Home » » CƠ ĐỐC GIÁO BÍ TRUYỀN

CƠ ĐỐC GIÁO BÍ TRUYỀN

Written By kinhtehoc on Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012 | 21:44

Quyển sách này nhằm mục đích gợi một vài ý tưởng về những chân lý ẩn sâu trong Cơ Đốc Giáo thường bị bỏ qua và phủ nhận. Lòng ước muốn chia sớt rộng rãi những chân lý vô giá, không che đậy ánh sáng giác ngộ, đã đưa đến tấm lòng nhiệt thành không ngại góp ý vào Cơ Đốc Giáo, và đã trình bày những giáo lý ấy dưới một hình thức đôi khi làm mất lòng một vài người.
Mệnh lệnh “Giảng Tin Lành cho mọi người” đã được giải thích là không nên giảng Minh Triết (gnosis) cho một số ít người, hiển nhiên nó đã xóa mờ một lời nói ít phổ thông hơn của cùng vị Đại Giáo Chủ trên: “Đừng bỏ vật thánh cho chó, cũng đừng quăng ngọc châu mình cho heo” (Matt 7:6)
Tính đa cảm sái chỗ ấy đã không chịu nhận thấy những tình trạng bất đồng hiển nhiên của trí khôn và đạo đức, do đó nó đã thâu hẹp nhu g74 giáo lý cao siêu và hạ thấp xuống mức độ mà các hạng người kém tiến hóa có thể vươn tới được. Nó đã hy sinh cái cao siêu cho cái thấp kém và lại làm tổn thương cả hai. Tính đa cảm ấy đã không có chỗ đứng trong lương tri hào hùng của những người Cơ Đốc đầu tiên. S.Clement đã nói một cách ngay thẳng về các Bí Pháp: “Ngay đến bây giờ, tôi cũng ngại liệng ngọc báu cho heo, e rằng chúng sẽ dẫm lên rồi quay trở lại cắn chúng ta’. Bởi vì rất khó trình bày Ánh Sáng chân chính bằng những ngôn từ thật sự trong sáng và thuần khiết cho các người chưa được huấn luyện.”
Nếu muốn tái lập lại phần Minh Triết chân chánh, thì người ta chỉ nên hạn chế nó theo vài quy lệ cổ xưa mà thôi và không nên hạ thấp chân lý xuống ngang trình độ của hạng người kém phát triển. Chỉ bằng cách giảng dạy cho một số ít người tiến hóa mới có thể mở đường cho sự phục hồi nền hiểu biết cổ thời, và sự nghiên cứu Tiểu Bí Pháp cần đi trước Đại Pháp. Đại Bí Pháp không bao giờ được phổ biến mà chỉ được những Vị Huấn Sư “truyền khẩu” cho đệ tử mà thôi. Nhưng các Tiểu Bí Pháp hiện nay có thể được phục hồi và một quyển sách như thế này nhằm phát họa những nét đại cương và chỉ rõ bản chất của các lời giáo huấn cần phải được nắm vững. Nếu nơi nào lời giảng chỉ nêu ra những dấu hiệu, những điều bóng gió thì cần phải tham thiền về những chân lý được cố ý ẩn dấu mới thấy được những nét đại cương và nhờ tham thiền liên tục, ánh sáng càng ngày càng tỏ lộ rõ ràng, đầy đủ hơn. Hạ trí chỉ chăm lo vấn đề bên ngoài. Tham thiền sẽ làm hạ trí an tĩnh, và chỉ khi nào nó an tĩnh rồi, tinh thần mới có thể giác ngộ được nó. Kiến thức về những chân lý tinh thần chỉ có thể được đạt bằng cách ấy, từ bên trong chứ không từ bên ngoài, từ Tinh Thần thiêng liêng mà chúng ta là đền thờ chứ không phải từ một vị Huấn Sư bên ngoài.
Đây là con đường của Minh Triết Thiêng Liêng. Nó chẳng phải như vài người nghĩ là một sự pha chế của Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Lão Giáo hay một tôn giáo đặc biệt nào khác. Nó chính là Cơ Đốc Giáo bí truyền, cũng như nó cũng chính thật là Phật Giáo bí truyền. Nó thuộc về tất cả mọi tôn giáo, không ngoại trừ tôn giáo nào. Nó là nguồn cội cho các tư tưởng trong quyển sách nhỏ này, nó giúp những người tìm Ánh Sáng- cái Ánh Sáng chân thật “ dến thế gian soi sáng mọi người.”(S.John 1:9) mặc dù hầu hết chưa chịu mở mắt nhìn nó. Nó không đem Ánh Sáng đến. Nó chỉ nói:”Hãy ngắm nhìn Ánh Sáng.” Nó chỉ kêu gọi một số ít người khao khát hiểu biết hơn là truyền cho họ các giáo lý công truyền. Nó không nhắm đến những người tự thấy đã đầy đủ với những giáo lý công truyền. Tại sao lại phải cung cấp thực phẩm cho người không đói? Còn đối với những người đang đói, nó sẽ là miếng bánh mì chứ không phải là hòn đá.
CHƯƠNG 1
Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved