3. Giá Trị Đạo Học
Đạo của Lão Tử vạch một lối thoát cho những ai, là kẻ bất mãn thế cuộc nhiễu nhương, đầy cạm bẫy như thời Xuân Thu Chiến Quốc, có được một lẽ sống riêng, hợp với bản chất chân thật của mình. Đồng thời tránh được lối phản kháng bằng hành động phạm pháp cá nhân, hoặc bạo lực tập thể, khiến cho xã hội mà mình đã bất mãn càng thêm hỗn loạn, rối ren. Đó là giá trị về xã hội.
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, đang lúc vua quan các nước thực thi chính sách kiêm tính, để trở thành nước lớn, khả dĩ "kẹp thiên tử nhi lệnh chư hầu . (Uy hiếp nguyên thủ trung ương, chỉ huy các nước địa phương). Đồng thời, phần tử trí thức cũng chủ trương “định ư nhất”, mong sao thực hiện được lý tưởng thiên hạ thống nhất thịnh trị, thì ngược lại, Lão Tử chủ trương "Tiểu quốc quả dân" (Nước nhỏ dân ít). Người cho rằng, với nước nhỏ dân thưa, thì ít có tranh chấp và dễ trị. Nhà nước chẳng phải nhọc lòng làm gì mà dân vẫn tự sống an lành. Lý luận đó của Lão Tử, lúc bấy giờ chẳng ai nghe theo, cả Khổng Tử cũng chẳng tin. Nào ngờ thế giới ngày nay lại có lối tư duy mới, chẳng hẹn mà gặp nhau với Lão Tử. Sau thời kỳ "Chiến tranh lạnh", có nhiều xứ khác nhau về dân tộc, tôn giáo trong cùng một quốc gia, đang đua nhau đứng lên tranh đấu, giành quyền độc lập tự chủ, như các nước cộng hòa trong Liên bang Sô viết, liên bang Nam Tư và khối dân miền bắc Iraq, ấn Độ hiện nay, cũng như Mông Cổ, Tây Tạng của Trung Quốc từ trước. Trực diện với vấn đề này, quốc tế tuy chẳng tiện can dự trực tiếp, nhưng cũng không phản đối, thậm chí còn khuyến khích một cách gián tiếp nữa là khác. Đó là giá trị về chính trị.
Tuy nhiên, thuyết "vô vi" của Lão Tử dễ bị người ta mượn cớ trốn tránh trách nhiệm, nhất là những người công chức ăn lương nhà nước, lại có tâm lý tiêu cực, họ bảo nhau: "Ít làm ít lỗi, chẳng làm thì không có lỗi".
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, đang lúc vua quan các nước thực thi chính sách kiêm tính, để trở thành nước lớn, khả dĩ "kẹp thiên tử nhi lệnh chư hầu . (Uy hiếp nguyên thủ trung ương, chỉ huy các nước địa phương). Đồng thời, phần tử trí thức cũng chủ trương “định ư nhất”, mong sao thực hiện được lý tưởng thiên hạ thống nhất thịnh trị, thì ngược lại, Lão Tử chủ trương "Tiểu quốc quả dân" (Nước nhỏ dân ít). Người cho rằng, với nước nhỏ dân thưa, thì ít có tranh chấp và dễ trị. Nhà nước chẳng phải nhọc lòng làm gì mà dân vẫn tự sống an lành. Lý luận đó của Lão Tử, lúc bấy giờ chẳng ai nghe theo, cả Khổng Tử cũng chẳng tin. Nào ngờ thế giới ngày nay lại có lối tư duy mới, chẳng hẹn mà gặp nhau với Lão Tử. Sau thời kỳ "Chiến tranh lạnh", có nhiều xứ khác nhau về dân tộc, tôn giáo trong cùng một quốc gia, đang đua nhau đứng lên tranh đấu, giành quyền độc lập tự chủ, như các nước cộng hòa trong Liên bang Sô viết, liên bang Nam Tư và khối dân miền bắc Iraq, ấn Độ hiện nay, cũng như Mông Cổ, Tây Tạng của Trung Quốc từ trước. Trực diện với vấn đề này, quốc tế tuy chẳng tiện can dự trực tiếp, nhưng cũng không phản đối, thậm chí còn khuyến khích một cách gián tiếp nữa là khác. Đó là giá trị về chính trị.
Tuy nhiên, thuyết "vô vi" của Lão Tử dễ bị người ta mượn cớ trốn tránh trách nhiệm, nhất là những người công chức ăn lương nhà nước, lại có tâm lý tiêu cực, họ bảo nhau: "Ít làm ít lỗi, chẳng làm thì không có lỗi".