TRẦN DẦN VÀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI

Vào năm 1980, Sherrie Levine đã chụp lại bức ảnh của Alfred Stieglitz’s chụp tác phẩm Fountaincủa Duchamp. Bằng việc chụp lại một tác phẩm chụp một tác phẩm khác này – Sherrie Levine quả thực đã tấn công vào ba niềm tin lớn của chủ nghĩa hiện đại (tạm dịch) là tính nguyên gốc (originality), tính chính danh (authenticity) và tính độc lập (autonomy). Bằng việc công khai đạo văn tác phẩm của người khác (mà thậm chí tác phẩm ấy cũng lại copy lại một tác phẩm của người khác - mà tác phẩm của người khác ấy lại là một tác phẩm được tạo theo kiểu sử dụng lại những vật có sẵn (ready - made) chứ không phải được ra theo kiểu Chúa tạo ra loài người từ đất sét như niềm tin mà mọi nghệ sỹ hiện đại vác theo thậm chí xuống tận mồ - như ảo tưởng củaVan Gogh về chính mình là chúa chẳng hạn) - Sherrie Levine quả thực đã trưng ra một trong những dấu hiệu lớn của chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) - đó là dấu hiệu của sự đổ vỡ niềm tin vào vị chúa ba ngôi Authenticity – Autonomy – Originality.
Trở lại với tập thơ Mùa Sạch của Trần Dần – một tập thơ được viết vào những năm 1964[1] chúng tôi nhận thấy hình thức xây dựng nên cả một tập thơ cũng như hình thức xây dựng nên mỗi bài thơ hoàn toàn mang những thông điệp của chủ nghĩa hậu hiện đại cũng bởi dấu hiệu của sự đổ vỡ niềm tin vào vị chúa ba ngôi nói trên trong cấu trúc và phương pháp tạo nên tác phẩm.
Chúng tôi đã có bài viết về tác phẩm Mùa Sạch từ góc nhìn của nghệ thuật vị niệm và trong bài viết đó đã đưa ra nhận đinh về tập thơ như là một hành trình (process), một khái niệm (concept) chứ không phải một sản phẩm (product), nay xin không nói về chủ đề đó nữa mà xin gợi ra một ý nhỏ của việc xét cấu trúc bài thơ như một cấu trúc của một sự copy lẫn nhau của các cấu trúc gốc – một phương pháp khác hẳn với các nghệ sỹ khác đương thời hay sau này vẫn dùng để tạo nên tác phẩm như một sản phẩm độc lập, chính danh và nguyên gốc của mình thông qua cách xử lý với những bất ngờ, khiếu thẩm mỹ hay đòn bẩy nhân quả, v.v...
Mỗi cấu trúc đoạn thơ của Trần Dần trong bài thơ này chính là một sự copy của cấu trúc trước đó. Trong cấu trúc đó luôn có những thành tố không thay đổi và một thành tố thay đổi – Nhưng thậm chí cái thành tố thay đổi này cũng cũng lại tạo cảm giác không thay đổi theo một chiều khác – chiều của sự liên vần giữa chúng.
Xin trích một đoạn trong bài thơ và xin tô đậm phần không đổi, phần module không đổi sẽ được copy lại suốt dọc bài thơ:
Tìm em
I
Anh vẫn tìm em qua thành phố sạch
Qua tinh mơ xe cộ sạch
Qua chiều sương tỏa lạnh sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua khu nhà nữ sạch
Qua ty văn hoá sạch
Qua trường học sạch
Qua nhà thủy tạ sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua cửa hàng mậu dịch sạch
Qua công ty du lịch sạch
Qua tầm tan trường kịch sạch
Qua đồn phiên dịch sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua phòng triển lãm sạch
Qua khu sứ quán sạch
Qua sớm mai trường Đảng sạch
Qua Bộ Công nghiệp nặng sạch
Qua nha khí tượng sạch
Qua ca ba phân xưởng sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua thư viện sạch
Qua bưu điện sạch
Qua ngược xuôi đuờng tàu điện sạch
Qua đêm trình diễn sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua nhà in sạch
Qua khu Kim Liên sạch
Qua đường Thanh Niên sạch
Qua sân truyền sạch
Qua hồ sen sạch
Qua nhà thuyền sạch
Qua nhà đèn sạch
Qua nhà kèn sạch
Qua nhà diêm sạch
Qua nhà thông tin sạch
Qua xưởng phim sạch
Qua xưởng dệt kim sạch
Qua đường nhà Tiền sạch
Qua trường nữ diễn viên sạch
Qua đầu giêng năm sạch
Tìm em
Qua dẫn chứng trên, ta thấy rằng những thành tố không đổi và được copy suốt toàn bộ bài thơ là:
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua ~ sạch
Qua ~ sạch
Tìm em…
[(~) – phần thay đổi]
Thành tố này chính là cấu trúc chủ yều của bài thơ.
Sau đây, tôi xin lại tô đậm phần thay đổi trong suốt đoạn thơ
Tìm em
I
Anh vẫn tìm em qua thành phố sạch
Qua tinh mơ xe cộ sạch
Qua chiều sương tỏa lạnh sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua khu nhà nữ sạch
Qua ty văn hoá sạch
Qua trường học sạch
Qua nhà thủy tạ sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua cửa hàng mậu dịch sạch
Qua công ty du lịch sạch
Qua tầm tan trường kịch sạch
Qua đồn phiên dịch sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua phòng triển lãm sạch
Qua khu sứ quán sạch
Qua sớm mai trường Đảng sạch
Qua Bộ Công nghiệp nặng sạch
Qua nha khí tượng sạch
Qua ca ba phân xưởng sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua thư viện sạch
Qua bưu điện sạch
Qua ngược xuôi đường tàu điện sạch
Qua đêm trình diễn sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua nhà in sạch
Qua khu Kim Liên sạch
Qua đường Thanh Niên sạch
Qua sân truyền sạch
Qua hồ sen sạch
Qua nhà thuyền sạch
Qua nhà đèn sạch
Qua nhà kèn sạch
Qua nhà diêm sạch
Qua nhà thông tin sạch
Qua xưởng phim sạch
Qua xưởng dệt kim sạch
Qua đường nhà Tiền sạch
Qua trường nữ diễn viên sạch
Qua đầu giêng năm sạch
Tìm em
Cấu trúc ở giữa chữ “qua” và chữ “sạch” luôn được luân phiên thay đổi. Tuy nhiên chính phần thay đổi này lại được liên kết với nhau bằng sự liên vần và như thế, sự thay đổi của nó cũng có thể chỉ gọi là tương đối. Nếu chúng ta chú ý vào phần thay đổi suốt dọc bài thơ, chúng ta sẽ thấy mối liên hệ rất rõ nhận biết giữa sự liên vần của các phần thay đổi đó và chính sự liên kết giữa vần cũng tạo cảm giác về một chiều copy khác
…Nhà thuyền
nhà kèn
Nhà đèn
Nhà diêm
Nhà thông tin
Xưởng phim
Xưởng dệt kim
Nhà tiên
Nữ diễn viên
Đầu giêng
Tìm em
Và như thế – một cảm giác về sự không thay đổi, sự copy – thậm chí vẫn tồn tại ngay cả ở những phần thay đổi trong cấu trúc đoạn thơ trên của Trần Dần.
Cả bài thơ cũng như tập thơ là một sự cố tình và công khai copy lẫn nhau, copy nhiều chiều giữa các cấu trúc và đơn vị. Điều này khác hẳn với các nhà thơ khác cùng thời hay sau này vẫn viết những bài thơ theo kiểu tìm sự độc đáo trong tứ, trong cách gieo vần, trong v.v … và v.v…
_________________________
[1] vì có một số ý kiến cho rằng Trần Dần copy sự cách tân của người khác – thật tâm – tôi không coi việc này là tội lỗi gì hết – nhưng cũng xin lưu ý thêm một sự thật là - cả 2 bài viết quan trọng về conceptual art cũng như tác phẩm incomplet open cubes của Sol Lewitt được tôi dẫn chứng trong bài viết trước đều được sáng tác vào đầu thập kỷ 70 – trong khi tập thơ Mùa Sạch của Trần Dần làm vào năm 64

Vào năm 1980, Sherrie Levine đã chụp lại bức ảnh của Alfred Stieglitz’s chụp tác phẩm Fountaincủa Duchamp. Bằng việc chụp lại một tác phẩm chụp một tác phẩm khác này – Sherrie Levine quả thực đã tấn công vào ba niềm tin lớn của chủ nghĩa hiện đại (tạm dịch) là tính nguyên gốc (originality), tính chính danh (authenticity) và tính độc lập (autonomy). Bằng việc công khai đạo văn tác phẩm của người khác (mà thậm chí tác phẩm ấy cũng lại copy lại một tác phẩm của người khác - mà tác phẩm của người khác ấy lại là một tác phẩm được tạo theo kiểu sử dụng lại những vật có sẵn (ready - made) chứ không phải được ra theo kiểu Chúa tạo ra loài người từ đất sét như niềm tin mà mọi nghệ sỹ hiện đại vác theo thậm chí xuống tận mồ - như ảo tưởng củaVan Gogh về chính mình là chúa chẳng hạn) - Sherrie Levine quả thực đã trưng ra một trong những dấu hiệu lớn của chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) - đó là dấu hiệu của sự đổ vỡ niềm tin vào vị chúa ba ngôi Authenticity – Autonomy – Originality.
Trở lại với tập thơ Mùa Sạch của Trần Dần – một tập thơ được viết vào những năm 1964[1] chúng tôi nhận thấy hình thức xây dựng nên cả một tập thơ cũng như hình thức xây dựng nên mỗi bài thơ hoàn toàn mang những thông điệp của chủ nghĩa hậu hiện đại cũng bởi dấu hiệu của sự đổ vỡ niềm tin vào vị chúa ba ngôi nói trên trong cấu trúc và phương pháp tạo nên tác phẩm.
Chúng tôi đã có bài viết về tác phẩm Mùa Sạch từ góc nhìn của nghệ thuật vị niệm và trong bài viết đó đã đưa ra nhận đinh về tập thơ như là một hành trình (process), một khái niệm (concept) chứ không phải một sản phẩm (product), nay xin không nói về chủ đề đó nữa mà xin gợi ra một ý nhỏ của việc xét cấu trúc bài thơ như một cấu trúc của một sự copy lẫn nhau của các cấu trúc gốc – một phương pháp khác hẳn với các nghệ sỹ khác đương thời hay sau này vẫn dùng để tạo nên tác phẩm như một sản phẩm độc lập, chính danh và nguyên gốc của mình thông qua cách xử lý với những bất ngờ, khiếu thẩm mỹ hay đòn bẩy nhân quả, v.v...
Mỗi cấu trúc đoạn thơ của Trần Dần trong bài thơ này chính là một sự copy của cấu trúc trước đó. Trong cấu trúc đó luôn có những thành tố không thay đổi và một thành tố thay đổi – Nhưng thậm chí cái thành tố thay đổi này cũng cũng lại tạo cảm giác không thay đổi theo một chiều khác – chiều của sự liên vần giữa chúng.
Xin trích một đoạn trong bài thơ và xin tô đậm phần không đổi, phần module không đổi sẽ được copy lại suốt dọc bài thơ:
Tìm em
I
Anh vẫn tìm em qua thành phố sạch
Qua tinh mơ xe cộ sạch
Qua chiều sương tỏa lạnh sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua khu nhà nữ sạch
Qua ty văn hoá sạch
Qua trường học sạch
Qua nhà thủy tạ sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua cửa hàng mậu dịch sạch
Qua công ty du lịch sạch
Qua tầm tan trường kịch sạch
Qua đồn phiên dịch sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua phòng triển lãm sạch
Qua khu sứ quán sạch
Qua sớm mai trường Đảng sạch
Qua Bộ Công nghiệp nặng sạch
Qua nha khí tượng sạch
Qua ca ba phân xưởng sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua thư viện sạch
Qua bưu điện sạch
Qua ngược xuôi đuờng tàu điện sạch
Qua đêm trình diễn sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua nhà in sạch
Qua khu Kim Liên sạch
Qua đường Thanh Niên sạch
Qua sân truyền sạch
Qua hồ sen sạch
Qua nhà thuyền sạch
Qua nhà đèn sạch
Qua nhà kèn sạch
Qua nhà diêm sạch
Qua nhà thông tin sạch
Qua xưởng phim sạch
Qua xưởng dệt kim sạch
Qua đường nhà Tiền sạch
Qua trường nữ diễn viên sạch
Qua đầu giêng năm sạch
Tìm em
Qua dẫn chứng trên, ta thấy rằng những thành tố không đổi và được copy suốt toàn bộ bài thơ là:
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua ~ sạch
Qua ~ sạch
Tìm em…
[(~) – phần thay đổi]
Thành tố này chính là cấu trúc chủ yều của bài thơ.
Sau đây, tôi xin lại tô đậm phần thay đổi trong suốt đoạn thơ
Tìm em
I
Anh vẫn tìm em qua thành phố sạch
Qua tinh mơ xe cộ sạch
Qua chiều sương tỏa lạnh sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua khu nhà nữ sạch
Qua ty văn hoá sạch
Qua trường học sạch
Qua nhà thủy tạ sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua cửa hàng mậu dịch sạch
Qua công ty du lịch sạch
Qua tầm tan trường kịch sạch
Qua đồn phiên dịch sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua phòng triển lãm sạch
Qua khu sứ quán sạch
Qua sớm mai trường Đảng sạch
Qua Bộ Công nghiệp nặng sạch
Qua nha khí tượng sạch
Qua ca ba phân xưởng sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua thư viện sạch
Qua bưu điện sạch
Qua ngược xuôi đường tàu điện sạch
Qua đêm trình diễn sạch
Tìm em
Anh vẫn tìm em qua nhà in sạch
Qua khu Kim Liên sạch
Qua đường Thanh Niên sạch
Qua sân truyền sạch
Qua hồ sen sạch
Qua nhà thuyền sạch
Qua nhà đèn sạch
Qua nhà kèn sạch
Qua nhà diêm sạch
Qua nhà thông tin sạch
Qua xưởng phim sạch
Qua xưởng dệt kim sạch
Qua đường nhà Tiền sạch
Qua trường nữ diễn viên sạch
Qua đầu giêng năm sạch
Tìm em
Cấu trúc ở giữa chữ “qua” và chữ “sạch” luôn được luân phiên thay đổi. Tuy nhiên chính phần thay đổi này lại được liên kết với nhau bằng sự liên vần và như thế, sự thay đổi của nó cũng có thể chỉ gọi là tương đối. Nếu chúng ta chú ý vào phần thay đổi suốt dọc bài thơ, chúng ta sẽ thấy mối liên hệ rất rõ nhận biết giữa sự liên vần của các phần thay đổi đó và chính sự liên kết giữa vần cũng tạo cảm giác về một chiều copy khác
…Nhà thuyền
nhà kèn
Nhà đèn
Nhà diêm
Nhà thông tin
Xưởng phim
Xưởng dệt kim
Nhà tiên
Nữ diễn viên
Đầu giêng
Tìm em
Và như thế – một cảm giác về sự không thay đổi, sự copy – thậm chí vẫn tồn tại ngay cả ở những phần thay đổi trong cấu trúc đoạn thơ trên của Trần Dần.
Cả bài thơ cũng như tập thơ là một sự cố tình và công khai copy lẫn nhau, copy nhiều chiều giữa các cấu trúc và đơn vị. Điều này khác hẳn với các nhà thơ khác cùng thời hay sau này vẫn viết những bài thơ theo kiểu tìm sự độc đáo trong tứ, trong cách gieo vần, trong v.v … và v.v…
_________________________
[1] vì có một số ý kiến cho rằng Trần Dần copy sự cách tân của người khác – thật tâm – tôi không coi việc này là tội lỗi gì hết – nhưng cũng xin lưu ý thêm một sự thật là - cả 2 bài viết quan trọng về conceptual art cũng như tác phẩm incomplet open cubes của Sol Lewitt được tôi dẫn chứng trong bài viết trước đều được sáng tác vào đầu thập kỷ 70 – trong khi tập thơ Mùa Sạch của Trần Dần làm vào năm 64