Đêm Đụ Đị & lễ hội phồn thực độc nhất Việt Nam
(TT&VH Cuối tuần) - Tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ từng được lưu giữ trong nhiều hội lễgiêng hai gắn với những làng có thờ dâm thần như La Khê, Hoài Đức, Hà Nội; Đồng Kỵ, Bắc Ninh; Văn Trưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; đền Bà Banh, Hải Dương; Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ... Quê ấy, từ khai hội đến rã đám, rộn ràng trống hội. Từ sáng mờ đất đến khi nhọ mặt, ngày đu xuân trai khom gối hạc, gái uốn lưng ong; đêm mật, già trẻ hỉ hả vui trò nõ nường... Trong giá rét, khi đã ngấm men say, chỉ mới thoáng nghĩ hay chợt nhớ đến hội làng thì đã nao nức, dậm dật khắp ngõ ngách cơ thể.Tình ấy mới động lòng trời. Xuân ấy mới thực là Xuân.
Nay, nhiều tục xưa đã mất, còn lại gần như độc nhất một nơi…
Xưa, bên ngòi nước trong khu rừng trám có một ngôi miếu cổ linh thiêng. Cứhai hoặc bốn năm một lần - các năm chẵn, vào đầu Xuân, dân làng ở đây lại mở lễ hội diễn nhiều tích trò, nên gọi là miếu Trò, và vì nằm trong khu rừng trám nên còn có tên khác là miếu Trò Trám. Xóm ở đó cũng được gọi tên xóm Trám, hay phường Trám, tên chữ là xóm Cổ Lãm, thuộc làng có tên tục là Kẻ Gáp, tên chữ là Thạch Cáp, nay là xã Tứ Xã nằm trong vùng di tích đồ đá cũ của người Việt cổ như Gò Mun, Đồng Đậu con… ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, bởi vậy Lễ hội Tứ Xã cũng có tên gọi khác là Lễhội Kẻ Gát. Cách Đền Hùng khoảng 5km về phía Đông Nam và nằm bên bờ tảngạn sông Thao, xưa kia Tứ Xã là vùng đồng trũng ngập nước, thỉnh thoảng nổi lên những đồi gò là chỗ ở của người Việt cổ, lúa chỉ làm một vụ, quanh năm sinh sống bằng nghề vó bè.
Đúng 12 giờ đêm, đèn đuốc tắt phụt, mọi người nín thở, vị trưởng lão cẩn trọng mở chiếc hòm thiêng, mở các lớp khăn điều lấy ra bộ dùi gỗ tảthực hình dương vật sơn son (Nõ) với chiếc mảng gỗ đỏ tạo hình âm vật (Nường), kính cẩn trao Nõ cho người nam ở trần chít khăn và Nường cho người nữ yếm thắm. Khẩu lệnh “Linh tinh tình… Phộc” lặp lại 3 lần, sau mỗi lần, trong bóng tối, người nam dùng Nõ đâm “phộc” vào Nường. Nếu cảba lần Nõ đâm trúng Nường thì năm đó thời tiết thuận hòa, mùa màng bội thu… Mỗi lần Nõ đâm trúng Nường, chiêng trống nổi lên, dân làng đứng quanh miếu reo hò vui vẻ.
Một thời gian dài lễ hội Tứ Xã và Trò Trám bị đứt đoạn, thậm chí, nó còn bịbài bác là trụy lạc… Đầu những năm 1990, lễ hội Tứ Xã bắt đầu nhen nhóm trở lại nhưng phải tới năm 2000 lễ hội độc nhất vô nhị này mới được chính thức phục hồi với quy mô quốc gia. Năm ngoái, 2010, nhân dịp miếu Trò được công nhận di tích cấp tỉnh, lễ hội Tứ Xã được tổ chức rất to.
Nhưng may mắn làm sao cái tinh quý của hội làng, thần thái văn hóa cổ truyền hay dấu tích tín ngưỡng phồn thực vẫn còn phảng phất, day dứt, quyến luyến đâu đó. Ấy là những ẩn ngữ trong văn tế cùng các trường đoạn diễn xướng tứ dân chi nghiệp. Trước Lễ mật, những nghệ sĩ ưu tú của làng TứXã sẽ có màn trình diễn về thợ cày cấy, kẻ đi câu, người bán mua Xuân, nhóm sĩ tử rao bán chữ nghĩa…
Chị nông dân thì véo von:
Lời ca của chàng thợ mộc có câu:
Với phường buôn bán hay kẻ sĩ thì câu chữ, lời ca có vẻ trau chuốt, ý tứ:
Hay:
Nhưng với mấy anh, chị hề hát pha trò thì câu chữ ngổn ngang sự tinh nghịch… ra phết:
Trước Lễ mật, trong một tiết điệu lạ lùng của đêm Xuân, những ẩn ngữ cứ lặpđi, khi bổng lúc trầm, các động tác, vũ điệu cứ nhắc lại, tái hiện nhưmột thức ma thuật. Vật dụng tầm thường đang hóa kiếp thành vật linh? Nõ Nường đang được tôn vinh thành “thượng đẳng thần”, “bảo vật hộ dân”?Những cái “dung tục” đang được thiêng hóa? Chỉ có thể tìm câu trả lời trong niềm tin kỳ lạ của từng người dân Tứ Xã. Hàng trăm năm nay họ tin rằng khi diễn trò Đụ Đị vào thời khắc thiêng liêng của trời đất thì sẽcảm tất thông, cầu tất ứng. Nếu ai chửa tin thì mấy hôm nữa nhớ về Tứ Xã để kiểm chứng lời người xưa:
Xuân Bình & một số tư liệu
|
Home »
VĂN HÓA DÂN GIAN
» Đêm Đụ Đị & lễ hội phồn thực độc nhất Việt Nam
Đêm Đụ Đị & lễ hội phồn thực độc nhất Việt Nam
Written By kinhtehoc on Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012 | 23:18
Bài viết liên quan
Về tết nguyên Đán
02/01/2013 - Tắt Nhận xétVăn miếu Quốc tử giám Hà Nội
28/03/2012 - Tắt Nhận xétBiểu tượng văn hóa dân tộc qua góc nhìn của Dịch lý
12/02/2012 - Tắt Nhận xétMột cách tiếp cận về lịch sử văn hoá Việt Nam
10/02/2012 - Tắt Nhận xétMối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết trong lịch sử văn học dân tộc
10/02/2012 - Tắt Nhận xétTìm về cội nguồn tết nguyên đán
02/01/2013 - Tắt Nhận xét