Lê Ngân thấy giết một lúc nhiều người quá, trong lòng ngần ngại. Vua Thái Tông đem việc đó hỏi quan Thừa chỉ Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi trả lời: "Pháp lệnh không bằng nhân nghĩa thì rõ lắm rồi. Nay một lúc giết 7 người, sợ không phải là đức tốt. Kinh thư có câu: An nhữ chỉ (Ngươi hãy yên lòng ở chỗ nên dừng). Sách Truyện có câu: Tri chỉ nhi hậu hữu định (Biết chỗ dừng lại, sau lòng mình mới định). Thần xin thuật lại nghĩa chữ "chỉ" để bệ hạ nghe. "Chỉ" ở yên chỗ đáng dừng lại. Ví dụ trong cung là chỗ bệ hạ yên dừng. Khi bệ hạ ngự ra nơi khác thì không thể ở mãi nơi ấy được mà lại phải trở về cung, mới yên đúng chỗ dừng. Ngươi làm vua đối với nhân nghĩa cũng vậy, phải để lòng vào nhân nghĩa và lấy đó làm nơi yên dừng, tuy có khi ra oai giận dữ, song không thể lâu được".
Bấy giờ Lê Sát, Lê Ngân nói: "Ông có nhân nghĩa, có thể cảm hóa kẻ ác thành người thiện, hãy giao những kẻ ăn trộm ấy nhờ ông cảm hóa cho". Bèn bảo Nguyễn Trãi và nhóm Phan Thiên Tước nhận lấy những tên tù ấy.
Nguyễn Trãi nói: "Những kẻ ấy là hạng trẻ con ương ngạnh ranh mãnh, pháp luật của triều đình còn không thể trách phạt răn đe được, huống chi bọn chúng tôi ít đức, cảm hóa thế nào được".
Cuối cùng triều đình quyết định chém 2 tên, còn thì bắt đi đày[12].
Tư tưởng đức trị của Nguyễn Trãi còn được bộc lộ rõ trong tờ Biểu dâng lên Thái Tông nói về việc vẽ khánh đá năm 1437:
"Kể ra, thời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Nay đúng là lúc nên làm lễ nhạc. Song không có gốc thì không đứng được, không có văn thì không hành được. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh tâm là văn của nhạc. Thần vâng chiếu làm nhạc, không dám không hết lòng, hết sức, nhưng vì học thuật nông cạn, sợ rằng trong khoảng thanh luật, khó được hài hòa. Xin bệ hạ yêu nuôi nhân dân, để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu, đó là không mất cỗi gốc của nhạc vậy"[13].
Khi Nguyễn Trãi phát ngôn về chủ trương lấy đức trị để trị nước là thời gian ông được Lê Thái Tông trọng dụng. Tuy giữ chức Hành khiển, quyền như Thượng thư, lại được Thái Tông kính nể, song tiếng nói của Nguyễn Trãi về đường lối trị nước dường như không được ủng hộ.
Từ sau khi Nguyễn Trãi qua đời, vấn đề đức trị không thấy ai nêu lên nữa.
Lê Thánh Tông là vị vua đã đưa Nho học lên đỉnh cao với sự tôn vinh nhất, nhưng trong đường lối trị nước, ông lại dùng luật pháp, tức pháp trị, đối lập với đức trị của Nho gia và Lê Thánh Tông đã thành công lớn, đưa Nhà nước phong kiến Đại Việt vào nửa sau thế kỷ XV trở thành một Nhà nước hùng mạnh.
4. Không thể không khẳng định Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI đã đóng một vai trò quan trọng và có những ảnh hưởng tích cực lớn đối với đời sống xã hội, chính trị đương thời, trong đó có mấy điểm nổi bật nhất là:
Nền Nho học phát triển đã giáo dục, đào tạo và cung cấp được nhiều nho sĩ trí thức có tài năng vào làm việc cho bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương tới địa phương, đáp ứng được yêu cầu nhân lực ây dựng một chế độ phong kiến tập quyền đang lên mạnh mẽ.
Nho giáo với luân lý đạo đức "Tam cương" đã góp phần quan trọng đưa xã hội Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI (nói riêng) đi vào khuôn phép chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương, làng xã theo luật lệ quy định rõ ràng: bày tôi phải trung thành với vua (vua phải ra vua, bày tôi phải ra bày tôi), con phải có hiếu với cha mẹ, vợ phải giữ tiết tháo với chồng, anh em phải hòa thuận...
Nho học là một nền giáo dục có tinh thần dân chủ cao. Mọi tầng lớp trong xã hội không phân biệt giầu nghèo đều có thể đi học, đi thi đỗ đạt làm quan. Nhà nho luôn luôn nêu cao phương châm cao quý của Khổng Tử là "dạy không mệt, học không chán".
Tuy nhiên, nền giáo dục Nho học từ chương, khoa cử cũng để lại không ít hậu quả tiêu cực đối với chính người học.
Về nội dung học tập bao đời chỉ có thơ phú, văn sách, lại gò bó trong khuôn mẫu công thức nên đã tạo ra cho người học một đầu óc chỉ biết bắt chước, mô phỏng, học vẹt, không dám sáng tạo, phát kiến; tư duy thì viển vông... Mục đích học tập duy nhất là "học để làm quan" (học tắc sĩ).
Nền giáo dục khoa cử Nho học ở Việt Nam đã chấm dứt hàng trăm năm rồi. Nhưng cái di sản tiêu cực ấy của nó cho đến hôm nay dường như vẫn chưa được gột tẩy hết trong tư duy, trong tâm lý người Việt Nam.
PGS.TS. TẠ NGỌC LIỄN
(Viện Sử học Việt Nam)
CHÚ THÍCH
[1]. Đại Việt sử ký toàn thư. Bản kỷ, Q. III: Kỷ nhà Lý.
[2]. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, tập I: Dư địa chí, Nhân vật chí. Bản dịch, Nxb Sử học, H. 1960, tr. 188.
[3]. Như trên, tr. 188.
[4]. Phan Huy Chú. Sđd, tr. 290.
[5]. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, H. 1990.
[6]. Như trên, tr. 220.
[7]. Theo Khổng Tử đại từ điển (Do Trương Đại Niên chủ biên). Nxb Từ điển Thượng Hải, 1993.
[8]. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Lê. Bản kỷ thực lục, Q. XI.
[9]. Bia đặt tại Văn miếu - Quốc tử giám Hà Nội.
[10]. Khâm định Việt sử thông giám cương mục - Chính biên, Q. XXXI; Đại Việt sử ký toàn thư - Bản kỷ thực lục, Q. XII - Kỷ nhà Lê.
[11].Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
[12].Đại Việt sử ký toàn thư. Bản kỷ thực lục - Q. XI - Kỷ nhà Lê.
[13]. Như trên.
***
ABSTRACT
The face of Confucianism in Vietnam from the 15th century to 18th century
The author’s purpose is to rebuild the face of Confucianism in Vietnam with its characteristics from 15th century to 18th century, the time in which Confucianism occupied the most important position in Vietnamese’s culture and Vietnamese’s moral life and thence to determine the real position of Confucianism, its active contributions and its negative contributions as well.
First, the author determined that Confucianism in Vietnam from the 15th century to 18th century acquired the influence of Sung Confucianism, Ming Confucianismand some of Qing Confucianism.
On the basic of studying the reality of Confucianism in Vietnam from the 15th century to 18th century and on the basic of comparing with the essential content of Tong nho, Minh nho, the author determined what essential content of Tong nho, Minh nho Vietnamese had acquired in almost for centuries (15th century-18th century); the author, on his view point, showed the weakness in the domain of studying Confucianism in Vietnam, even in the phase in which Confucianism did seem to be the object of monolatry, prosperous in Le Thanh Tong emperor dynasty (1460-1497). In the speech, the author paid attention to taking about the relationship between Confucianism, Buddhism and Taoism, especially in the 16th century, 17th century and 18th century. From the author’s point of view, he asserted that 三教culture is the important foundation system. In that, Buddhism still had its origin expanded in Vietnamese spiritual life despite the central government’s reducing sometimes in latter half of the 15th century; in fact, Buddhism’s influence was never at disadvantageous position before Confucianism. on the contrary, Confucianism in Vietnam had many vicissitudes during the prosperity and decadence of the feudal regime from the 16th century to the 18th century. In addition, the author also mentioned in this speech the question whether it’s was a war between rule of virtue and rule by law of Confucianism in the 15th century.
The question of the influence of Thanh nho on Vietnam seems never to be mentioned. For this reason, the author of this speech put the question and tried to comment on how Vietnamese Confucian scholars in the 18th century acquired Qing Confucianismand who the typical representatives were.
1- Nhìn lại diện mạo Nho giáo từ buổi đầu du nhập Việt Nam đến hết thế kỷ XIV
Vào cuối đời Tây Hán và đầu đời Đông Hán, cùng với chính sách cai trị và "Hán hóa" vùng đất nước cổ Việt Nam thời đó gọi là Giao Chỉ, Cửu Chân, văn hóa Hán bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam, với tên tuổi hai viên quan mà sử sách Việt Nam cũng như sử sách Trung Quốc đều ca ngợi họ có công lao trong việc "khai hóa" lễ nghĩa, mở mang phong tục mới... là Tích Quang và Nhâm Diên. Nho giáo là một thành phần của văn hóa Hán, tất nhiên cũng sớm có mặt tại Việt Nam như là một công cụ Hán hóa nước Việt. Nhưng sự hiện diện tương đối rõ nét của Nho giáo ở nước ta có lẽ chỉ thật sự bắt đầu vào cuối đời Đông Hán với vai trò tích cực của Sĩ Nhiếp (187-226 Cn) trong việc làm cho nước ta "thông thi thư, tập lễ nhạc" như sử thần Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV) từng bình luận trong sách Đại Việt sử ký toàn thư.
Ở Trung Quốc từ sau loạn Vương Mãng (năm 27 tr. Cn) trở đi tới cuối đời Đông Hán, rất đông sĩ phu nhà Hán liên tục tránh nội nạn chạy sang cư trú ở Việt Nam. Thí dụ vào thời Sĩ Nhiếp có hàng trăm danh sĩ nhà Hán bỏ sang Việt Nam nương nhờ Sĩ Nhiếp. Những sĩ phu trí thức này trở thành lực lượng quan trọng trong quá trình truyền bá Nho học ở Việt Nam.
Từ thời Tích Quang - Nhâm Diên rồi Sĩ Nhiếp đến trước đời Đường (618-907 Cn), Nho giáo được truyền bá sang Việt Nam là Hán nho.
Từ thời Tùy - Đường thống trị Việt Nam đến khi Ngô Quyền giành lại được quyền độc lập năm 938, Nho giáo cùng văn hóa Hán vẫn tiếp tục được truyền bá sang Việt Nam, nhưng trong mấy trăm năm này, diện mạo Nho giáo như thế nào sử sách không ghi chép. Trong khi đó ở Giao Châu (tức là ở Việt Nam) mà nhà Đường đổi làm An Nam đô hộ phủ, Phật giáo phát triển mạnh mẽ, kết hợp với Đạo giáo phù thủy phổ biến tràn lan.
Trong hàng nghìn năm bị lệ thuộc phong kiến phương Bắc, Nho giáo được đưa vào Việt Nam chủ yếu với tư cách là công cụ phục vụ cho chính sách cai trị và đồng hóa Việt Nam về văn hóa, nghĩa là người Việt Nam tiếp nhận Nho giáo vẫn với thái độ thụ động.
Nho giáo chỉ được người Việt Nam chủ động thừa nhận như là một văn hóa chủ thể và xác lập địa vị cao sang của nó khi nền độc lập dân tộc được hoàn toàn ổn định vững chắc và đi vào phục hưng dân tộc ở vương triều Lý bắt đầu từ năm 1010 – năm triều Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội ngày nay).
Năm 1070, dưới thời Lý Thánh Tông (1054-1072), triều đình cho xây miếu thờ Khổng Tử, tức Văn miếu, đắp tượng Khổng Tử, phụ thờ Nhan Uyên, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử là 4 học trò nổi tiếng của Khổng Tử cùng 72 người học trò giỏi khác của Khổng Tử, định ra nghi lễ bốn mùa cúng tế. Bên cạnh đó là Quốc tử giám, nơi các hoàng thái tử đến học tập[1].
Năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông (1072-1128) triều đình cho mở khoa thi Minh kinh bác sĩ và thi Nho học tam trường.
Hai sự việc này trở thành cái mốc quan trọng đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa lịch sử đối với vai trò của Nho giáo trong đời sống văn hóa, giáo dục ở Việt Nam.
Khổng miếu và Quốc tử giám được xây dựng chính thức mở đầu cho nền giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam, nhưng dưới triều Lý (1010-1225) và triều Trần (1225-1400), Phật giáo giữ vai trò Quốc giáo. Bộ mặt văn hóa Việt Nam thời Lý - Trần là văn hóa Phật giáo.
Đến cuối triều Trần, số nho sĩ đỗ cao, làm quan to đông dần lên và người ta thấy xuất hiện các nhân vật đại diện cho giới nho gia như Trương Hán Siêu, Lê Quát... lên tiếng phê phán tăng ni phật tử. Nhưng vào những năm tháng này, ưu thế của đạo Phật vẫn bao trùm xã hội, chứ chưa hề giảm sút. Lê Quát [thi đỗ dưới triều Trần Minh Tông (1314-1329), làm quan trải qua đời Trần Dụ Tông (1341-1369)] là người tôn sùng đạo Nho, chủ trương đưa Nho giáo thành chính đạo, đã phải than thở trong bài văn bia chùa Thiên Phúc ở Bắc Giang do ông viết:
"Đạo Phật lấy phúc họa cảm động người ta mà sao được lòng người sâu xa bền chặt đến thế? Trên từ vương công dưới đến dân thường hễ đối với việc Phật dẫu hết của không tiếc. Nếu ngày nay ủy thác trông coi về làm chùa xây tháp, thì hớn hớn hở hở... Cho nên trong từ kinh thành, ngoài đến châu phủ, thôn cùng ngõ hẻm, không có lệnh mà theo, không phải thề mà tín; chỗ nào có người ở là có chùa, đổ rồi lại dựng, nát rồi lại sửa, chuông trống lâu đài so với nhà dân đã chiếm phần nửa, xây dựng rất dễ mà tôn sùng cũng rất rộng. Ta lúc bé đọc sách, chỉ (muốn bắt chước) cổ kim, từng hiểu qua đạo Thánh để giáo hóa mọi người, mà cuối cùng chửa được một hương nào tín. Thường du lãm non nước, vết chân đã nửa thiên hạ, muốn tìm nhà học, văn miếu, chưa từng thấy đâu. Vì thế ta vẫn lấy làm thẹn nhiều với môn đồ đạo Phật"[2].
Trương Hán Siêu (cao tuổi hơn Lê Quát, mất năm 1354, đời Trần Dụ Tông) ngoài kiệt tác Bạch Đằng giang phú còn có Bài ký ở tháp Linh Tế trên núi Dục Thúy nổi tiếng với tư tưởng tôn Nho, bài Phật, từng viết trên văn bia chùa Khai Nghiêm ở Bắc Giang: "Phàm kẻ sĩ phu không phải đạo Nghiêu Thuấn không nên tâu trước vua; không phải đạo Khổng Mạnh, không nên chép thành sách"[3].
Là người nổi tiếng bài bác Phật giáo nhưng về già Trương Hán Siêu lại đi tu!
Nho giáo ở Việt Nam giai đoạn cuối triều Trần và triều Hồ (1400-1407) là Tống Nho, song diện mạo tư tưởng chưa thật rõ nét.
Trong Nhân vật chí, phần giới thiệu các Nhà Nho có đức nghiệp, ở đời Trần, Phan Huy Chú chỉ chọn một mình Chu Văn An (mất năm 1370) và mô tả ông về mặt học thuật như một nhà Đạo học của Tống Nho.
Về tác phẩm của Chu Văn An, trong thiên Nghệ văn chí của Lê Quý Đôn (Đại Việt thông sử) có ghi Chu Văn An soạn Tiều Ẩn thi tập, Quốc ngữ thi và Tứ thư thuyết ước 10 quyển.
Trong Văn tịch chí của Phan Huy Chú ghi: "Tứ thư thuyết ước 10 quyển, Văn Trinh Chu An đời Trần soạn. Nay không còn". Nhưng Phan Huy Chú trong Nhà Nho có đức nghiệp (Nhân vật chí) lại không nói Chu Văn An có Tứ thư thuyết ước mà chỉ nói "ông có quyển Tiều Ẩn thi tập lưu hành ở đời"[4].
Học giả Trần Văn Giáp trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm, nguồn tư liệu văn học sử học Việt Nam, tập II[5] khi giới thiệu Tứ thư thuyết ước của Chu Văn An, ông có nêu ý kiến của Nguyễn Bảo cho rằng đây là sách của nhà nho Trung Quốc đời Nguyên tên là Chu Thiên. Học giả Trần Văn Giáp đã chứng minh tác phẩm của Chu Công Thiên đời Nguyên tên là Tứ thư thông chỉ và khẳng định "Tứ thư thuyết ước không phải là sách Trung Quốc mà đúng là sách do Chu An soạn"[6].
Sự thực Tứ thư thuyết ước là sách do Lộc Thiện Kế, người đời Minh (Trung Quốc) soạn. Trong sách này, tác giả giảng giải rõ những ý lớn của Đại học, Trung Dung, Luận ngữ, Mạnh Tử và chủ đề chính trong giải thuyết của tác giả đề cao tâm học, đề cao lý[7].
Tứ thư thuyết ước không phải của Chu Văn An và ông cũng không biết có bộ sách này vì ông qua đời trước khi Lộc Thiện Kế soạn Tứ thư thuyết ước.
Hồ Quý Ly (1336-?), nhân vật trụ cột của nhà Trần từ đời vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) trở đi là người từng đọc sách của các nhà Tống Nho và từng phê phán Trình Hiệu (1032-1085), Trình Di (1033-1107), Chu Hy (1130-1200) là những người "đạo văn".
Lý Tử Tấn đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 1400 dưới triều Hồ đã đọc và tâm đắc với Tống Nho. Trong bài thơ Mạn hứng ngâm (Ngâm thơ lúc cao hứng), Lý Tử Tấn viết:
Duyên tố Liêm Khê phỏng Khảo Đình
Thảo luân thạch cổ đính bàn minh.
Nghĩa là:
Noi theo ông Liêm Khê, hỏi thăm ông Khảo Đình,
Để thảo luận về bài văn khắc trên trống đá (ở miều thờ Khổng Tử) và bài văn khắc ở cái mâm (của Thành Thang nhà Thương).
Liêm Khê tức là Chu Đôn Di (1017-1078), người mở đầu cho lý học đời Tống. Còn Khảo Đình là Chu Hy, người có công tập đại thành lý học đời Tống.
Tóm lại, Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam trong hàng ngàn năm Bắc thuộc, chủ yếu là Hán nho. Từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XV, Tống Nho chi phối ảnh hưởng ở Việt Nam. Nhưng nhìn chung, Nho giáo ở Việt Nam trong suốt thời kỳ dài hơn 1000 năm đó, Hán Nho cũng như Tống Nho, diện mạo tư tưởng đều chưa được thể hiện rõ nét.
2- Diện mạo Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI
Năm 1406, đế quốc Minh đem quân xâm lược Việt Nam. Năm 1407, cuộc kháng chiến của triều Hồ thất bại. Nhà Minh đổi nước Việt thành quận Giao Chỉ, rồi chia ra phủ, vệ, thiết lập bộ máy cai trị và tiến hành đồng hóa mạnh mẽ.
Nhằm Hán hóa Việt Nam về văn hóa, tư tưởng, nhà Minh cho lập Văn miếu thờ Khổng Tử ở các phủ, châu, huyện trên toàn quốc và bắt các địa phương xây nhiều đền miếu thờ cúng, cầu đảo theo nghi lễ Trung Quốc. Đạo sĩ thầy cúng được khuyến khích hành nghề khắp nơi.
Để đào tạo ra những người biết chữ phục vụ bộ máy thống trị của nhà Minh tại Việt Nam, nhà Minh cho mở trường ở các phủ, châu, huyện. Mở trường dạy học nhưng không có thi cử. Hàng năm, quan lại đô hộ Minh chỉ lựa chọn lấy một số học sinh đủ tiêu chuẩn rồi sử dụng.
Nội dung chương trình dạy và học hoàn toàn theo sách giáo khoa của nhà Minh, gồm có Tứ thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Trung dung, Đại học), Ngũ kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu) và Tính lý đại toàn, tức là bộ sách do nhóm Hồ Quảng theo lệnh vua Minh soạn, gồm 70 quyển, thâu thái thuyết Tống Nho bàn về hơn 100 nhà, chia thành môn loại như lý khí, quỷ thần, tính lý, thánh hiền...
Những sách vở này được chở từ Trung Quốc sang Việt Nam cấp phát cho các thôn, huyện. Giảng dạy tại các trường học ở phủ, châu, huyện, chủ yếu là thầy cúng, thầy bói, đạo sĩ được nhà Minh tuyển dụng, phong làm Giáo quan.
Sau khi đánh đuổi hết quân Minh, giải phóng đất nước, vương triều Lê chính thức được kiến lập (1428) và bắt đầu công việc xây dựng, phát triển nền văn hóa độc lập dân tộc.
Việc đầu tiên Thái Tổ Lê Lợi (1428-1433) làm là sai quan đi tế các thần linh ở núi sông, đền miếu ở các xứ trong nước và lăng tẩm của các triều đại trước. Lê Thái Tổ đặc biệt quan tâm đến việc phong thần, muốn mượn uy danh thần linh bảo vệ vương triều và đất nước được bình yên.
Năm Đinh Tỵ (1437), Lê Thái Tông (1434-1442) tiến hành gia phong các thần linh trong nước và tổ chức tế lễ, khấn cáo long trọng. Đến thời Lê Nhân Tông (1443-1459) năm Kỷ Tỵ (1449), triều Lê cho lập các đàn thờ Đại thành hoàng ở kinh thành Thăng Long, thờ thần Gió, thần Mây, thần Mưa, thần Sấm để bảo vệ kinh thành.
Một mặt tôn thờ thần linh, mặt khác để thống nhất tư tưởng xã hội, thống nhất văn hóa, củng cố đời sống tinh thần, nhà Lê đã chủ động chọn Nho giáo làm ngọn cờ tư tưởng của vương triều phục vụ cho công cuộc xây dựng chế độ phong kiến trung ương tập quyền.
Trong 6 năm làm vua, Thái Tổ Lê Lợi không để lại ý kiến nào cụ thể về Nho giáo. Nhưng trong một tờ chiếu của vua Lê Thái Tông ban bố năm Giáp Dần (1434) nói về việc định khoa thi, đã viết: "Thái Tổ ta mới dựng nước, đầu tiên mở nhà học, lấy cỗ to tế Khổng Tử, rất mực sùng Nho, trọng Đạo"[8].
Lê Thái Tông rồi Lê Nhân Tông cùng tiếp nối đi theo đường lối của Lê Thái Tổ là lấy Nho giáo làm đạo chính thống trong nước.
Ở văn bia khắc Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa Quý Mùi (1463) niên hiệu Quang Thuận thứ tư, do Hàn lâm viện thị giảng Đông các Hiệu thư Đào Cử soạn năm Giáp Thìn (1484), niên hiệu Hồng Đức thứ 15, đã nhận xét khái quát về vị trí ngày càng được đề cao của Nho giáo dưới thời vua Thái Tông, Nhân Tông như sau:
"Đức Thái Tông, Văn Hoàng đế mở mang thêm quy mô, tập hợp hết anh tài, đặt khoa thi chọn người giỏi, tiến cử bậc Nho gia chân chính để phụ giúp việc trị nước...".[9].
"Đức Nhân Tông hoàng đế, theo khuôn phép cũ, nối dõi võ công, nêu cao văn trị, lấy đạo Nho tô điểm đời thịnh trị, thái bình, đem lòng nhân vun bồi quốc mạch, cách tuyển chọn kẻ sĩ đều kính theo phép xưa"
Đạo Nho được tôn sùng tức là nền giáo dục, khoa cử Nho học được coi trọng và phát triển.
Thời Thái Tổ Lê Lợi, nhà Lê mới bắt đầu mở trường học nhưng chưa kịp mở khoa thi Tiến sĩ.
Lê Thái Tông lên ngôi năm Giáp Dần (1434). Ngay tháng 8 năm đó, Thái Tông đã họp triều đình bàn định việc mở khoa thi Tiến sĩ và đưa ra điều lệ thi Hương, thi Hội cùng phép thi ở các kỳ. Nhưng phải tới tháng 3 năm Nhâm Tuất (1442), thời Lê Nhân Tông, triều Lê mới chính thức cho thi đối sách ở sân điện để lấy Tiến sĩ và cũng bắt đầu cho dựng bia khắc văn nói về việc mở khoa thi Tiến sĩ, khắc tên những người đỗ Tiến sĩ.
Khoa thi Tiến sĩ năm Nhâm Tuất là cái mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho học ở Việt Nam hồi thế kỷ XV.
Để tỏ rõ lòng tôn sùng Nho học, vào tháng 2 mùa xuân năm Ất Mão (1435), vua Lê Thái Tông cho chọn ngày Thượng đinh, sai Thiếu bảo Lê Quốc Hưng làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn miếu, vị tổ khai sáng ra đạo Nho, từ đấy về sau định làm thường lệ.
Văn miếu thờ Khổng Tử tại các lộ được Nhà nước cấp phu trông nom quét dọn.
Đạo đức Nho giáo như lòng trung với vua, sự tiết hạnh của phụ nữ được cổ vũ, tuyên dương.
Nho giáo ở thời Lê thế kỷ XV đến triều Thánh Tông Thuần Hoàng đế (1460-1497) thì đạt tới đỉnh cao thịnh vượng.
Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông mặc dầu đều tỏ rõ tinh thần tôn sùng Nho giáo, song trên thực tế dưới triều hai vị vua này lòng người phần đông vẫn ham mê đạo Phật, đạo Lão.
Để làm cho đời sống tinh thần tư tưởng của toàn xã hội được thuần nhất, quy về một mối chính là đạo Nho, Lê Thánh Tông từng phải suy nghĩ rất nhiều nhằm tìm ra cách "làm sáng tỏ đạo Thánh hiền", khiến cho muôn người tin theo.
Năm Quý Mùi (1463), tức là 4 năm sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Thánh Tông trong một bài văn sách thi Đình đã nêu vấn đề vì sao đạo Phật, đạo Lão được đông đảo các tầng lớp trong xã hội ham thích và yêu cầu những người vào Đình thí đối sách phải cắt nghĩa rõ, trả lời rõ vấn đề mà Lê Thánh Tông nêu lên:
"Giáo lý của đạo Phật, đạo Lão hết thẩy đều mê đời, lừa dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó không thể kể hết, mà lòng người lại rất tin, mê. Đạo của Thánh nhân, lớn là Tam cương, Ngũ thường, nhỏ thì tiết văn, độ số, trong cuộc sống hằng ngày đều có công dụng thiết thực, nhưng tại sao lòng người lại không ham chuộng bằng đạo Phật, đạo Lão?".
Trong bài văn đối sách của mình, Lương Thế Vinh đã lý giải rất hay câu hỏi mà Lê Thánh Tông đặt ra. Lê Thánh Tông hài lòng phê vào bài văn của Lương Thế Vinh rằng: "Quyển này tường tận, rõ ràng, không ngượng là những lời đối sách. Đọc văn ấy mà lòng bứt rứt chẳng yên". Lương Thế Vinh được chọn làm Trạng nguyên khoa Quý Mùi.
Nho giáo ở thời Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông là Tống Nho, nhưng diện mạo của Nho giáo giai đoạn này như thế nào còn chưa thật rõ nét.
Đến đời Lê Thánh Tông, diện mạo của Nho giáo đã rõ ràng với những đặc điểm khá cụ thể, dễ nhận biết.
Người xưa học Nho có hai phép: học nghĩa lý và học từ chương. Học từ chương là học kinh nghĩa, thơ phú, văn sách, cốt để đi thi làm quan. Cũng gọi là học khoa cử. Còn học nghĩa lý là học chuyên sâu vào huấn hỗ học, lý học, Hán học,... với mục đích dò tới nguồn gốc của Khổng giáo.
Ở Việt Nam dưới triều Lê (1428-1788), cái học Nho được phổ biến rộng rãi, có ảnh hưởng rất sâu sắc là học từ chương, khoa cử. Đặc biệt dưới triều Lê Thánh Tông, khoa cử được đề cao, vì khoa cử là con đường chính thức tuyển chọn nhân tài quan chức cho bộ máy hành chính các cấp.
Trong 38 năm trị vì đất nước, Lê Thánh Tông đã cho tổ chức thi Hội theo lệ định 3 năm một lần, tổng cộng 12 khoa, có 500 người đỗ Tiến sĩ, trong số đó có 9 Trạng nguyên. Dưới thời Lê Thánh Tông, khoa thi Hội đầu tiên là khoa Quý Mùi (1463) có tới 4.400 nho sĩ dự thi - con số lớn chưa từng thấy trong lịch sử khoa cử ở Việt Nam trước đấy và kết quả có 44 người đỗ Tiến sĩ, trong đó có 3 vị được ban cờ Tam khôi là Trạng nguyên Lương Thế Vinh, Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh, Thám hoa Quách Đình Bảo.
Ngoài thi Hội, triều Lê Thánh Tông còn chú trọng tới thi Hương. Con số nho sinh trên toàn quốc đỗ Hương cống dưới thời Lê Thánh Tông đông tới hàng vạn. Chính qua các kỳ thi Hương, thi Hội được tổ chức đều đặn 3 năm một lần như vậy mà ở thời Lê Thánh Tông số nhà nho hiển đạt hoặc không hiển đạt vô cùng đông đảo, hình thành một giai tầng xã hội có học vấn và có những đóng góp quan trọng đối với công việc xây dựng, phát triển đất nước về mọi lĩnh vực, đó là giai tầng nho sĩ, hiện thân sống động của đạo Nho thịnh vượng ở Việt Nam hồi nửa sau thế kỷ XV.
Để tôn vinh Nho học, tôn vinh người đỗ đạt và để biểu thị lòng quý trọng kẻ sĩ chân Nho của triều đình, Lê Thánh Tông cho dựng bia khắc tên họ những người đỗ Tiến sĩ từ khoa thi năm Nhâm Tuất (1442) đời Thái Tông trở đi đặt tại nhà Quốc học.
Đề cao đạo Nho, vua Lê Thánh Tông từng thân hành đến Văn miếu làm lễ tế Khổng Tử, vị sư tổ của Nho học.
Năm 1467, Lê Thánh Tông bắt đầu cho đặt chức Ngũ kinh bác sĩ, tức là chọn những người giỏi giao cho mỗi vị đó đi sâu nghiên cứu một trong Ngũ kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Kinh Dịch) để giảng dạy cho học trò.
Cũng vào năm này triều đình in sách Ngũ kinh phân phát cho trường Quốc tử giám làm sách giáo khoa giảng dạy.
Nếu tính từ khoa thi năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) đến khoa thi năm Bính Tuất niên hiệu Thống Nguyên thứ 2 (1526), tức là đầu thế kỷ XVI, trước năm nhà mạc đoạt ngôi của nhà Lê, triều Lê đã tổ chức 44 khoa thi Hội, trong đó khoa thi có số người dự đông tới 5000-6000.
Có thể khẳng định, học từ chương, khoa cử đã trở thành đặc điểm lớn và là dòng chủ đạo, là diện mạo chính của Nho học ở Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI nói riêng và trong cả các thế kỷ tiếp theo XVII-XVIII-IX.
Trong thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI, ở Việt Nam, bên cạnh Nho học từ chương khoa cử cũng có học nghĩa lý mà chủ yếu là phần lý học (cũng gọi là đạo học), một nội dung quan trọng của Nho học thời Tống và thời Minh. Các nhà lý học thời Tống khi bàn về học thuật thường nói nhiều tới cái lý của sự vật.
Tống Nho chủ trương bài xích Phật giáo và Đạo giáo để giành lấy quyền uy tuyệt đối cho Khổng Tử cũng như địa vị độc tôn của Khổng học trên lĩnh vực tư tưởng học thuật. Tuy vậy, một mặt Tống Nho bài xích Phật, Đạo, nhưng mặt khác, các nhà lý học lại thâu thái tư tưởng triết học của Phật và Đạo để làm phong phú cho nội dung tư tưởng triết học của mình.
Lê Thánh Tông là vị Hoàng đế, đồng thời cũng là lãnh tụ tinh thần tư tưởng của giai tầng trí thức cao cấp đương thời. Sử gia Vũ Quỳnh ca ngợi Lê Thánh Tông là vị vua rất chăm chú vào nền học của Thánh nhân, tinh thông các sách kim sử, lịch toán, các việc thánh thần.
Lê Thánh Tông là người từng nghiền ngẫm kỹ về lý học: Vào tháng 11 năm Canh Dần (1470), trên đường Tây chinh, một hôm Lê Thánh Tông cùng Đỗ Nhuận bàn luận về hai chữ "đạo" và "lý". Thánh Tông nói: "Đạo là sự việc đương nhiên, rõ ràng dễ biết. Còn lý là cái lý do sinh ra sự việc, huyền vi, mầu nhiệm khó mà thấy được. Trẫm thường làm hai bài thơ nói về lý và đạo, phải suy nghĩ nhiều ngày mới xong". Đỗ Nhuận thưa rằng: "Về phần lý học, Hoàng thượng vừa sáng suốt, vừa rộng khắp, ở trong lý lẽ phức tạp, có sự phân biệt rõ ràng. Nghĩa lý tinh vi sâu sắc thổ lộ ra lời thơ, không phải bọn học giả dòm ngó ngửa trông có thể tới kịp được"[10].
Lê Thánh Tông và các đại thần có học vấn cao, thân cận bên Lê Thánh Tông, như Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận... là những người chịu ảnh hưởng học thuật Tống Nho, có quan tâm tới lý học, những khi nhàn rỗi họ thường luận bàn về vấn đề lý học. Nhưng các vấn đề mang ý nghĩa triết học mông lung của lý học, của học thuật Tống Nho thời Lê Thánh Tông cũng chỉ phổ biến trong giới trí thức cao cấp cung đình.
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng Tống Nho, Lê Thánh Tông đề cao đạo "Tam cương" quân thần, phụ tử, phu phụ; đặc biệt đề cao chữ hiếu, chữ lễ. Nhưng ở thời Lê Thánh Tông ít bàn về phạm trù "nhân nghĩa".
Ảnh hưởng Tống Nho đối với Lê Thánh Tông còn được thể hiện ở thái độ của ông trước đạo Phật và đạo Lão.
Một mặt muốn bảo vệ sự thuần nhất của Khổng học, độc tôn Khổng học, Lê Thánh Tông đã phê phán tính chất mê hoặc lòng người của Phật, Lão; song mặt khác, ông vẫn để tâm tham cứu Phật học và tâm đắc nhiều với tinh thần Phật giáo Thiền tông.
Lê Thánh Tông, người đại biểu cho tinh thần văn hóa Nho giáo thời cực thịnh ở Việt Nam, không chỉ có tư tưởng tôn sùng Khổng học mà còn tâm đắc với cả tư tưởng Phật, Lão.
Trong 20 năm chiếm đóng đô hộ nước ta, nhà Minh cho truyền bá lan tràn đạo Phật, đạo Giáo cùng các hình thức pháp thuật, bói toán... nên số sư sãi, đạo sĩ hành nghề mê tín, cúng bái, phù phép rất đông mà đại bộ phận lại vô học, vô đạo đức, làm nhiều chuyện gây nhiễu loạn xã hội. Nhằm sớm chấm dứt tình trạng này, vào tháng 6 năm Kỷ Dậu (1429), Lê Thái Tổ đã ban lệnh bắt các tăng đạo, ai đọc thông kinh điển, giữ được phẩm hạnh thì đến trình diện để kiểm tra khảo thí, đỗ thì cho tiếp tục làm tăng đạo, không đỗ bắt hoàn tục.
Với biện pháp trên, triều Lê đã hạn chế được số người không có học, không có đức chỉ lợi dụng cửa Phật hành nghề bất chính, làm trong sạch hơn giới tăng ni.
Dưới triều Lê ở thế kỷ XV, phạm vi ảnh hưởng của Phật giáo đối với vua, quan tuy bị hạn chế và thu hẹp nhiều, song về đời sống tâm linh, tôn giáo thì vua, quan vẫn hướng theo đạo Phật, tìm đến cửa chùa niệm cầu, mong muốn được Phật độ trì với tất cả lòng thành kính.
Lê Thánh Tông lên ngôi năm Giáp Dần (1434), tháng tư năm đó, ông sai rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân về kinh thành để làm lễ cầu mưa. Tháng 5 cho trùng tu chùa Báo Thiên. Tháng 6, Đại tư đồ Lê Sát làm xong chùa Thanh Đàm và chùa Chiêu Độ, chùa to rộng hơn 90 gian. Tháng 7, mở hội Vu lan, tha 50 tù nhân phạm tội nhẹ, thưởng 220 quan tiền cho các sư tham gia tụng kinh. Năm sau (1435), ban cho sư Huệ Hồng trụ trì chùa Báo Thiên phẩm phục màu đỏ tía.
Năm Mậu Thìn (1448) hạn hán, Lê Nhân Tông dẫn các quan văn võ đến chùa Báo Ân ở cung Cảnh Linh làm lễ cầu mưa. Lại sai Thái úy Lê Khả đến chùa Dâu ở xã Cổ Châu rước tượng Phật Pháp Vân về chùa Báo Thiên tại kinh thành và sai các sư tụng Kinh cầu mưa. Vua cùng Hoàng thái hậu đến dự lễ, ban lĩnh, vóc, tiền cho các sư, thả 24 người đang bị tạm giam chưa định án phạm tội.
Vào thời Lê Hiến Tông, trong kỳ thi Đình khoa Nhâm Tuất (1502), Lê Hiến Tông thân ra đầu bài văn sách, hỏi về Phật pháp, khiến tất cả các vị Hội nguyên đều phải bỡ ngỡ, và Lê Ích Mộc, một người vốn là đạo sĩ, đã làm bài văn Đình đối bàn về Phật học rất xuất sắc, được Lê Hiến Tông lấy đỗ Trạng nguyên.
Điều đáng ngạc nhiên nhất là đầu bài văn sách vua Lê Hiến Tông ra, gồm hơn 100 câu hỏi hết sức cụ thể về các tri thức Phật học, qua đó thể hiện Lê Hiến Tông là một ông vua Nho học, song Phật học cũng vô cùng uyên bác.
Một số đại thần triều Lê Thánh Tông, như Lê Văn Linh, Lê Ngân đều mê tín đạo Phật.
Riêng Lương Thế Vinh, Trạng nguyên khoa thi năm Quý Mùi, làm quan tới chức Hàn lâm thị thư, kiêm Văn quán Tú lâm cục tư huấn, là người am hiểu sâu sắc Phật học, đã viết cuốn sách có tính chất giáo khoa về Phật giáo là Thiền môn khoa giáo và viết Lời tựa cho sách Nam tông tự pháp đồ của Thiền sư đời Lý là Thường Chiếu, nói về lịch sử truyền thừa tông phái Phật giáo ở Việt Nam. Theo Trần Tiến (cuối thế kỷ XVIII), trong Đăng khoa lục sưu giảng, vì là nhà nho lại đi viết sách về Phật giáo nên Lương Thế Vinh không được thờ cúng trong Văn miếu, tức là Khổng miếu.
Từ thời Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông trở đi, đặc biệt vào thời Lê Thánh Tông, văn hóa Nho gia ngự trị đời sống xã hội Việt Nam, trong đó mọi phép tắc đạo đức buộc con người phải tuân theo là đạo đức Nho gia, mà cái xương sống của nó là thuyết "Tam cương" vua tôi, cha con, chồng vợ, cùng các tín điều trung hiếu... Nhưng về đời sống tín ngưỡng tôn giáo của quần chúng nhân dân thì đạo Phật vẫn đóng vai trò chính yếu dẫn dắt đức tin cho mọi người. Bên cạnh Phật giáo còn có Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian hòa trộn lẫn nhau cùng chi phối tâm linh con người.
Năm Tân Tỵ (1461), Lê Thánh Tông ban bố lệnh cho các phủ, lộ không được tự tiện xây dựng thêm chùa, quán mới. Sở dĩ vua Lê Thánh Tông đưa ra sắc lệnh này vì khi ấy trong nước, dân gian vẫn tôn sùng đạo Phật, tiếp tục xây cất thêm nhiều chùa chiền mới, tổ chức tụng Kinh niệm Phật tràn lan để cầu mong công đức.
Đạo giáo ở thời Lê thế kỷ XV cũng giống như đạo Phật, mặc dầu bị triều đình hạn chế khá chặt chẽ, song nó vẫn tồn tại, phổ biến sâu rộng trong đời sống tư tưởng xã hội.
Cuộc xét duyệt, kiểm tra đạo đức, học vấn của giới đạo sĩ và cuộc thi để cấp giấy chứng nhận hành nghề cho đạo sĩ diễn ra năm 1429, cũng như sắc lệnh không cho phép các địa phương trong nước tự tiện làm thêm đạo quán mới ban bố năm 1461, là những biện pháp nhằm thu hẹp phạm vi hoạt động của Đạo giáo. Tuy nhiên, trên thực tế, số đạo sĩ và đạo quán ở thời Lê thế kỷ XV vẫn đông và nhiều. Ở thời kỳ này các đạo quán từng có quy mô kiến trúc lớn và là trung tâm sầm uất của Đạo giáo. Thí dụ Linh Tiên quán ở huyện Đan Phượng, nay thuộc Hà Tây. Đạo quán Linh Tiên có từ lâu đời, đến thời Lý đã nổi tiếng, và ở thế kỷ XV, đạo quán này được tu sửa khang trang, trở thành một địa điểm truyền bá Đạo giáo. Những tấm ván khắc in bản "âm thích", tức là một bản giải thích cách đọc những chữ khó trong bộ Kinh của Đạo giáo "Cao thượng Ngọc hoàng bản hạnh tập kinh" có niên đại thời Lê Thái Tông (1434-1443), còn lưu giữ tại Linh Tiên quán, là bằng chứng về sự tồn tại khá mạnh mẽ của Đạo giáo đương thời.
Đạo giáo ở thời Lê thế kỷ XV chủ yếu là Đạo giáo Thần Tiên và Đạo giáo Phù Thủy. Đạo giáo Phù Thủy kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng địa phương, thâm nhập sâu vào dân gian với nội dung niệm chú, đặt bùa trấn yểm, trừ bỏ tà ma, chữa bệnh cứu người... Còn Đạo giáo Thần Tiên thì hấp dẫn giới trí thức Nho sĩ bởi tinh thần siêu thoát, phiêu diêu và có tác động nhiều tới cảm hứng sáng tác thơ văn. Linh Tiên đạo quán chính là trung tâm của Đạo giáo Thần Tiên thời Lý cũng như thời Lê, thời Mạc.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Đạo giáo nói chung thường song hành với Phật giáo và nó thường mượn hình thức lễ nghi của Phật giáo để thâm nhập lòng người.
Ở thế kỷ XV, từ Lê Thái Tổ đến Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, triều vua nào cũng có những sắc lệnh hạn chế các hoạt động của Đạo giáo, song trên thực tế, ngay trong triều đình, tư tưởng Đạo giáo vẫn tồn tại và chi phối các lễ nghi cung đình.
Dưới thời Lê Thái Tông, quan Thứ sử Bùi Thì Hanh cùng với Thị lang bộ Lễ là Trình Toàn Dương đã dùng vượn làm phép trấn yểm cung cấm để cầu mong trong nước tránh được tai biến do có Nhật thực gây nên.
Những cuộc tế lễ cầu mưa, tránh hạn được triều đình Lê tổ chức khá nhiều và rất long trọng.
Lê Thánh Tông, vị vua chủ trương đưa Nho giáo lên địa vị độc tôn, lại có một lý lịch sinh ra vốn là Tiên đồng do Thượng đế sai xuống đầu thai làm con bà Ngô Thị Ngọc Giao.
Lê Hiến Tông (1498-1504), con Lê Thánh Tông và bà hoàng hậu Quang Thục, là sao Thiên lộc được Thượng đế cho xuống trần gian để nối ngôi Thánh Tông.
Từ Lê Hiến Tông, Túc Tông (1504), Uy Mục (1505-1509) đến Lê Chiêu Tông (1516-1522), tức là hai, ba thập niên đầu thế kỷ XVI, Đạo giáo tồn tại và ngày càng phát triển mạnh trong sự hòa trộn cùng Phật, Nho, không chỉ ở dân gian mà cả ở cung đình.
Cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo năm 1516 mang mầu sắc Đạo giáo khá rõ. Trần Cảo mặc áo đen, xưng là Đế Thích giáng sinh. Cuộc khởi nghĩa này lôi cuốn được hàng vạn người tham gia.
3- Địa vị và ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI
Từ thực trạng Nho giáo ở Việt Nam vào giai đoạn được coi là có địa vị thống trị trên lĩnh vực tư tưởng, chúng tôi muốn có mấy lời bình luận như sau:
1. Ở Việt Nam từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVIII nói chung, và nói riêng là ở thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, người Việt Nam chỉ tôn sùng Tống Nho, nhưng là một Tống Nho được tiếp thu phiến diện; chỉ phát triển theo hướng học từ chương, khoa cử, còn phần học vấn sâu xa về nghĩa lý của kinh sách mang tính triết học thì rất ít người theo đuổi tham cứu. (Nếu nhìn lại lịch sử suốt thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XVIII, chúng ta thấy chỉ có ba bốn tên tuổi được hậu thế truyền tụng là những người giỏi lý học như Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), Lê Quý Đôn (1726-1784), Nguyễn Thiếp (1723-1804)...
Trong khi đó, theo thống kê của Trịnh Khắc Mạnh trong Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam[11], tính từ khoa thi năm Đại Bảo thứ 3 (1442) đến khoa thi năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779), số người đỗ Tiến sĩ, tức là những người theo con đường học khoa cử, được ghi trên bia ở Văn miếu-Quốc tử giám Hà Nội là 1304 vị.
2. Nếu nhìn vào nền giáo dục khoa cử Nho học ở Việt Nam thế kỷ XV-đầu thể kỷ XVI để đánh giá thì phải nói đây là giai đoạn Nho giáo phát triển cực thịnh. Song, nếu nhìn vào đời sống tinh thần, đời sống tâm linh của mọi tầng lớp xã hội từ vua quan tới dân chúng thì lại thấy đạo Phật (kết hợp với đạo Giáo) vẫn giữ địa vị vô cùng quan trọng dẫn dắt niềm tin cho con người mà đó mới là tầng sâu nhất của văn hóa dân tộc.
Bộ mặt văn hóa Việt Nam thời Lý-Trần (thế kỷ XI-XIV) là văn hóa Phật giáo rất đậm nét. Còn ở thế kỷ XV-đầu XVI, Nho giáo tuy được tôn sùng nhưng không hoàn toàn độc tôn thống trị, vì ảnh hưởng của Phật giáo vẫn hết sức sâu rộng. Nói đúng hơn, trên thực tế, bộ mặt văn hóa Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI vẫn mang đậm nét dấu ấn Tam giáo đồng nguyên, trong đó Nho giáo đóng vai trò giải quyết vấn đề về mối quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, phục vụ cho việc xây dựng, củng cố chế độ phong kiến tập quyền, chuyên chế và Phật giáo thì giải quyết vấn đề về đời sống tinh thần, tâm linh.
3. Tống Nho đề cao tới mức tuyệt đối hóa phạm trù "Tam cương, Ngũ thường", xem đó là đạo đức vĩnh hằng. Ở Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI, ba mối quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ đều được nêu cao. Chữ trung, chữ hiếu và chữ tiết thường được nhắc nhở, biểu dương.
Trong phạm trù Ngũ thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ở thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI, chữ lễ cũng thường được nói tới. Riêng chữ nhân, nghĩa được nói tới nhiều nhất là trong các phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết thư trát gửi cho các tướng lĩnh Minh xâm lược ở Việt Nam thời gian đang kháng chiến chống Minh (1417-1427).
Sau chiến tranh, trong đường lối trị nước, Nguyễn Trãi tiếp tục theo đuổi lý tưởng nhân, nghĩa, tức là muốn dùng "đức trị" của Nho gia để trị nước, nhưng tư tưởng "đức trị" mà Nguyễn Trãi cùng một vài người nữa đưa ra đã thất bại trước tư tưởng "pháp trị", tức là tư tưởng lấy hình luật để trị nước được thực hiện ngay từ thời Thái Tổ Lê Lợi đến thời Lê Thái Tông. Dưới triều Lê Thái Tông, vào năm 1435 đã xẩy ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa tư tưởng "pháp trị" và "đức trị", thể hiện qua câu chuyện sau:
Có 7 tên mắc tội ăn trộm nên chiếu theo luật thì phải chém đầu. Nhưng chúng đều còn ít tuổi. Các quan Đại tư đồ Lê Sát, Lê Ngân thấy giết một lúc nhiều người quá, trong lòng ngần ngại. Vua Thái Tông đem việc đó hỏi quan Thừa chỉ Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi trả lời: "Pháp lệnh không bằng nhân nghĩa thì rõ lắm rồi. Nay một lúc giết 7 người, sợ không phải là đức tốt. Kinh thư có câu: An nhữ chỉ (Ngươi hãy yên lòng ở chỗ nên dừng). Sách Truyện có câu: Tri chỉ nhi hậu hữu định (Biết chỗ dừng lại, sau lòng mình mới định). Thần xin thuật lại nghĩa chữ "chỉ" để bệ hạ nghe. "Chỉ" ở yên chỗ đáng dừng lại. Ví dụ trong cung là chỗ bệ hạ yên dừng. Khi bệ hạ ngự ra nơi khác thì không thể ở mãi nơi ấy được mà lại phải trở về cung, mới yên đúng chỗ dừng. Ngươi làm vua đối với nhân nghĩa cũng vậy, phải để lòng vào nhân nghĩa và lấy đó làm nơi yên dừng, tuy có khi ra oai giận dữ, song không thể lâu được".
Bấy giờ Lê Sát, Lê Ngân nói: "Ông có nhân nghĩa, có thể cảm hóa kẻ ác thành người thiện, hãy giao những kẻ ăn trộm ấy nhờ ông cảm hóa cho". Bèn bảo Nguyễn Trãi và nhóm Phan Thiên Tước nhận lấy những tên tù ấy.
Nguyễn Trãi nói: "Những kẻ ấy là hạng trẻ con ương ngạnh ranh mãnh, pháp luật của triều đình còn không thể trách phạt răn đe được, huống chi bọn chúng tôi ít đức, cảm hóa thế nào được".
Cuối cùng triều đình quyết định chém 2 tên, còn thì bắt đi đày[12].
Tư tưởng đức trị của Nguyễn Trãi còn được bộc lộ rõ trong tờ Biểu dâng lên Thái Tông nói về việc vẽ khánh đá năm 1437:
"Kể ra, thời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Nay đúng là lúc nên làm lễ nhạc. Song không có gốc thì không đứng được, không có văn thì không hành được. Hòa bình là gốc của nhạc, thanh tâm là văn của nhạc. Thần vâng chiếu làm nhạc, không dám không hết lòng, hết sức, nhưng vì học thuật nông cạn, sợ rằng trong khoảng thanh luật, khó được hài hòa. Xin bệ hạ yêu nuôi nhân dân, để cho các nơi làng mạc không có tiếng oán giận than sầu, đó là không mất cỗi gốc của nhạc vậy"[13].
Khi Nguyễn Trãi phát ngôn về chủ trương lấy đức trị để trị nước là thời gian ông được Lê Thái Tông trọng dụng. Tuy giữ chức Hành khiển, quyền như Thượng thư, lại được Thái Tông kính nể, song tiếng nói của Nguyễn Trãi về đường lối trị nước dường như không được ủng hộ.
Từ sau khi Nguyễn Trãi qua đời, vấn đề đức trị không thấy ai nêu lên nữa.
Lê Thánh Tông là vị vua đã đưa Nho học lên đỉnh cao với sự tôn vinh nhất, nhưng trong đường lối trị nước, ông lại dùng luật pháp, tức pháp trị, đối lập với đức trị của Nho gia và Lê Thánh Tông đã thành công lớn, đưa Nhà nước phong kiến Đại Việt vào nửa sau thế kỷ XV trở thành một Nhà nước hùng mạnh.
4. Không thể không khẳng định Nho giáo ở Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI đã đóng một vai trò quan trọng và có những ảnh hưởng tích cực lớn đối với đời sống xã hội, chính trị đương thời, trong đó có mấy điểm nổi bật nhất là:
Nền Nho học phát triển đã giáo dục, đào tạo và cung cấp được nhiều nho sĩ trí thức có tài năng vào làm việc cho bộ máy chính quyền các cấp từ trung ương tới địa phương, đáp ứng được yêu cầu nhân lực ây dựng một chế độ phong kiến tập quyền đang lên mạnh mẽ.
Nho giáo với luân lý đạo đức "Tam cương" đã góp phần quan trọng đưa xã hội Việt Nam thế kỷ XV-đầu thế kỷ XVI (nói riêng) đi vào khuôn phép chặt chẽ từ trung ương xuống địa phương, làng xã theo luật lệ quy định rõ ràng: bày tôi phải trung thành với vua (vua phải ra vua, bày tôi phải ra bày tôi), con phải có hiếu với cha mẹ, vợ phải giữ tiết tháo với chồng, anh em phải hòa thuận...
Nho học là một nền giáo dục có tinh thần dân chủ cao. Mọi tầng lớp trong xã hội không phân biệt giầu nghèo đều có thể đi học, đi thi đỗ đạt làm quan. Nhà nho luôn luôn nêu cao phương châm cao quý của Khổng Tử là "dạy không mệt, học không chán".
Tuy nhiên, nền giáo dục Nho học từ chương, khoa cử cũng để lại không ít hậu quả tiêu cực đối với chính người học.
Về nội dung học tập bao đời chỉ có thơ phú, văn sách, lại gò bó trong khuôn mẫu công thức nên đã tạo ra cho người học một đầu óc chỉ biết bắt chước, mô phỏng, học vẹt, không dám sáng tạo, phát kiến; tư duy thì viển vông... Mục đích học tập duy nhất là "học để làm quan" (học tắc sĩ).
Nền giáo dục khoa cử Nho học ở Việt Nam đã chấm dứt hàng trăm năm rồi. Nhưng cái di sản tiêu cực ấy của nó cho đến hôm nay dường như vẫn chưa được gột tẩy hết trong tư duy, trong tâm lý người Việt Nam.
PGS.TS. TẠ NGỌC LIỄN
(Viện Sử học Việt Nam)
CHÚ THÍCH
[1]. Đại Việt sử ký toàn thư. Bản kỷ, Q. III: Kỷ nhà Lý.
[2]. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, tập I: Dư địa chí, Nhân vật chí. Bản dịch, Nxb Sử học, H. 1960, tr. 188.
[3]. Như trên, tr. 188.
[4]. Phan Huy Chú. Sđd, tr. 290.
[5]. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, H. 1990.
[6]. Như trên, tr. 220.
[7]. Theo Khổng Tử đại từ điển (Do Trương Đại Niên chủ biên). Nxb Từ điển Thượng Hải, 1993.
[8]. Đại Việt sử ký toàn thư - Kỷ nhà Lê. Bản kỷ thực lục, Q. XI.
[9]. Bia đặt tại Văn miếu - Quốc tử giám Hà Nội.
[10]. Khâm định Việt sử thông giám cương mục - Chính biên, Q. XXXI; Đại Việt sử ký toàn thư - Bản kỷ thực lục, Q. XII - Kỷ nhà Lê.
[11].Nhà xuất bản Giáo dục, 2006.
[12].Đại Việt sử ký toàn thư. Bản kỷ thực lục - Q. XI - Kỷ nhà Lê.
[13]. Như trên.
***
ABSTRACT
The face of Confucianism in Vietnam from the 15th century to 18th century
The author’s purpose is to rebuild the face of Confucianism in Vietnam with its characteristics from 15th century to 18th century, the time in which Confucianism occupied the most important position in Vietnamese’s culture and Vietnamese’s moral life and thence to determine the real position of Confucianism, its active contributions and its negative contributions as well.
First, the author determined that Confucianism in Vietnam from the 15th century to 18th century acquired the influence of Sung Confucianism, Ming Confucianismand some of Qing Confucianism.
On the basic of studying the reality of Confucianism in Vietnam from the 15th century to 18th century and on the basic of comparing with the essential content of Tong nho, Minh nho, the author determined what essential content of Tong nho, Minh nho Vietnamese had acquired in almost for centuries (15th century-18th century); the author, on his view point, showed the weakness in the domain of studying Confucianism in Vietnam, even in the phase in which Confucianism did seem to be the object of monolatry, prosperous in Le Thanh Tong emperor dynasty (1460-1497). In the speech, the author paid attention to taking about the relationship between Confucianism, Buddhism and Taoism, especially in the 16th century, 17th century and 18th century. From the author’s point of view, he asserted that 三教culture is the important foundation system. In that, Buddhism still had its origin expanded in Vietnamese spiritual life despite the central government’s reducing sometimes in latter half of the 15th century; in fact, Buddhism’s influence was never at disadvantageous position before Confucianism. on the contrary, Confucianism in Vietnam had many vicissitudes during the prosperity and decadence of the feudal regime from the 16th century to the 18th century. In addition, the author also mentioned in this speech the question whether it’s was a war between rule of virtue and rule by law of Confucianism in the 15th century.
The question of the influence of Thanh nho on Vietnam seems never to be mentioned. For this reason, the author of this speech put the question and tried to comment on how Vietnamese Confucian scholars in the 18th century acquired Qing Confucianismand who the typical representatives were.