NASA đã tính toán lại thời gian của lần đi qua gần nhất trong sự kiện này là khoảng 3.5h trễ hơn so với báo cáo trước đó. Sự thay đổi này được thể hiện như bên dưới.
Đây sẽ là một thứ để có thể tập trung vào nếu bạn tập trung làm việc vào tuần tới: Một tiểu hành tinh nhỏ với kích cỡ bằng một chiếc xe buýt đi dã ngoại sẽ có lần đi qua đặc biệt gần so với Trái đất vào thứ hai, nhưng nó sẽ ko được cho là một mối hoạ với hành tinh của chúng ta.

Quỹ đạo của tiểu hành tinh 2011 MD trong suốt lần đi qua ngày 27/6/2011 của nó theo hướng nhìn tổng quát từ Mặt trời (Ảnh: NASA)
Các thành viên của NASA cho biết tiểu hành tinh này sẽ có lần đi qua gần nhất vào lúc 1:14 PM giờ EDT (Eastern Daylight Time, UTC−4, tức 17:14 giờ GMT) ngày 27/6 và sẽ đi qua với khoảng cách chỉ hơn 7,500 dặm (12,000 km) so với bề mặt Trái đất chúng ta. Tại thời điểm cụ thể này, tiểu hành tinh này- mà các nhà khoa học đặt tên là 2011 MD- đang băng ngang qua ngay phía trên phần ngoài khơi của bờ biển Nam cực, với khoảng cách 2,000 dặm (3218 km) phía nam- tây nam so với Cộng hoà Nam Phi.
Tiểu hành tinh 2011 MD được phát hiện vào thứ 4 ngày 22/6 bởi LINEAR, một cặp kính thiên văn tự động (hoạt động như người máy) ở New Mexico có thể quét các vật thể trên bầu trời để tìm các tiểu hành tinh gần Trái đất chúng ta (near- Earth asteroids http://www.space.com/11802-nasa-asteroid-mission-dangerous-1999-rq36.html). Những ước đoán chính xác nhất cho rằng tiểu hành tinh này có bề rộng khoảng từ 29-98 feet (9-30m).
Theo Trung tâm nghiên cứu các vật thể gần Trái đất của NASA tại Phòng thí nghiệm động cơ đẩy phản lực (JPL) tại Pasadena, California, thì một vật thể có kích cỡ như thế này được cho rằng có thể tiến tới gần hành tinh của chúng ta trong khoảng một thời gian trung bình là mỗi 6 năm.
“Sẽ không có cơ hội cho 2011 MD để nó có thể va vào Trái đất nhưng các nhà khoa học sẽ dùng lần đi qua này như một cơ hội để nghiên cứu các quan trắc radar về nó”, theo lời của các nhà khoa học tại chương trình quan trắc tiểu hành tinh của NASA tại JPL viết trên twitter đăng ngày thứ năm (23/6).
“Ngay cả khi tiểu hành tinh này tiến vào bầu khí quyển Trái đất, nó cũng thật không thể tiến tới được bề mặt”, họ nhấn mạnh thêm.
“Ngay cả khi tiểu hành tinh này tiến vào bầu khí quyển Trái đất, nó cũng thật không thể tiến tới được bề mặt”, họ nhấn mạnh thêm.
“Tiểu hành tinh 2011 MD được đo đạc với kích thước khoảng 10m. Trong khi các tiểu hành tinh cấu thành từ đá nhỏ hơn 25m sẽ bị tan ra từng mảnh trong bầu khí quyển của Trái đất và không gây nguy hại cho mặt đất”, các nhà khoa học trong dự án quan sát tiểu hành tinh nói.
Lần đi qua Trái đất sắp tới của tiểu hành tinh 2011 MD này sẽ là lần đi qua rất gần (lướt sát qua), nhưng không phải là kỷ lục ứng với một lần đi qua của các tiểu hành tinh. Kỷ lục hiện tại đang được giữ bởi tiểu hành tinh 2011 CQ1, mà nó đi qua với khoảng cách chỉ 3,400 dặm (5,471 km) so với Trái đất ngày 4 tháng hai năm nay.

Quỹ đạo của tiểu hành tinh 2011 MD ngày 27/6/2011 khi đi vào (được chiếu lên) mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất. Lưu ý từ góc nhìn này, tiểu hành tinh đi qua ở phía bên dưới so với Trái đất (ảnh NASA)
Một đối tượng quan sát cần sự tinh tế trên bầu trời
Trong vài giờ trước khi tiểu hành tinh này tiến tới khoảng cách gần nhất, 2011 MD sẽ quan sát được qua một kính thiên văn nghiệp dư tương đối lớn. Nhưng nếu không kể vị trí nó ở gần nhất khi đi qua, thì thực sự quan sát vật thể này không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
“Những vật thể như thế này quá nhỏ (chỉ 10m) nên thông thường muốn quan sát nó thì một kính thiên văn khá lớn là cần thiết”, các nhà khoa học trong dự án quan sát các tiểu hành tinh thông báo.
Bạn cần phải có một bản đồ sao thật tốt để sử dụng, và bởi vì tiểu hành tinh này di chuyển rất nhanh nên bạn sẽ phải có cả những dữ liệu mới nhất từ Trung tâm nghiên cứu các tiểu hành tinh để tìm thấy và theo dõi nó một cách chính xác trong nền sao trên bầu trời. Tiểu hành tinh này không được kỳ vọng sẽ trở nên rất sáng, bởi nó mờ hơn 250 lần so với các ngôi sao mờ nhất thấy được bằng mắt mà không có sự trợ giúp của thiết bị quang học.
Tiểu hành tinh này sẽ tiến tới gần Trái đất nên lực hấp dẫn của hành tinh chúng ta sẽ làm thay đổi đường đi của nó một cách khá rõ nét.
Sau khi đã tiến tới vị trí đi qua gần nhất với Trái đất, 2011 MD sẽ phóng vọt lên qua vùng hoạt động của các vệ tinh địa tĩnh. Cơ hội cho sự va chạm với một vệ tinh hay một phần thiết bị vũ trụ hay rác không gian là hầu như bị loại trừ.
Lịch sử về các tiểu hành tinh gần Trái đất chúng ta
Vào ngày 28/10/1937, nhà thiên văn học người Đức Karl Reinmuth (1892-1979) tình cờ chụp được một vệt dài để lại của một tiểu hành tinh chuyển động rất nhanh. Hai ngày sau, tiểu hành tinh này đã đi qua với khoảng cách khoảng 460,000 dặm so với Trái đất. Reinmuth đặt tên nó là Hermes, theo tên của thần đưa tin- thần ranh giới- người dẫn đường các linh hồn trên đỉnh Olympus.
Kể từ khi phần lớn các tiểu hành tinh (thực tế có thể tới trên 210,000) được biết rằng tập trung tại vùng nằm giữa quỹ đạo của Hoả tinh và Mộc tinh, các nhà thiên văn lúc đó cảm thấy rằng việc Hermes ở rất gần Trái đất trong lần đi qua đó là một ngoại lệ rất đáng chú ý.
Kể từ khi phần lớn các tiểu hành tinh (thực tế có thể tới trên 210,000) được biết rằng tập trung tại vùng nằm giữa quỹ đạo của Hoả tinh và Mộc tinh, các nhà thiên văn lúc đó cảm thấy rằng việc Hermes ở rất gần Trái đất trong lần đi qua đó là một ngoại lệ rất đáng chú ý.
“Các nhà thiên văn học ngày đó đã phần nào có thành kiến với việc này”, nhà khoa học về tiểu hành tinh của NASA Paul Chodas giải thích, “Họ đã phải tự thuyết phục bản thân mình rằng những cơ hội va chạm là rất hiếm để có thể xem xét xảy ra hay không”.
Từ đó, các nhà thiên văn học đã nghiên cứu và biết rằng những tiểu hành tinh có thể tiến tới gần Trái đất chúng ta với tần số lớn hơn nhiều so với những nhận định trước đó. Lần đi qua của tiểu hành tinh 2011 MD thứ hai tới là một ví dụ điển hình cho điều này.
Với khoảng 8,099 vật thể gần Trái đất đã được phát hiện, trong đó khoảng 827 trong số chúng là những tiểu hành tinh có đường kính xấp xỉ khoảng 1 km hay lớn hơn. Và khoảng 1,236 trong số những vật thể gần Trái đất (NEOs) này đã được phân loại là những Tiểu hành tinh tiềm ẩn mối nguy hiểm cho hành tinh chúng ta (Potentially Hazardous Asteroids –PHAs).
NASA hiện đang lên kế hoạch phóng một tàu thăm dò không người lái để đến quan trắc những vật thể gần Trái đất có nguy cơ tiềm tàng này và mang những mẫu vật chất trên chúng về Trái đất để nghiên cứu.
Nhiệm vụ này sẽ là phóng tàu thăm dò tiểu hành tinh ORISIS-Rex năm 2016 để có thể tiếp cận được với thiên thạch 1999 RQ36 vào năm 2020. Tiểu hành tinh mục tiêu này rộng 1,900 feet (580m) và có xác suất 1/1800 để có thể đâm vào Trái đất vào năm 2170, và có 1/1000 cơ hội va chạm với chúng ta năm 2182.