Home » » Giải Trình Luận Án Ngoài Học Hàm Bác Học (Phần 1)

Giải Trình Luận Án Ngoài Học Hàm Bác Học (Phần 1)

Written By kinhtehoc on Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013 | 14:07

Tổng quan Giải trình Luận án ngoài học hàm Bác học
- Bẻ gãy thuyết Sáng Tạo.
- Chỉ ra sự bế tắc, mông muội có nơi thuyết Duy Tâm chủ quan.
- Sửa sai thuyết Duy Vật và phương pháp Luận biện chứng khách quan nửa vời ở thời điểm hiện tại.
- Hoàn chỉnh thuyết Tiến Hóa và trình bày sáng rõ, xuyên suốt sự tiến hóa từ điểm khởi nguồn đến điểm kết thúc của sự sống, con người, vũ trụ,…
Ngoài tiêu đề bài viết tạo điểm nhấn bên Đời là “Giải Trình Luận Án Ngoài Học Hàm Bài Học” bài viết còn có tiêu đề khác tạo điểm nhấn bên Đạo là “Mở Cửa Tâm Linh”. Bởi do kiến chấp của tri thức nhân loại tách rời đời đạo mà bài viết có hai tiêu đề riêng biệt nhằm bổ khuyết, hợp nhất hai nẻo đạo đời, phần nào thể hiện tính không hai nơi nội dung bài viết.

Phương Pháp Luận - Giải trình biện chứng bằng sự thật khách quan, logic, sáng rõ và đúng mực :

Thuyết Big Bang, thuyết Tiến Hóa, thuyết Sáng Tạo, thuyết Duy Vật, thuyết Duy Tâm,… sơ khởi chỉ là những giả thuyết. Trải qua một thời gian dài được gọt dũa, trau chuốt, phản đối, xung đột, chống trái, tồn tại,… và về sau được sự chấp nhận, đồng thuận của số đông thì từ lý thuyết tạm lập ban đầu những giả định đã được nhân loại tạm thừa nhận như là một định đề, là một lý thuyết đúng thật, có giá trị thực tiễn cho đến khi có một lý thuyết mới hoặc một giả định khác đủ sức bẻ gãy những giả định cũ đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với sự tăng trưởng tri thức, sự hiểu biết khách quan của nhân loại.
Thuyết Sáng Tạo, thuyết Duy Tâm ra đời do sự giới hạn tri thức nhân loại thời sơ khai, mông muội cùng với tính chủ quan lẫn khách quan của người sáng lập ra, kết hợp với niềm tin đôi khi mù quáng của số đông loài người và đã được tuyên truyền rộng trải trong nhân loại. Hình thức sơ khởi của việc trao truyền những thuyết giả định cổ xưa là hình thức truyền miệng. Mãi về sau theo dòng phát triển, tiến hóa nhân loại việc trao truyền được hợp thức hóa bằng kinh sách, bằng các hình thức, các phương tiện lưu giữ thông tin, bằng những người truyền đạo,…
Hạn chế của thuyết Sáng Tạo, thuyết Duy Tâm là có nguồn gốc rất cổ xưa. Vì thế tri thức, sự hiểu biết con người lúc bấy giờ là thấp kém, là rất hạn chế. Do gốc xuất phát như vậy nên tính suy diễn, phán đoán chủ quan là khuynh hướng chủ đạo của các giả thuyết cổ xưa. Nhất là khi những vị đại biểu đại diện đã chủ quan áp đặt diễn giải, lý luận bằng tri thức cá nhân có giới hạn, thiếu tính tổng thể, rõ ràng, và đánh mất tính khách quan, tính trung thực cần thiết.
Mặt khác, do những vấn đề mà thuyết Sáng Tạo, thuyết Duy Tâm đề cập đa phần liên quan đến những vấn đề siêu hình, vô hình không dễ nắm bắt, nhận biết. Nhất là khi con người không đứng ở tầm nhìn tổng thể, khách quan cùng với sự chủ quan cá nhân, sự giới hạn tri thức,… thì lý thuyết giả lập trên trở nên mơ hồ, hoang đường, một số giả thuyết đã không còn thật đúng với sự hiểu biết nhân loại ngày nay.
Do tư duy phiến diện, thiên kiến, chủ quan,… mà những đại biểu cho thuyết Sáng Tạo, thuyết Duy Tâm đã không theo kịp sự tiến bộ tri thức nhân loại. Điều này đã khiến cho các thuyết cổ xưa mất dần giá trị, trở nên bơ vơ, lạc lõng trong khối tri thức đồ sộ không ngừng cập nhật, bổ sung ở loài người.
Do không thật hiểu bản chất mọi vấn đề ở những người truyền đạo - “Người giữ lửa” mà thuyết Sáng Tạo, thuyết Duy Tâm đã bị đào thải, mai một, gần như đánh mất hoàn toàn giá trị. Do cố chấp, bảo thủ, cực đoan, chủ quan, cuồng tín ở số đông “người giữ lửa” mà dần dần thuyết Sáng Tạo, thuyết Duy Tâm phơi bày những yếu kém, hạn chế, vướng mắc rất nhiều sai lầm. Điều này đã khiến cho “Người mồi lửa” năm xưa và “Người giữ lửa” hiện tại trở nên mông muội, si mê, cực đoan, hợm hĩnh, kệch cỡm và lố bịch trong cái nhìn của tri thức nhân loại nửa vời ngày nay.
Do cố níu kéo sự đúng mực không còn nữa ở Thuyết Sáng Tạo, thuyết Duy Tâm mà những “Người truyền lửa” vô hình chung đã gieo vào lòng nhân loại sự mê tín, cuồng tín. Đây chính là sai lầm nối tiếp sai lầm ở những “Người giữ lửa” ở tất cả các tôn giáo ngày nay (Phật giáo cũng không là trường hợp ngoại lệ).
Việc “bẻ gãy” thuyết Sáng Tạo về vũ trụ, về vật chất do một Đấng quyền năng, một vị thần Sáng Tạo thế giới là điều không khó đối với sự tiến bộ khoa học, tri thức nhân loại ngày nay. Dù vậy hiện vẫn tồn tại không ít tôn giáo có sức ảnh hưởng sâu rộng với nhân loại vẫn duy trì niềm tin, đức tin tín đồ về “giá trị còn mãi” có nơi thuyết Sáng Tạo của các Đấng quyền năng. Và điều đáng ngạc nhiên là với kiến thức chứa đựng rất nhiều sự tiến bộ, sáng rõ đương đại mà vẫn có rất đông đảo người tin nhận vào thuyết Sáng Tạo hoang đường cùng sự tồn tại một Đấng Sáng Thế toàn năng.
Vậy niềm tin, đức tin mù quáng, thiển cận, trói buộc, mắc nhiều lỗi lầm đó có thể gọi là gì ngoài việc tạm gọi là niềm tin cuồng tín, đức tin mê tín.
Không chỉ vậy! Ngày nay có rất nhiều vị Hồng Y, Giám Mục và cả Đức giáo hoàng đều là những nhà khoa học, tiến sĩ, học giả,… khoác trên người chiếc áo người truyền đạo - “Người giữ lửa”. Họ đã trói sự hiểu biết của cá nhân vào điều gì để diễn vở diễn đồng thời đóng cả 2 vai diễn trái ngược, mâu thuẫn, đối trọng trực tiếp với nhau. Bởi lẽ nếu họ diễn đúng vai diễn nhà khoa học thì họ phải “lột trần sự thật” về thuyết Sáng Tạo, về chân tướng Đấng quyền năng. Ngược lại, nếu họ diễn vai “Người giữ lửa” thì họ sẽ phải bài xích, bác bỏ những luận chứng khoa học không thể dung hòa với sự tồn tại của Đấng Sáng Thế, thuyết Sáng Tạo.
Nhưng họ đã không làm một điều tương tự như thế.
Phải chăng họ sẽ dung hòa khoa học với duy tâm, Đấng quyền năng, thuyết Sáng Thế?
Họ cũng không ra sức dung hòa khoa học, thuyết duy vật cùng thuyết duy tâm, thuyết Sáng Tạo.
Thực tế là họ không thể làm điều đó. Sự hiểu biết họ có giới hạn dù cho họ có cố gắng gom góp, tích lũy thêm rất nhiều sự hiểu biết thì họ vẫn không thể “phá vỡ” cái xiềng xích đã trói buộc tư duy, nhận thức, ý thức của chính họ. Họ chỉ có thể là học giả chứ không thể là hành giả. Vì thế họ đã bị trói buộc, dính mắc, không thể thoát ra khối kiến thức góp nhặt, chủ quan, sự hiểu biết chỉ đạt giá trị nửa vời có từ bên ngoài.
Mỗi một người học hỏi, tìm tòi sự hiểu biết tạm gọi là một con sâu. Sau một thời gian dài tích lũy con người sẽ tạo cho mình một cái vỏ bọc kiến thức tương ưng với hình ảnh con sâu sẽ tạo cho mình một cái kén. Lúc bấy giờ người học đã trở thành học giả. Điều mà vị học giả cần làm là phải phá vỡ cái vỏ bọc kiến thức để trở thành một người tự do không bị sự hiểu biết trói cột, kìm hãm, đè nén. Nếu phá bỏ được cái vỏ bọc con sâu sẽ trở thành một con bướm có thể bay cao, bay xa. Nếu không thể phá bỏ vỏ kén con sâu sẽ bị cầm tù và chờ chết trong lớp vỏ kén. Hiển nhiên một cuộc sống bị cầm tù, giam hãm sẽ không thể biết đi đâu, về đâu, không thể rõ biết thế giới bên ngoài dài rộng biết nhường nào.
Nếu điều đó xảy ra thì danh vị học giả với kẻ tử tù dường như không nhiều khác biệt. Một kẻ bị cầm tù sau song sắt, một người giam thân tâm trong khối kiến thức khổng lồ, hỗn độn, có sự nghẽn lối vô thủy, vô chung, không có lối ra, mịt mờ nguồn cội, và  không rõ chết sẽ hết hay về đâu.
Vì lẽ đó họ không thể rõ biết “Thế nào là đúng? Thế nào là sai?”. Họ đành chấp nhận một cuộc sống 2 mặt. Làm “Người giữ lửa” gieo đức tin hoang đường trong tín đồ để thu đoạt địa vị, danh lợi nơi đạo cùng một niềm tin gượng ép, mù quáng về sự phục tùng Đấng quyền năng sẽ được Ơn Trên thương tưởng cho về nước Thiên Đàng. Làm nhà khoa học để được người đời nể trọng, tôn kính cùng với quyền lợi, danh tiếng nơi xã hội.
Nếu chủ quan vào phân tích, đánh giá hẳn là tôi có thể gọi họ là những người 2 mặt, ăn ở 2 lòng, vừa sống giả dối trong đạo, vừa lừa gạt bên đời. Tri thức hẹp kém, sự hiểu biết nửa vời tối tăm và mông muội. Vì sự an toàn bản thân họ - những “Người giữ lửa” đã tự biến họ thành một anh hề ngớ ngẩn, những người kém hiểu biết bậc nhất ở cả hai lĩnh vực đời đạo. Nhất là khi sự hiểu biết của nhân loại không ngừng tăng trưởng, ngày càng sáng rõ, đúng mực hơn.
Nếu là một người truyền đạo chân chính có sự hiểu biết khách quan, tổng thể, đúng mực thì “Người giữ lửa” rất nên thừa nhận sai lầm không thể bào chữa nơi thuyết Sáng Tạo và gỡ bỏ đức tin mù quáng, mê muội ở các tín đồ và vạch ra hướng phát triển đúng đắn cho tôn giáo mà họ đang truyền giữ. Nhưng tri thức của những vị học giả đã không đủ khả năng làm được điều đó và chính họ đã khiến tôn giáo mà họ “giữ lửa” mất giá trị, hẹp kém, trơ tráo và lố bịch.
Qua đoạn trình bày trên, tôi đã thêm một lần nữa khẳng định thuyết Sáng Tạo về nguồn gốc con người, vũ trụ,… đã “chết hoàn toàn”, đánh mất tính sáng tạo và những “Người giữ lửa” cùng tín đồ không nên níu giữ.
Việc làm vụng về, vô ích đó chỉ khiến nhân loại rẻ khinh, miệt thị tôn giáo mê cuồng, giả trá và những người truyền giữ đạo kém cõi tri thức, ngu xuẩn, mông muội và lố bịch.
Việc đáng làm hơn ở những “Người giữ lửa” là khách quan thừa nhận sai lầm vì đây là một lỗ hổng tri thức thời xa xưa.
Việc khách quan thừa nhận khuyết điểm nơi thuyết Sáng Tạo không hẳn là việc làm đáng hổ thẹn mà điều này sẽ giúp “cởi trói” cho tín đồ và cũng “tháo xiềng xích” đã từng trói buộc nhận thức, ý thức, tư duy ở “Người giữ lửa”, giúp sự hiểu biết về thế giới tâm linh, thế giới vật chất ở những người bị trói buộc tăng trưởng, tiến bộ thêm.
Tôi đã “tháo gỡ hoàn toàn” thuyết Sáng Tạo không còn giá trị thực tiễn. Nhưng tôi không hề có ý định phủ định, xóa bỏ thuyết Duy Tâm.
Vì sao?
Vì thế giới tâm linh, các cõi giới vô hình là thật có. Vì lẽ đó sẽ không có bất kỳ người nào có trong nhân loại từ cổ chí kim đủ sức triệt tiêu, phủ định sạch trơn sự tồn tại của duy tâm.
Và nhân loại ngày nay với tư duy, nhận thức, ý thức thiên về duy vật dẫn đến sự mất cân bằng nội tâm ở mỗi người cũng như ở nhân loại. Điều này đã khiến xã hội loài người ngày càng trở nên hỗn độn, rối ren, bất ổn, dễ vỡ,… với hàng loạt khủng hoảng toàn diện, liên hoàn và gần như không có lối thoát, không có giải pháp nào vẹn toàn cho tất cả.
Việc quan trọng cần làm nhất cho xã hội loài người là cân bằng lại nội tâm con người bằng việc tăng trưởng, nâng cao tầm nhận thức, sự hiểu biết lên mức khách quan, tổng thể, đúng mực thật sự.
Thuyết Duy Tâm chính là cứu cánh, là chìa khóa để giải tỏa những vấn đề mà nhân loại đang mắc phải. Hiển nhiên là tôi sẽ không dùng thuyết Duy Tâm để dối gạt loài người thêm lần nữa mà chính do giá trị thật có, tính khách quan, đúng mực của thuyết Duy Tâm sẽ “gỡ rối” cho nhân loại.
Tôi chỉ có thể giúp nhân loại phần nào tường tận giá trị, sự tồn tại của duy tâm có nơi thế giới hữu hình và vô hình.
Còn tương lai nhân loại, tương lai mỗi người sẽ do mỗi người tự chọn lựa.
Qua phần trình bày về thuyết Sáng Tạo, thuyết Duy Tâm ở trên dễ khiến người đọc nhận định liên quan đến vấn đề duy tâm thường tạo ra sự mê tín, cuồng tín cho con người. Thật ra không hẳn vậy, trong mê tín, cuồng tín có chánh tín, có sự đúng mực.
Nếu thuyết Duy Tâm chỉ có cuồng tâm, mê loạn, gạt người thì duy tâm đã bị triệt tiêu, đào thải tự lâu rồi. Nhưng duy tâm vẫn còn tồn tại và ngày nay duy tâm đang cố vùng vẫy, ngoi lên dù rằng chưa một ai tường tận lối đi đúng mực cho thuyết Duy Tâm.
Khoa học, thuyết Duy Vật, tri thức nhân loại ngày nay phần lớn thường do những người hiểu biết, những nhà khoa học, những học giả tìm tòi, nghiên cứu, phát minh sáng tạo ra.
Khác với khoa học, thuyết Duy Vật,… thuyết Duy Tâm cổ xưa phần nhiều do những vị hành giả tỏ ngộ sáng lâp thành. Và cũng có không ít người qua quá trình nghiên cứu kinh sách cổ tự tạo ra một tôn giáo mới, dựng ra một thuyết Duy Tâm khác biệt ít nhiều với nguyên gốc. Đây là những bản sao chép, tái bản vụng về giá trị tâm linh nhưng tinh xảo về mặt hình thức, nâng cấp khả năng trói buộc tín đồ bằng niềm tin, đức tin và sự trừng phạt.
Do “vượt rào” giá trị tâm linh nên thuyết Duy Tâm của những loại hình tôn giáo này có sự chủ quan, có sự tính toán mục đích xây dựng hệ thống tôn giáo. Ngoài mục đích cân bằng, an định nội tâm con người bắt buộc có ở các loại hình tôn giáo thì mục đích của người sáng lập ra những tôn giáo này có thể nhằm vào vị trí giáo chủ, quyền lực, sức ảnh hưởng, lợi dưỡng, lợi danh, tính hưởng thụ, tính đấu tranh, việc giải phóng ách áp bức, bóc lột cho dân tộc,…
Vì thế nên thuyết Duy Tâm có ở các loại hình tôn giáo này cùng với những tôn giáo do những vị hành giả chưa tỏ ngộ hoàn toàn, góc nhìn chưa đạt mức tổng thể, sáng rõ thường bị giới hạn, trói buộc, mang tính chủ quan, thiển cận, phiến diện rõ nét.
Càng về sau, nhằm bảo vệ lập trường, quan điểm, chủ kiến, việc duy trì sự tồn tại tôn giáo mà những vị Giáo chủ, những người truyền đạo, những “Người giữ lửa” ra sức tuyên truyền luận thuyết Duy Tâm chính thống, đúng nhất. Nhưng do cách hành xử rơi vào cố chấp, bảo thủ, cực đoan, mê muội,… mà thuyết Duy Tâm chủ quan ngày càng phơi bày lộ liễu những hạn chế, sự chủ quan, khiếm khuyết giả định,… trước sự tăng trưởng, tiến bộ tri thức, sự hiểu biết của con người.
Hiển nhiên là phần nhiều (Nếu không nói là tất cả) các loại hình tôn giáo này dễ thường gây ra sự mê tín, cuồng tín, dị đoan cho con người. Ngày nay, do đánh mất giá trị gốc, giá trị cốt lõi ban đầu cùng với việc tụt hậu tri thức tâm linh, người học Phật (nói riêng), người truyền đạo (nói chung) không theo kịp sự hiểu biết nhân loại Phật giáo cũng đã rơi vào “sự sa ngã thế giới tâm linh”, gây ra việc trao truyền mê tín dị đoan hơn là việc gìn giữ, rộng truyền giá trị chánh tín cần có.
Vậy đâu là chánh tín, đâu là mê tín, tôn giáo nào là chân chính, đúng mực?
Vấn đề quyết định mê tín, chánh tín là ở sự khách quan, tổng thể, đúng mực của vị hành giả về vấn đề tâm linh.
Nếu tầm nhìn giới hạn, sự hiểu biết khép kín, có sự ngăn ngại, tính chủ quan, cố chấp, bảo thủ, cực đoan,… ở vị hành giả sẽ tạo ra thuyết Duy Tâm chủ quan. Kết quả là sẽ tạo ra sự mê tín, cuồng tín có nơi thuyết Duy Tâm, người trao truyền và tín đồ. Con người thường dùng sự vô hình, huyễn hóa, không dễ nắm bắt, nhận diện thế giới tâm linh làm “Lá chắn bảo vệ” nhằm bào chữa, ngụy biện, khỏa lấp sự yếu kém, hạn chế của thuyết Duy Tâm chủ quan cũng như sự u tối, mê mờ, không sáng rõ của người truyền đạo về thế giới tâm linh, các nẻo vô hình.
Nếu tầm nhìn tổng thể, sự hiểu biết mở cùng tính sáng rõ, đúng mực,… ở người hành giả sẽ cho ra đời thuyết Duy Tâm khách quan. Kết quả của sự tỏ ngộ ở vị hành giả chân chính là thuyết chánh tín có công năng an định, cân bằng nội tâm con người và cả  thế giới tâm linh. Và … với một vị hành giả chân chính thì mọi vấn đề liên quan đến thế giới vô hình đều có thể nhận diện, nắm bắt nếu việc làm đó là sự cần thiết.
Khi người hành giả truyền trao thuyết Duy Tâm khách quan thì họ đã phá vỡ vỏ bọc hành giả của tự thân. Và … việc trao truyền thuyết Duy Tâm khách quan của vị hành giả là vì tâm từ bi cứu khổ, giúp đời chứ không vị lợi dưỡng, lợi danh, địa vị giáo chủ cũng như việc được tôn thờ, lễ lạy,…
Việc phá bỏ vỏ bọc hành giả ít khi được những vị hành giả thực hiện. Nhất là đối với những vị hành giả đạt được được sự giác ngộ chưa hoàn toàn vì họ chưa hoàn toàn thấu rõ các nẻo nơi cõi giới vô hình. Vì một sự an toàn cần thiết và sự thảnh thơi, tự tại cá nhân họ không sẵn sàng cho việc làm cầu đò giúp người.
Còn đối với những vị giác giả hoàn toàn, họ đã thấu rõ các nẻo giới và cả lối thoát sinh tử và vì xót thương sự đau khổ, phiền muộn luôn thường tại ở xã hội loài người, vì muốn giúp chúng sinh nẻo giới vô hình giải thoát hoàn toàn mà phát khởi từ bi tâm rộng truyền chánh pháp chân thật, đúng mực.
Với tầm nhìn hẹp kém cá nhân tôi đã đôi lần dò tìm từ cổ chí kim và kết hợp với tri thức nhân loại còn lưu giữ tôi chỉ nhận diện được duy nhất Phật Thích Ca là vị giác giả đã từng làm hoàn mãn điều tốt đẹp đó.
Mong rằng bạn đừng vội nhận định tôi đang tán dương Phật Thích Ca vì điều đó với tôi gần như không có nhiều giá trị. Tôi vốn không là tín đồ đạo Phật nên không cần phải tán dương Người đã thể nhập vào chân như tịch diệt.
Tôi chỉ nói sự thật về Phật Thích Ca nhằm khơi gợi cho nhân loại biết rằng xã hội loài người đã từng có một con người như thế. Đồng thời tôi sẽ khẳng định với mọi người về sự tồn tại xác đáng của thế giới tâm linh vô hình cùng con đường thoát khỏi sinh tử luân hồi,…
Việc chỉ ra điểm hạn chế, giới hạn tri thức nhân loại sẽ góp phần “cởi trói” tư duy, nhận thức, ý thức con người ra khỏi sự hiểu biết chủ đạo dính mắc sai lầm nơi quan niệm “Chết là hết”.
Nhân tiện không vì sự khoa trương, khoe mẽ tôi cũng khẳng định rằng tôi là người thứ 2 sau Phật Thích Ca đã liễu ngộ, rõ biết sự luân hồi nơi 3 cõi, 6 đường, quy luật nhân quả, con đường giải thoát hoàn toàn, xa lìa sinh tử.
Tại sao tôi lại lên tiếng khẳng định sự tỏ ngộ cá nhân, một việc làm vụng về, không đáng để người hành giả dính mắc; việc phô trương lộ liễu ở vị hành giả dễ thường gây ra sự chống trái, chê trách, khinh ghét ở những vị học giả, hành giả khác cũng như ở những người học Phật cực đoan, bảo thủ, tự phụ hơn người?
Vì tôi “trót” đã vay mượn từ bi tâm của người đi trước - Phật Thích Ca. Thế nên tôi phải trả lại cho người. Mặt khác, tôi cũng muốn mau chóng thoát ra khỏi món nợ từ bi tâm vay mượn. Đồng thời cũng là việc tùy thuận giúp nhân loại nhận diện tấm màng vô minh đang cột trói loài người. Vì bi nguyện cao cả của Phật Thích Ca mà tôi phải hợm hĩnh “lộ hình tích”. Việc làm vụng này sẽ góp phần tạo ra “Điểm nhấn”, sự chú tâm đến những bài tôi viết nơi người đọc và tôi cạn nghĩ việc lan truyền ngọn đuốc chánh pháp sáng rõ, khách quan, đúng mực,… đã đến hồi cần thiết.
Nếu nội dung bài viết đọng lại ít giá trị nơi người đọc thì với một sự đồng cảm cùng với sự hiểu biết đúng mực được “nâng cấp” chánh pháp chánh tín, cứu khổ, giúp nhân loại vượt ra ngoài hàng loạt cuộc khủng hoảng xã hội cũng như khủng hoảng nội tâm con người sẽ được thắp sáng và rộng truyền.
Lối thoát cho xã hội con người hiện tại và tương lai phải dựa vào sự thật cùng với sự hiểu biết đúng mực, khách quan về thế giới vật chất, thế giới tâm linh.
Còn bằng ngược lại, nếu nội dung những điều tôi trình bày là ngu dốt, thối nát, thiển cận, hèn kém,… thì tôi đành cam chịu tiếng đời đàm tiếu, miệt thị, rẻ khinh, phơi bày sự mê muội, lố bịch hoặc làm món đồ đáng vất đi.
Tuy nhiên, tôi vẫn đang dùng sự hiểu biết khách quan, tổng thể, sáng rõ và trung thực để trình bày những điều rõ biết.

Theo Blog Vô Ưu :TẠI ĐÂY
(Còn tiếp)
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved