Home » » Việt Nam: 100 năm giao thoa văn hoá Đông-Tây

Việt Nam: 100 năm giao thoa văn hoá Đông-Tây

Written By kinhtehoc on Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012 | 03:45

Vit Nam: 100 năm giao thoa văn hoá Đông-Tây 


 
Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, sau hơn 30 năm xâm lược và bình định, từ Nam ra Bắc, thực dân Pháp đã đặt được ách thống trị về mọi mặt trên đất Việt Nam. 

Với toàn quyền Paul Doumer, bắt đầu một thời kỳ mới mà các nhà sử học thường gọi là "Sự khai thác thuộc địa lần thứ I", với kế hoạch ngũ niên 1898-1902, màbiểu tượng là việc xây dựng chiếc cầu sắt bắc qua sông Hồng, lớn nhất Đông Dương thời buổi đó (1). Đúng kỳ hạn, toàn quyền Paul Doumer mời vua Thành Thái dời ngôi "hư vị" ở Huế ra Hà Nội để cùng khánh thành chiếc cầu này. Ông vua đại diện cho một Quyền lực chính trị và văn hoá đã qua đứng trên cầu cạnh tên toàn quyền Pháp đại diện cho một Quyền lực chính trị và văn hoá mới. Ở một Hà Nội thuộc địa, "nhượng địa", Vua không còn quyền lực. Vua đã mở lời bằng mộtdiễn văn kiểu mới mà vẫn ứng khẩu một đôi câu đối kiểu cũ, mượn NƯỚC NON mà ám dụ CON NGƯỜI: 
Sông Nhị quả vô tình, sao để ngựa Hồ sang uống nước,
Núi Nùng còn trước mắt, thì nên hai lượt khóc cô thành! 

Thay vì diễn văn cho cái MỚI, đó là Điếu văn cho cái CŨ. 

Cái Mới, từ phương Tây lại, do sự trớ trêu của lịch sử, đã không đi theo con lộ giao lưu tự nguyện mà bằng nẻo đường cưỡng bách giao thoa (2). 

Ba mươi năm trước, trước nguy cơ tồn vong của đất nước, nhiều nhà trí thức, mà tiêu biểu là NGUYỄN TRƯỜNG TỘ, đã bao lần gửi "điều trần" lên vua và triều đình Huế xin cải cách chính trị - kinh tế, đổi mới văn hoá - giáo dục theo "chiến lược mở cửa", nhằm biến một xã hội bế quan truyền thống, nhằm cập nhật văn hoá đất nước, thích ứng theo với xu thế phát triển của Thị trường thế giới tư sản đương thời (3). Nhưng vua Tự Đức của Việt Nam ở thập niên 60 thế kỷ trước không phải là vua Minh Trị của Nhật Bản. Với mọi lo buồn và tranh cãi, cuối cùng xu hướng bảo thủ đã thắng xu hướng cấp tiến. 

Sự đổi mới đã không diễn ra. Và kết quả tất yếu là mất nước

ÔNG NGHÈ - TIẾN SĨ NHO HỌC, biểu tượng của nền Văn hoá - Giáo dục cũ, sau 30 năm cùng các đám dân quê khởi nghĩa, cần vương chống Pháp đã, hoặc bị huỷ diệt, hoặc xuôi tay bất lực, không kể một số ít "đầu hàng" Tây. Đầu thế kỷ XX, ông nghè tam-nguyên (đỗ đầu ba kỳ thi nho giáo) YÊN ĐỔ đem cái danh vị của mình và giới trí thức cũ ra chấm biếm bằng ẩn dụ: 
Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai!
......
Tưởng rằng đồ thật, hoá đồ chơi! 

(Tiến sĩ giấy)
Một ông nghè khác, thám hoa (đỗ thứ ba, kỳ thi Nho cao nhất) Vũ Phạm Hàm lại "tức sự" bằng thể thơ lẽ ra là "trữ tình": 

Đem thân khoa bảng làm tôi Pháp
Chỉ tại nhà nho học chữ Tầu! 

Những cụ nghè đó - thuộc thế hệ ông nội ông ngoại của tác giả viết bài này - cùng các cụ tú tài, cử nhân nho học, có 3 đường lối ứng xử văn hoá-giáo dục:

1. Hoặc chống lại sự giao tiếp văn hoá Đông-Tây. Văn hoá học gọi là cưỡng chống giao thoa (4). Và tàn lụi dần cũng nền văn hoá-giáo dục cũ: đến 1918 trên toàn quốc, không còn nền giáo dục, thi cử Nho giáo để đào tạo nhần tài kiểu cũ nữa (5). Nhiều cụ không những không học Tây mà còn cấm luôn cả con cháu học "chữ Tây" (chữ Pháp và chữ quốc ngữ la tinh hoá) và chỉ còn ngồi nhà mà than thở: 

Nào có ra gì cái chữ Nho
Ông nghè ông cống cũng năm co! 

Người ta vẫn đồn rằng giải nguyên PHAN BỘI CHÂU nhà yêu nước lớn đầu thế kỷ XX không chịu học chữ quốc ngữ, lúc đó gọi là "chữ Tây". 


Có thể cưỡng chống giao thoa văn hoá một cách có ý thức, nhưng trước sức mạnh và ý đồ "đồng hoá" của thực dân phương Tây, không tránh khỏi sự tàn lụi,sự mất gốc về văn hoá
Đầu thế kỷ XX thi sĩ TẢN ĐÀ, ở giao thời giữa hai thế hệ cũ mới, thở 
than: 
Văn minh Đông Á trời thu sạch
Này lúc luân thường đảo ngượ
c ni? 

2. Hoặc đầu hàng thực dân về chính trị, hoặc cố gượng học lấy một ít chữ Tây, chữ quốc ngữ la tinh và văn hoá Tây trong những trường gọi là "hậu bổ" ("chờ-sau" sẽ "bổ nhiệm" làm quan) rồi ra làm quan cho Pháp, làm tay sai "thực sự" hay là cũng có ít nhiều mặc cảm "lem luốc" nhưng cũng cố hoặc gượng sống cho qua ngày, biết mình đã "hết thời", đành "hy vọng" ở đám "hậu sinh". 
Đây là sự chấp nhận bị đồng hoá một cách tiêu cực. Con cháu họ được cho theo học các nhà trường thực dân kiểu mớ
i.
Giữa hai xu hướng này, cũng nảy sinh một xu hướng thứ 
ba:
3. Đó là xu hướng của các nhà nho cải cách
, mà tiêu biểu là cụ phó bảng PHAN CHU TRINH và nhà trường Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội (1907-1908) của cụ cử Lương Văn Can và các nhà nho tiên tiến khác, kể cả các nghĩa sĩ của phong trào Đông Du (sang Nhật, lấy Nhật Bản làm hình mẫ
u duy tân).
Tự phản tỉnh để rồi phê phán giới nho học cuối mùa quân chủ, đầu mùa thực dân, cụ Phan Chu Trinh than vãn trong thơ

Vạn dân nô lệ cường quyền hạ 
Bát cố văn chương tuý mộ
ng trung! 

([Trong khi] muôn dân nô lệ dưới cường quyền
[mà giới sĩ phu cứ] mê đắm trong văn chương sáo cổ
)
hay gay gắt hơn trong phú "Lương ngọc tất danh sơn" (Ngọc quỷ ải núi danh tiế
ng): 
Đời chuộng văn chương
Người tham khoa mụ

Đại cổ tiểu cổ 
(vế lớn vế nhỏ trong văn) 
sut tháng dùi mài
Ngũ ngôn thất ngôn 
(5 chữ, 7 chữ trong thơ
quanh năm lă
n lóc 
Ngóng hơi thở của quan trường để làm văn sách: Chích (Đạo Chích thời cổ - đứa ăn trộm) có thể phải mà Thuấn (vua hiền thời cổ) có thể 
sai 
Nhật dãi thừa của người Tầu để làm từ phúc, Biền thì phải tứ mà Ngẫu thì phải lục (văn chương "biền ngẫu thể tứ-lụ
c [4-6]) 
Tíu tít những phường danh lợi, chợ Tề định đánh cắ
p vàng 
L
ơ thơ bao kẻ hiền tài, sân Sở luống buồn dâng ngọ
y chẳng riêng gì kẻ vị thân gia, tham lợi lộ
Mà lại đến cả mấy ngàn kẻ quần chúng áo rộng, trong một nướ

Lùa vào m
ấy vạn ngàn nơi hắc ám địa ngục. (6) 
Đấy là tiếng gọi cảnh tỉnh để "đổi mới": cụ Phan và các nhà nào mới cắt cái búi tô cổ truyền, được cho là biểu tượng phong tục lạc hậu, để tóc ngắn như người phương Tây, để biểu thị sự canh tân: 
Phen này cắt tóc đi tu 
T
ụng kinh ĐỘC LẬP ở chùa DUY TÂN 
Đấy là xu hướng muốn giao thoa văn hoá Đông-Tây tự nguyện. Nhưng, ở ngoài quỹ đạo của chính sách văn hoá thực dân, xu hướng này cũng bị bóp chết một cách mù quáng, tàn bạo thẳng thừng, dẫn theo sự tù tội lưu đày của cụ Phan và các nhà nho yêu nước. 


Sau ngót hai chục năm xa Tổ quốc, từ Pháp trở về năm 1925, Phan Chu Trinh lại diễn thuyết ở Sài Gòn đêm 19-11-1925 về Đạo Đức và Luân Lý Đông Tây trong đó cụ kêu gọi đồng bào mau mau thẩm định lại hệ thống giá trị Đông Tây đặng tìm lấy một ý thức hệ mới cho dân tộc: 

"Đem văn minh đây là đem cái chân văn minh ở Âu Tây hoá hợp với chân Nho giáo ở Á Đông, chớ không phải là tự do độc lập ở đầu lưỡi của mấy anh Tây học lem nhem, mà cũng không phải là quốc hồn quốc tuý ngoài môi của các bác Hán học dở mùa đâu... 

Có người hỏi luân lý ta mất thì ta đem luân lý của Âu châu về ta dùng hẳn có được không ? 

Tôi xin trả lời rằng: Không! Một nước luân lý cũ đã mất là nước không có cơ sở, nay đem luân lý mới về thì biết đặt vào đâu!
Vẫn biết phép chắp cây của người Tây tài tình thật, nhưng nay đem một cây rất tươi tốt như cây luân lý ở các nước bên Âu Tây kia mà chắp với một cây đã cằn cộc như cây luân lý ở nước Việt Nam ta thì tưởng cũng không tài nào sinh hoa tươi, quả tốt được. Muốn cho sự kết quả về sau được tốt đẹp, tưởng trước khi chắp cây cũng nên bồi bổ cho hai bên có sức lực bằng nhau đã. 


Tôi diễn thuyết hôm nay là cốt ý mong anh em nên cứu chữa lấy cây luân lý cũ của ta, rồi sẽ đem chắp nối với cây luân lý của Âu châu vậy." (7) 

Nhưng mà cụ Phan năm 1925-26, nói như người Pháp: "Il a fait son temps!" Thời thế lúc bấy giờ đã khác... 

Trước thực thể "thực dân" là một thực thể ngoại sinh đã bén rễ ở thuộc địa qua hai lần "khai thác", lần trước với Paul Doumer và lần sau, sau Thế chiến I, với Albert Sarraut, và để chống thực dân, trong lớp trí thức mới gọi là Tây học của Việt Nam, con cháu các cụ Phan - thuộc thế hệ phụ thân của kẻ viết bài này - đã hấp thụ hai tư tưởng chính trị - văn hoá khác, trớ trêu thay, cũng là ngoại sinh
1. Tư tưởng quốc gia tư sản, ảnh hưởng của chủ nghĩa "Tam Dân" của Tôn Dật Tiên bên Trung Hoa. (8) 


2. Tư tưởng quốc tế vô sản, ảnh hưởng của Quốc tế cộng sản của Lénine, rồi Staline bên Liên Xô. 

Xu hướng thứ ba là chấp nhận sự kiện thuộc địa, học Tây và làm việc cho Tây, cho văn hoá Việt Nam là "Tầu", là kém cỏi, cổ hủ. Theo tôi hiểu, nếu nền chính trị Việt Nam trong 100 năm qua diễn biến quanh cái tương quan tam giác tính: TRUYỀN THỐNG - ĐÔ HỘ - CÁCH MẠNG thì nền văn hoá Việt Nam trong 100 năm qua cũng diễn biến quanh cái tương quan tam giác tính: CỔ TRUYỀN - GIAO THOA - ĐỔI MỚI. 

Chính trị, Văn hoá Việt Nam diễn biến trong bối cảnh thế giới 100 năm qua (cuối XIX-cuối XX) dầu muốn dầu không, không thể chủ yếu do các yếu tố thuần nội sinh chi phối mà đi thẳng từ truyền thống (gọi là Nho Việt Nam cho đến giữa và cuối XIX) đi thẳng sang Đổi mới (gọi là dân tộc-dân chủ mới)... 

Tôi đã thử phác hoạ một lược đồ Diễn trình lịch sử Văn hoá Việt Nam (bảng kèm theo). 

Sau đây là mấy điểm nói thêm theo chủ đề bài viết khái quát. Các "chuyên gia" bạn bè sẽ đi sâu vào sự giao hoà văn hoá ở từng ngành Ngữ, Văn, Thơ, Báo chí, Mỹ thuật, Âm nhạc, Kiến trúc v.v... 

Cái khung cảnh "xã hội" chung trong đó và trên đó diễn ra những sinh hoạt văn hoá cổ truyền là một nền sản xuất nông nghiệp đa canh nhưng yếu tố vượt trội lànghề nông trồng lúa. Cư dân chủ yếu là nông dân, có giàu nghèo phân biệt, sang hèn cách chia, song tất cả đều sinh hoạt ở các làng xã. Lớp trí thức xuất thân từ nông dân, gồm sư sãi (thầy chùa), sống ở các tự viện cũng phần lớn là "chùa làng": 
"Đất vua, chùa làng" 

(Thành ngữ dân gian)
Các đạo sĩ 
sống ở các đền miếu cũng phần lớn là của làng xã, các thầy đồ ngồi dạy học ngay trong làng. Một số đại sĩ phu làm quan sống ở kinh kỳ hay các trấn lỵ tỉnh lỵ

"Sống ở làng sang ở nước" 

Nhưng khi về hưu (hay từ chức, hay bị cách chức) thì cũng về sống ở làng. Một nền văn chương chữ viết Hán-Nôm ít nhiều phát triển trong lớp trí thức "các thầy" này còn kéo dài khoảng ba thập kỷ đầu thế kỷ XX. Nhưng tuyệt đại đa số nhân dân - nông dân - là mù chữ (tỉ lệ này là 95% cho đến cách mạng Tháng Tám 1945) và phát triển một nền văn nghệ dân gian, chủ yếu là ngôn từ truyền miệng

Theo tôi, đấy là bốn hằng số xã hội-văn hoá của hàng mấy ngàn năm văn minh thôn dã Việt Nam: 

NÔNG DÂN - NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN - FOLKLORE 

Công thương nghiệp kém phát triển: Có một số làng-nghề và làng-buôn (cũng như một số vạn-chài [làng chài]) nhưng nhìn chung vẫn gắn chặt với nông nghiệp qua mạng lưới chợ quê. Thăng Long (Hà Nội) được gọi là Kẻ Chợ, là đô thị duy nhất cho đến thế kỷ XVI. Từ XVI-XIX có xuất hiện một số đô thị hành chính - một vài cảng sông cảng biển được mở tạm thời và hạn chế. Nhìn chung đó là một xã hội bế quan. 
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved