Home » » Truyện cổ tích

Truyện cổ tích

Written By kinhtehoc on Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011 | 01:58

Truyện cổ tích
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Truyện cổ tích là một thể loại chính của sáng tác tự sự dân gian có tâm thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật.

Mục lục

[sửa] Đặc điểm
Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại hình tự sự khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng.
Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc [1] và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.
Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu.
Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định.
[sửa] Lịch sử nghiên cứu truyện cổ tích
Những nhà nghiên cứu và sưu tầm văn học dân gian từ thế kỷ 19 ở Đức, thuộc trường phái thần thoại học, như Schelling, anh em nhà Schlegel, anh em nhà Grimm xem truyện cổ tích là "những mảnh vỡ của thần thoại cổ"[1]. Các nhà nghiên cứu so sánh chú ý đến sự trùng hợp các sơ đồ cốt truyện và motip riêng lẻ trong truyện cổ tích của các dân tộc khác nhau.
Bên cạnh đó, những người theo trường phái nhân loại học (hay còn gọi là tiến hóa luận) ở Anh nửa sau thế kỷ 19, như E. Tylor, A. Lang, J. Frazer xây dựng lý thuyết về cơ sở thế sự và tâm lý của cái mà họ gọi là "các cốt truyện tự sinh của truyện cổ tích"[1], nhấn mạnh rằng truyện cổ tích trùng hợp đồng thời với sự tồn tại của hoang dã. Theo trường phái thần tượng học mà đại biểu là Mar Müller, Gaston Paris, Angelo de Gubarnatic, trong cổ tích có sự lan truyền của thần bí cổ đại, thần thoại về mặt trời, thần thoại về bình minh. Trường phái văn hóa với các đại biểu như Benfey, Consquin lại đi tìm nguồn gốc cổ tích dân gian ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, trường phái nghi thức chủ nghĩa gồm nhiều các nhà bác học Anh cho rằng cổ tích là những nghi thức cổ truyền còn tồn tại dấu vết đến ngày nay[2].
Nhà nghiên cứu Lazăn Săireanu người Rumani phân loại truyện cổ tích của các dân tộc Roman nói chung và truyện cổ tích Rumani nói riêng thành hai nhánh chính là truyện thần thoại hoang đường và truyện tâm lý[2]. Trong mỗi nhánh ông lại phân chia thành nhiều ngành và dưới các ngành lại là các thể loại, các kiểu, chẳng hạn ngành "ba anh em trai", gồm kiểu anh em sinh đôi và kiểu anh em kết nghĩa; ngành "đàn bà trong lốt cây cỏ", ngành "thú vật trả nghĩa" v.v.
[sửa] Các dạng truyện cổ tích
Tùy thuộc vào đề tài của tác phẩm, truyện cổ tích có thể được chia ra:
[sửa] Truyện cổ tích thần kỳ
Truyện cổ tích thần kỳ giai đoạn đầu thường gắn với thần thoại và có ý nghĩa ma thuật. Có thể bắt gặp các đề tài như dũng sĩ diệt trăn tinh (rắn, rồng v.v.) cứu người đẹp; quan hệ dì ghẻ và con riêng; đoạt báu vật thần thông; người con gái đội lốt thú kỳ dị bí mật giúp đỡ chồng; v.v.
[sửa] Truyện cổ tích phiêu lưu
Truyện cổ tích phiêu lưu thường trình bày các cuộc phiêu lưu kỳ lạ của nhân vật chính, và việc giải thích các cuộc phiêu lưu này thường mang tính giả tưởng.
[sửa] Truyện cổ tích loài vật
Có nhân vật chính là các loài vật, truyện cổ tích loài vật là một trong những thể loại truyện cổ tích phổ biến nhất, có ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Nhiều tác phẩm trong số đó xuất xứ từ giai đoạn xã hội chưa phân chia giai cấp, còn gắn với tín ngưỡng vật tổ. Truyện cổ tích loài vật, theo thời gian, dần dần mất đi tính chất thần thoại và ma thuật, tiệm cận với thể loại truyện ngụ ngôn giáo huấn ở giai đoạn về sau.
[sửa] Các thể loại khác
Ngoài 4 nhóm truyện cổ tích nói trên, có thể bắt gặp các truyện bịa, tức loại cổ tích mang tính quấy đảo, trêu chọc v.v.
[sửa] Quan hệ giữa cổ tích và thần thoại
Trong folklore thái cổ, rất khó phân biệt ranh giới giữa truyện cổ tích và thần thoại. Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng truyện cổ tích xuất xứ từ thần thoại[1]. Những truyện cổ tích đầu tiên bộc lộ sự liên hệ về cốt truyện đối với các thần thoại, nghi lễ và các tập tục của bộ lạc nguyên thủy. Đó là các mô tip đặc trưng cho thần thoại tô tem (tín ngưỡng vật tổ) phản ánh trong loại truyện cổ tích loài vật; là sự kết hôn giữa những sinh thể kỳ dị, tạm thời bỏ lốt thú để mang mặt người, như người vợ (và những dị bản truyện cổ tích muộn hơn là người chồng), để giúp đỡ bạn đời của mình một cách bí mật thường bắt gặp trong truyện cổ tích thần kỳ; là việc đi tới những thế giới khác để giải thoát tù nhân, có sự tương đồng với những thần thoạitruyền thuyết nói về các phiêu du của những saman (pháp sư) trong truyện cổ tích phiêu lưu v.v.
Những thần thoại có cơ sở nghi lễ hoặc vốn là một phần của lễ thức có thể biến đổi thành truyện cổ tích, do sự đứt gãy những liên hệ trực tiếp của các thần thoại đó với sinh hoạt của bộ lạc. Việc bãi bỏ sự hạn chế đối tượng có thể kể lại thần thoại, việc cho phép cả phụ nữ và trẻ em (những người không hành lễ) được kể thần thoại đã dẫn đến sự phi thần thoại hóa nguyên bảncổ tích hóa thần thoại: sự từ bỏ, có thể không cố ý, các yếu tố linh thiêng và thay vào đó là những nội dung hấp dẫn khác, như quan hệ gia đình của các nhân vật, những chuyện đánh lộn, cãi cọ của họ v.v. đã thay đổi thần thoại cổ sơ thành cổ tích.
[sửa] Thông tin khác
Đôi khi, kết thúc có hậu như một đặc trưng của truyện cổ tích cũng khiến khái niệm cổ tích trong tiếng Việt được tính từ hóa, mà những phát ngôn sau là ví dụ: cứ như cổ tích, đúng là cổ tích!.
Trong giai đoạn đầu của nghệ thuật ngôn từ, hư cấu bộc lộ rõ rệt như một thứ giả tưởng không gì kiềm chế, nhưng nó lại chưa được ý thức ghi nhận. Văn học thời cổ đại và trung đại thường không phân giới giữa sự thật đời sống và sự thật nghệ thuật, do đó các sự kiện của truyền thuyết, sử thi, hạnh các thánh đều được coi như đã từng xảy ra. Những thể loại này hình thành nên cái gọi là hư cấu vô ý thức[2] và chỉ đến khi có sự ra đời của truyện cổ tích, hư cấu có ý thức mới thực sự xuất hiện.
Lần đầu tiên khái niệm hư cấu được các nhà tư tưởng cổ Hy Lạp triết luận trong những bình giảng về thơ ca, theo họ thi ca trước hết như là sự bắt chước, nhưng người sáng tác vẫn có quyền được hư cấu. Theo Platon, hư cấu đã có mặt ở thần thoại, theo Aristote nhà thơ nói về cái có thể chứ không nói về cái đã từng có. Sự hình thành hư cấu diễn ra chủ yếu ở dạng chủ động lý giải thần thoại (bi kịch cổ đại), và truyền thuyết lịch sử (ở các bài ca về công tích, các saga, anh hùng ca), đặc biệt thuận lợi cho việc củng cố hư cấu của cá nhân là các thể loại vừa cười cợt vừa nghiêm túc ở cuối thời cổ đại Hy Lạp.
Sự gia tăng tính tích cực của hư cấu trong văn học nghệ thuật của thời đại mới khởi điểm với Thần khúc của Dante, tiếp tục với sự biến cải hình tượng nghệ thuật và cốt truyện truyền thống trong những sáng tác của G. Boccaccio, W. Shapespeare, truyện của F. Rabelais và phát triển mạnh với khuynh hướng văn học tiền lãng mạnlãng mạn chủ nghĩa.
Ở văn học của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ 19, khoảng cách giữa thực tại khởi nguyên và thế giới nghệ thuật được thu ngắn lại, hư cấu thường lùi lại trước sự tái hiện các sự việc và con người mà cá nhân tác giả biết rõ[3]. Nhấn mạnh con người, sự kiện có thực trong tác phẩm, các nhà văn tỏ ra ưa thích các dữ kiện hiện thực hơn là sự hư cấu. L. Tolstoi giai đoạn cuối hay F. M. Dostoevski đều đã từng hạ thấp, thậm chí muốn từ bỏ sự hư cấu.
Văn học thế kỷ 20 chứng kiến sự quay trở lại của hư cấu mơ một trong những thủ pháp nghệ thuật bộc lộ rõ ở những tác phẩm vận dụng ước lệ nghệ thuật ở mức độ cao, hoặc lối khát quát gây ấn tượng mạnh.
một vài trao đổi cùng phong cầm:
 vâng nếu khi đọc truyện cổ tích "Tấm Cám" mà bạn có cảm nhận và suy nghĩ của riêng mình thì tốt thôi. Dù sao đó cũng là cách hiểu của riêng bạn.còn cái cách mà bạn hiểu có tiệm cận với chân lý không thì lại là chuyện khác, trong bài viết ngắn này xin được trao đổi với bạn về
CỔ TÍCH VÀ TƯ DUY CỔ TÍCH-TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI - NHÂN SINH QUAN NGƯỜI “VIỆT”;
  +Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn lelamphong khi bạn dụt dè đề nghị" Vậy hay là ta thể tất cho câu chuyện, không bàn gì thêm nữa cũng hay.", "Truyện cổ tích là công cụ giao lưu thú vị để chuyển đi những chân lý lớn lao mà đôi khi chứa đọng trong đó". Bạn biết đấy mỗi câu chuyện cổ không phải là có khi như bạn lelamphong nói đâu mà, bao giờ và luôn luôn chứa đựng đằng sau cốt chuyện rất nhiều lớp, nhiều tầng trầm tích của văn hóa và tư tưởng phản ánh ở nhiều góc độ nông sâu khác nhau, chứ không giản đơn như cách mà bạn hiểu đâu, trong truyện cổ “Tấm Cám” này cũng vậy:
I-TẠM DẪN NHẬP (chém gió..hi..hi)
  -Truyện cổ tích là giai đoạn phát triển cao có tính chất hư cấu trong nghệ thuật ngôn từ. Trong giai đoạn đầu của nghệ thuật ngôn từ, hư cấu bộc lộ rõ rệt như một thứ giả tưởng không gì kiềm chế, nhưng nó lại chưa được ý thức ghi nhận. Văn học thời cổ đại và trung đại thường không phân giới giữa sự thật đời sống và sự thật nghệ thuật, do đó các sự kiện của truyền thuyết, sử thi, hạnh các thánh đều được coi như đã từng xảy ra. Những thể loại này hình thành nên cái gọi là hư cấu vô ý thức và chỉ đến khi có sự ra đời của truyện cổ tích, hư cấu có ý thức mới thực sự xuất hiện. Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại hình tự sự khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng.
  -Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc  và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.
  -Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu.
  -Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định.
  -Và chính vì những đặc điểm cơ bản trên mà truyện cổ tích khi nhìn nhận ở góc độ văn hóa học, và khi phân tích tìm hiểu ,nội dung tâm tư tình cảm, tâm thức một dân tộc nào đó là rất khó.
II-Ý NGHĨA CĂN BẢN CHUYỀN TẢI QUA TRUYỆN TRẦU CAU:
  -Việt Nam ta được biết đến như một trong những cái nôi, nơi phát tích của nền văn minh lúa nước “mà giai đoạn phát triển rực rỡ, đỉnh cao là văn minh sông Hồng” chính vì vậy ta thấy hình ảnh, nhân vật hay cốt truyện tất thảy đều ít nhều có liên quan đến đối tượng và phương thức lao động này.
  -Ở đây Tấm là phần vỡ ra và là nơi “Phôi” hạt thóc nảy mầm để tái tạo cuộc hồi sinh mới, vòng sinh trưởng mới, thông qua sự xoay vần của các yếu tố tự nhiên, trải qua biết bao công đoạn bao quy luật biến chuyển mới có thể trở về với nguyên dạng ban đầu…v.v
  -Còn Cám chỉ là phần vỏ mỏng “Màng” bám vào phần nhân trắng của hạt thóc mà thôi, chính vì thế ta có thể cảm nhận được mức độ thâm thúy sâu sắc vô cùng khi Cám không thể và không có khả năng hồi sinh.
+Mọi tình tiết diễn biến câu chuyện luôn có phần nào đó, phảng phất hình ảnh nông nghiệp. ví như, bốn lần Bụt xuất hiện , bốn lần Tấm chết, và bốn lần tái sinh, tất thảy đều phản ánh tâm thức lúa nước đậm đặc, trong  kinh nghiệm dân gian của người xưa ta có “Nhất đất, nhì phân, tam cần, tứ giống” và “Xuân sinh, Hạ trưởng, Thu thu(hoặc tàn) Đông tàng” trong tâm thức và văn hóa Việt Nam, thì số 4 là số của “Tứ tượng”, “Tứ quý”, “Tứ linh”, “Tứ trụ”..v.v..Sinh thời Bác Hồ từng nói, “Trời có bốn phương, Nam,Bắc,Tây,Đông. Đất có bốn mùa, Xuân Hạ,Thu,Đông. Người có bố đức Cần,Kiệm,Liêm,Chính.” Vậy lên những con số mà Phong Cầm thống kê ra, đã chất chứa rất nhiều hàm ý và nội hàm sâu sắc rồi phải không???.
+Và đây hình ảnh đầu tiên khi Tấm bị gì gẻ hại chết trong hoàn cảnh cũng rất đặc biệt.Khi trèo hái Cau giỗ bố thì gì gẻ ở dưới chặt cây,  sâu sắc và trìu tượng  trong folklore dân gian ta đã biết đến “ chú mèo mà trèo cây cau, hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà chú chuột đi chợ đường xa, mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo”. Bạn biết đấy đây là câu đồng dao phản ánh quy luật kinh nghiệm của nền văn minh nông nghiệp, về sự lý giải những hiện tượng của vũ trụ của mặt trời và mặt trăng, nói về sự chuyển đổi lẫn nhau của ngày và đêm của mùa này sang mùa khác ..v.v..và cây cau trong văn hóa Việt Nam còn là hình tượng của cây vũ trụ, trong nhân sinh quan cổ xưa, vậy nên nó mới xuất hiện trong đời sống tinh thần người Việt như sự khởi đầu cho mọi khởi đầu (chuyện trầu cau ). Bạn biết đấy cái chết của Tấm được lựa chọn từ hình ảnh cây cau, vậy nên với hình ảnh đó thôi đã đủ cho ta biết rằng, cái chết của Tấm chẳng qua cũng chỉ là sự bắt đầu của một vòng hồi sinh mới mà thôi.
+Khi Tấm chết lần tái sinh đầu tiên là hóa thân vào chim Vàng Anh, ở đây chúng ta có thể nhận ra mô típ dân tộc chủ nghĩa rất rõ ràng, hình ảnh chim Lạc là hình ảnh mà các bộ tộc sống trên cương vực địa lý ở nước ta luôn luôn nhận mình là “bộ tộc chim” được biểu hiện rõ nét trên các họa tiết hoa văn cổ, chúng được khắc trên các vật dụng của người Việt cổ chúng ta ,ở đây là sự tái sinh của tiềm thức dân tộc trong ý thức dân gian, và trong vô thức  folklore.
+Hình ảnh tái sinh thứ hai là cây Xoan , như chúng ta đã biết cương vực cư trú, sinh sống của người Việt cổ thủa ban đầu tập chung chủ yếu ở vùng cao và nhà ở của họ thường được làm dựa vào các thân cây nhìn từ xa như hình tổ chim vậy (mãi sau này khi Người Việt biết dựa vào sông nước trong cuộc mưu sinh, thì mái nhà của họ mới mang dáng dấp hình thuyền) điều đó được khẳng định trong tập tục của chúng ta về tổng quan kiến trúc để phân biệt với người Trung Quốc ví như về quan niệm này chúng ta có “Nam sào , Bắc huyệt” . mặt khác Xoan là thứ cây mà trước đây gắn bó mật thiết với đời sống của tổ tiên chúng ta, trong khi trình độ chế tác kim khí ,vật dụng còn sơ khai thì những loại vật liệu mềm và bền như gỗ xoan rất thích hợp cho chế tác vật dụng và làm vật liệu cho việc làm nhà cửa . Ở một mức độ nào đó, ta có thể thấy mọi hình tượng trong văn học theo ý nghĩa nhất định đều phản ảnh những thói quen, trong sinh hoạt ,tập tục. Ở đây ta có thể hiểu và lý giải được phần nào lần tái sinh này của Tấm .
+Lần tái sinh thứ ba là chiếc khung cử, bỏ qua tất cả bụi mờ huyễn hoặc ta có thể thấy thông qua tình tiết phản ánh nét sinh hoạt của tổ tiên ta xa xưa,vào những ngày nông nhàn, thì người phụ nữ lai tầm tang canh cửi, biết dệt vải, biết tô điểm cho cái đẹp, và đó cũng là xuất sứ của nghề truyền thống, đây mới là giá trị cốt lõi mà thông qua truyện ta có thể rút ra kết luận :“từ thủa xa xưa trên đất nước ta nghề dệt vải đã tồn tại và phát triển đến một mức độ nhất định, và trong lao động bằng óc sáng tạo của mình người Việt cổ đã biết chế tác phát minh công cụ ngày một tinh xảo hơn phục vụ cho mục đích mưu sinh của mình.”
+Với lần tái sinh thứ tư này, thì









Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved