Hà Nội đã "Tây hóa" như thế nào?
(TT&VH Cuối tuần) - Đầu năm 1885, phố Hàng Khảm trở thành một phố được trải đá dăm khá tốt, rộng từ 16 mét đến 18 mét, các cửa hàng hầu như của người châu Âu. Người ta thấy ở phố Hàng Khảm một xưởng sản xuất nước có ga, một hiệu bánh mì, một số cửa hàng đồ khô, một cửa hàng văn phòng phẩm, một số cửa hàng kim khí, một hoặc vài cái chợ, một khách sạn, hai ba hiệu cà phê. Tất cả đều của người Pháp...
Ngoài mặt hàng chính, các cửa hàng đều nghĩ cách đưa các loại hàng rất khác nhau vào bán. Vì thế các cửa hàng văn phòng phẩm không chỉ quảng cáo “các tiểu thuyết mới sang theo các chuyến thư” mà còn quảng cáo cho các “ngăn tơ lụa, đồ hộp, bát đĩa, đồ thủy tinh, đồ dùng của phụ nữ”. Mặc dù có những cố gắng đó, vào năm 1885, Hà Nội vẫn còn thiếu nhiều thứ và người ta có thể thấy trên tờ Tương lai Bắc Kỳ số ngày 5/8/1885 một thông báo khá bình thường nhưng đặc sắc về vấn đề này: Dân chúng Pháp tại Hà Nội yêu cầu:
Từ tháng 7/1885, Hà Nội đã có một phòng sửa tóc và trang điểm theo kiểu Paris (salon parisien) nhưng hiệu thuốc thì mãi từ tháng 6/1888 mới khai trương, ở phố Hàng Khảm.
Đại lộ Đồng Khánh - Nay là phố Hàng Bài
Theo lẽ tự nhiên, nghiệp đoàn thương nhân đầu tiên ở Hà Nội có nhiều người tham dự là nghiệp đoàn các chủ hiệu cà phê. Từ năm 1884 tới năm 1885, số hiệu cà phê tăng lên rất nhiều, chỉ riêng phố Hàng Khảm có các hiệu Cafe du Commerce đối diện Tràng Tiền, “nơi tụ hội của các quý ông thương gia”; Cafe de Paris gần khu Nhượng địa; Cafe Albin; Cafe de la Place; Cafe Block... Nhưng sớm nhất và nổi tiếng nhất là Cafe de Beira, “nơi hội tụ của quý ngài sĩ quan”.
Paul Bourde, thông tín viên tờ Thời báo (le Temps) nhận xét: “Hiệu cà phê của bà Beira là một thiết chế của Hà Nội”. Trong các mô tả về các buổi trà lá tại hiệu cà phê này, có phác tả: “Bà Beira, một người có tuổi tốt bụng, choàng khăn, bán căng tin trong quân đội về hưu, nhưng mắt vẫn còn tinh và nói năng trôi chảy, cho tăng gấp đôi số bàn ghế trên sân thượng và dưới hiên vì có nhiều người tới uống rượu ngải: Hà Nội đang sống vội vã...”.
Trong những ngày đầu, nếu các hiệu cà phê mở dễ dàng thì việc mở khách sạn vất vả hơn. Những khách đầu tiên tại khách sạn duy nhất tại Hà Nội năm 1884 để lại một bức tranh không mấy quyến rũ: “Những ngôi nhà bằng sắt móng ngựa vây quanh những chiếc sân trông ra đầm, những vách ngăn bằng tre trát toocxi qua loa, mái rạ. Giữa mái và các vách có một khoảng trống năm mươi centimet để thông gió nhưng các du khách đến Hà Nội vào tháng Hai với nhiệt độ tám độ vào ban đêm thấy ngay rằng người ta nghĩ tới mùa hè quá sớm! Nếu muốn phòng ấm áp, bạn phải đóng các cửa sổ con còn nếu muốn sáng, phải mở hết chúng, thành ra không thể đồng thời làm cho căn phòng vừa sáng vừa ấm áp”.
Khách sạn đầu tiên bằng gạch cho người châu Âu khai trương vào tháng 11/1885 ở phố Hàng Thêu (nay là Hàng Trống), cạnh tòa báo Tương lai Bắc Kỳ. Khách sạn này có tên là Đại Khách sạn (Grand Hôtel), nó “có một phòng ăn 50 người, phòng bi-a được nhập đầu tiên vào Hà Nội, tất cả được lắp kính và ban đêm sáng choang”. Cuối cùng, cực kỳ tinh tế, “một phòng liệu pháp nước, ở đó vào ban ngày, khách hàng có thể tắm bằng vòi hương sen bất cứ lúc nào”. Chen giữa phố Hàng Thêu và hồ, chỗ ngày nay là vườn hoa, Đại Khách sạn bố trí “một cái chòi quê rất đẹp”. Trên hồ: hai chiếc ca nô duyên dáng cho phép khách quen dạo chơi hoặc luyện tập sức khỏe”.
Trong khu phố mới, con đường đầu tiên được qui hoạch là đường phố Hàng Khảm. Sau đó tới lượt phố Hàng Thêu và Hàng Bài, tức đại lộ Đồng Khánh (nay là Hàng Bài), đồng thời với các phố ở khu buôn bán. Chẳng bao lâu, đường Hàng Khay có thể đi bộ và đi ngựa riêng biệt. Khi các đường phố có thể cho xe đi lại được, đầu năm 1884 trú sứ Bonnal cho nhập từ Nhật hai chiếc xe djinn rickshaws, trong đó một chiếc dành cho tổng đốc để sao chép lại. Những chiếc xe đầu tiên kiểu này làm dân chúng kinh ngạc.
Sự ngạc nhiên còn lớn hơn khi xuất hiện xe khách công cộng (tramway) vào năm 1885. Đó chỉ là một chiếc xe nhỏ do ngựa kéo chạy qua các phố Hàng Khay và phố Hội Truyền giáo (nay là phố Nhà Chung). Phố Hội Truyền giáo hẹp đến nỗi quyết định của cảnh sát ngày 28/7/1885 yêu cầu những người đi xe ngựa và xe cộ tránh đi cùng giờ với giờ xe khách chạy, một lệnh có trước qui định đường một chiều 40 năm! Lường trước mọi chuyện, lệnh trên cũng cấm người lái xe khách cho ngựa phi nước đại và buộc phải bóp còi nhiều lần ở các giao lộ đông người qua lại.
Cho tới năm 1886, Hà Nội chỉ có hai chiếc xe bốn bánh, một chiếc bằng gỗ kiểu Colombo (kiểu xe Ấn Độ) của Hội Truyền giáo để Giám mục Hà Nội dùng đi lại. Chiếc thứ hai kiểu Victoria của viên chỉ huy Henri Riviere. Sau này chiếc Victoria được bán đấu giá cho ông Coutel, nhà thầu khoán đầu tiên ở Hà Nội...
Hai giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển khu phố Pháp là sự khai quang khu vực Hồ Gươm và việc xây dựng trên bờ đông của nó các tòa nhà hành chính đầu tiên chuyển từ khu nhượng địa ra...
Đồng thời với việc trở thành trung tâm hành chính và thương mại, khu phố mới còn phát triển về phía bắc bằng cách san lấp một số đầm kẹp giữa Hồ Gươm và sông Hồng để xây dựng nhà cho công chức thuê, về phía nam bằng cách xây dựng đại lộ Gambetta (nay là Trần Hưng Đạo)... Theo nghị định của công sứ Hà Nội ngày 26/12/1886: trong thời hạn một năm các nhà lá trên phố Paul Bert (Tràng Tiền ngày nay), phố Hàng Thêu phải phá hủy và thay bằng nhà gạch lợp ngói.
Thời ấy mọi sự cầu kỳ về quần áo bị loại bỏ thẳng tay. Phụ nữ, tuy còn hiếm, cũng tự nhiên tới hiệu cà phê trong bộ áo choàng đi ngủ còn nam giới trong bộ lòa xòa như người Hồi giáo. Không nhiều nhưng các trò tiêu khiển hoàn toàn không thiếu. Thử nghiệm đầu tiên về sân khấu được thực hiện vào năm 1885 trong một lán gỗ nằm giữa hồ và xưởng phát điện. Nhóm kịch có hai diễn viên chuyên nghiệp và vợ chồng ông Deschamps. Các cuộc đi dạo cực kỳ hạn chế vì các toán cướp đi lại trong các khu liền ngay với thành phố nhưng đã được thay thế bằng bơi thuyền, một việc có thể thực hiện tốt ở Hồ Gươm cũng như Hồ Tây. Năm 1883 đua thuyền được khai trương trên Hồ Gươm bằng một chiếc thuyền độc mộc 10 người chèo. Các nhà báo Paris trọ bên bờ Hồ Gươm mỗi người có một chiếc thuyền, ngoài ra còn có hai chiếc ca nô dành cho khách của Đại Khách sạn ở phố Hàng Thêu...
Là thủ đô trí tuệ của Đông Dương trong tương lai, ngay từ buổi ban đầu, Hà Nội đã mở ra sự tôn thờ các giá trị tinh thần: nếu Viện Hàn lâm Bắc kỳ chưa đáp ứng được những gì Paul Bert mong đợi thì Ủy ban Nghiên cứu Nông Công Thương đã có những phiên họp khá lý thú vào năm 1886 và 1887. Tờ Tương lai Bắc kỳ do nhà báo Jules Cousin phụ trách đã cho đăng tải những bài nghiên cứu đặc sắc. Một trong những cơ sở dịch vụ có tổ chức là nhà in chính phủ và một trong những cửa hàng tại phố Hàng Khảm là hiệu sách. Đó là những dấu hiệu văn hóa. Từ năm 1886, L.Gillet mở một phòng đọc sách với giá hai đồng một tháng hoặc 20 xu mỗi cuốn. Năm 1888, nhà Schneider cho thuê một phần sách trong hiệu sách của mình với cùng biểu giá.
Từ một thành phố cổ, Hà Nội đã nhanh chóng cuốn vào nhịp điệu cuộc sống hiện đại...
(Trích trong cuốn Hà Nội giai đoạn 1873-1888 của Andre Masson, Lưu Đình Tuân biên dịch, NXB Hải Phòng)
Ngoài mặt hàng chính, các cửa hàng đều nghĩ cách đưa các loại hàng rất khác nhau vào bán. Vì thế các cửa hàng văn phòng phẩm không chỉ quảng cáo “các tiểu thuyết mới sang theo các chuyến thư” mà còn quảng cáo cho các “ngăn tơ lụa, đồ hộp, bát đĩa, đồ thủy tinh, đồ dùng của phụ nữ”. Mặc dù có những cố gắng đó, vào năm 1885, Hà Nội vẫn còn thiếu nhiều thứ và người ta có thể thấy trên tờ Tương lai Bắc Kỳ số ngày 5/8/1885 một thông báo khá bình thường nhưng đặc sắc về vấn đề này: Dân chúng Pháp tại Hà Nội yêu cầu:
Một hiệu thịt bò
Một hiệu giặt theo kiểu Pháp Một hiệu cắt may Một hiệu sửa chữa giày Bàn bi-a trong các hiệu cà phê |
Đại lộ Đồng Khánh - Nay là phố Hàng Bài
Còn 30 tuần nữa
Hòa cùng cả nước đếm ngược thời gian hướng về Đại lễ Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội (10/2010), hãy cùng TT&VH Cuối tuần khám phá lại một “Hà Nội mến yêu” từ những góc nhìn “lạ”, những góc nhìn từ “bên ngoài”, của những người không biết nói “tiếng Hà Nội”, nhưng họ đã, hoặc tình cờ, hoặc bị thu hút,đến với thành phố này, khám phá nó. Góc nhìn Hà Nội của người nước ngoài, phần nào cho chúng ta thấy một Hà Nội khác, một Hà Nội không còn chỉ của riêng người Hà Nội, người Việt Nam, mà còn là một thành phố của con người. |
Trong những ngày đầu, nếu các hiệu cà phê mở dễ dàng thì việc mở khách sạn vất vả hơn. Những khách đầu tiên tại khách sạn duy nhất tại Hà Nội năm 1884 để lại một bức tranh không mấy quyến rũ: “Những ngôi nhà bằng sắt móng ngựa vây quanh những chiếc sân trông ra đầm, những vách ngăn bằng tre trát toocxi qua loa, mái rạ. Giữa mái và các vách có một khoảng trống năm mươi centimet để thông gió nhưng các du khách đến Hà Nội vào tháng Hai với nhiệt độ tám độ vào ban đêm thấy ngay rằng người ta nghĩ tới mùa hè quá sớm! Nếu muốn phòng ấm áp, bạn phải đóng các cửa sổ con còn nếu muốn sáng, phải mở hết chúng, thành ra không thể đồng thời làm cho căn phòng vừa sáng vừa ấm áp”.
Khách sạn đầu tiên bằng gạch cho người châu Âu khai trương vào tháng 11/1885 ở phố Hàng Thêu (nay là Hàng Trống), cạnh tòa báo Tương lai Bắc Kỳ. Khách sạn này có tên là Đại Khách sạn (Grand Hôtel), nó “có một phòng ăn 50 người, phòng bi-a được nhập đầu tiên vào Hà Nội, tất cả được lắp kính và ban đêm sáng choang”. Cuối cùng, cực kỳ tinh tế, “một phòng liệu pháp nước, ở đó vào ban ngày, khách hàng có thể tắm bằng vòi hương sen bất cứ lúc nào”. Chen giữa phố Hàng Thêu và hồ, chỗ ngày nay là vườn hoa, Đại Khách sạn bố trí “một cái chòi quê rất đẹp”. Trên hồ: hai chiếc ca nô duyên dáng cho phép khách quen dạo chơi hoặc luyện tập sức khỏe”.
Đại Khách sạn - Grand Hôtel
Sự ngạc nhiên còn lớn hơn khi xuất hiện xe khách công cộng (tramway) vào năm 1885. Đó chỉ là một chiếc xe nhỏ do ngựa kéo chạy qua các phố Hàng Khay và phố Hội Truyền giáo (nay là phố Nhà Chung). Phố Hội Truyền giáo hẹp đến nỗi quyết định của cảnh sát ngày 28/7/1885 yêu cầu những người đi xe ngựa và xe cộ tránh đi cùng giờ với giờ xe khách chạy, một lệnh có trước qui định đường một chiều 40 năm! Lường trước mọi chuyện, lệnh trên cũng cấm người lái xe khách cho ngựa phi nước đại và buộc phải bóp còi nhiều lần ở các giao lộ đông người qua lại.
Cho tới năm 1886, Hà Nội chỉ có hai chiếc xe bốn bánh, một chiếc bằng gỗ kiểu Colombo (kiểu xe Ấn Độ) của Hội Truyền giáo để Giám mục Hà Nội dùng đi lại. Chiếc thứ hai kiểu Victoria của viên chỉ huy Henri Riviere. Sau này chiếc Victoria được bán đấu giá cho ông Coutel, nhà thầu khoán đầu tiên ở Hà Nội...
Hai giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển khu phố Pháp là sự khai quang khu vực Hồ Gươm và việc xây dựng trên bờ đông của nó các tòa nhà hành chính đầu tiên chuyển từ khu nhượng địa ra...
Đồng thời với việc trở thành trung tâm hành chính và thương mại, khu phố mới còn phát triển về phía bắc bằng cách san lấp một số đầm kẹp giữa Hồ Gươm và sông Hồng để xây dựng nhà cho công chức thuê, về phía nam bằng cách xây dựng đại lộ Gambetta (nay là Trần Hưng Đạo)... Theo nghị định của công sứ Hà Nội ngày 26/12/1886: trong thời hạn một năm các nhà lá trên phố Paul Bert (Tràng Tiền ngày nay), phố Hàng Thêu phải phá hủy và thay bằng nhà gạch lợp ngói.
Thời ấy mọi sự cầu kỳ về quần áo bị loại bỏ thẳng tay. Phụ nữ, tuy còn hiếm, cũng tự nhiên tới hiệu cà phê trong bộ áo choàng đi ngủ còn nam giới trong bộ lòa xòa như người Hồi giáo. Không nhiều nhưng các trò tiêu khiển hoàn toàn không thiếu. Thử nghiệm đầu tiên về sân khấu được thực hiện vào năm 1885 trong một lán gỗ nằm giữa hồ và xưởng phát điện. Nhóm kịch có hai diễn viên chuyên nghiệp và vợ chồng ông Deschamps. Các cuộc đi dạo cực kỳ hạn chế vì các toán cướp đi lại trong các khu liền ngay với thành phố nhưng đã được thay thế bằng bơi thuyền, một việc có thể thực hiện tốt ở Hồ Gươm cũng như Hồ Tây. Năm 1883 đua thuyền được khai trương trên Hồ Gươm bằng một chiếc thuyền độc mộc 10 người chèo. Các nhà báo Paris trọ bên bờ Hồ Gươm mỗi người có một chiếc thuyền, ngoài ra còn có hai chiếc ca nô dành cho khách của Đại Khách sạn ở phố Hàng Thêu...
Là thủ đô trí tuệ của Đông Dương trong tương lai, ngay từ buổi ban đầu, Hà Nội đã mở ra sự tôn thờ các giá trị tinh thần: nếu Viện Hàn lâm Bắc kỳ chưa đáp ứng được những gì Paul Bert mong đợi thì Ủy ban Nghiên cứu Nông Công Thương đã có những phiên họp khá lý thú vào năm 1886 và 1887. Tờ Tương lai Bắc kỳ do nhà báo Jules Cousin phụ trách đã cho đăng tải những bài nghiên cứu đặc sắc. Một trong những cơ sở dịch vụ có tổ chức là nhà in chính phủ và một trong những cửa hàng tại phố Hàng Khảm là hiệu sách. Đó là những dấu hiệu văn hóa. Từ năm 1886, L.Gillet mở một phòng đọc sách với giá hai đồng một tháng hoặc 20 xu mỗi cuốn. Năm 1888, nhà Schneider cho thuê một phần sách trong hiệu sách của mình với cùng biểu giá.
Từ một thành phố cổ, Hà Nội đã nhanh chóng cuốn vào nhịp điệu cuộc sống hiện đại...
(Trích trong cuốn Hà Nội giai đoạn 1873-1888 của Andre Masson, Lưu Đình Tuân biên dịch, NXB Hải Phòng)