Home » » CÂU 7 ; Nội dung cuốn Đường Cách Mệnh

CÂU 7 ; Nội dung cuốn Đường Cách Mệnh

Written By kinhtehoc on Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011 | 01:52

CÂU 7 ; Nội dung cuốn Đường Cách Mệnh.
 
      đọc Đường cách mệnh, dễ dàng thấy rõ mục đích của tác giả qua mục: Vì sao phải viết sách này?. Về hình thức trình bày của sách, điểm 6 của mục này viết: "Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ. Chắc có người sẽ chê rằng văn chương cụt quằn. Vâng! Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả". Tác giả đã lý giải vì sao mà văn chương có thể bị chê là cụt quằn và vì sao mà phải viết cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ, giản tiện, mau mắn và chắc như 2 nhân với 2 là 4. Đó là vì: "Hơn sáu mươi năm nay, đế quốc chủ nghĩa Pháp đạp trên đầu; hơn hai mươi triệu đồng bào hấp hối trong vòng tử địa. Phải kêu to, làm chóng để cứu lấy giống nòi, thì giờ đâu rảnh mà vẽ vời trau chuốt!...
Văn chương và hy vọng sách này chỉ ở trong hai chữ: Cách mệnh! Cách mệnh!! Cách mệnh!!!".
Trong Đường cách mệnh, tác giả không chỉ chú ý tới cộng đồng dân tộc với đa số cư dân mù chữ là đối tượng được tuyên truyền, mà còn với cả những người đi tuyên truyền cuốn sách cũng không phải gồm những người có trình độ học vấn cao trong xã hội bị chế độ thực dân thống trị. Bởi vậy, những hình thức trình bày mà tác giả nêu ra khi viết cuốn sách không chỉ cho đối tượng được tuyên truyền mà còn thuận lợi cho cả người đi tuyên truyền cuốn sách. Sự vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ, giản tiện, mau mắn và chắc như 2 nhân 2 là 4 trong hình thức thể hiện của cuốn sách biểu thị tính mục đích cao của Đường cách mệnh, và đó chính là phương pháp Hồ Chí Minh trong tuyên truyền cách mạng, là quan điểm Nguyễn Ái Quốc khi truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam thông qua sách Đường cách mệnh. Đó không chỉ là những yêu cầu đối với hình thức của cuốn sách mà đồng thời còn là yêu cầu cơ bản về nội dung trong cuốn,sach.
Những nội dung của chủ nghĩa Mác - Lê-nin được viết trong Đường cách mệnh để truyền bá vào Việt Nam phải bảo đảm yêu cầu vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ, giản tiện, mau mắn và chính xác là bao gồm những vấn đề gì và được tác giả thể hiện vào cuốn sách như,thế,nào?
    Sách Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Đường cách mệnh là một cuốn sách "phác thảo đường lối cứu nước", nhưng "là tư tưởng cốt lõi trong con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc" và chỉ ra nội dung sách gồm 6 vấn đề: Một là, chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, vì lợi ích của đa số dân chúng. Hai là, mục tiêu và con đường đi lên của cách mạng Việt Nam. Ba là, về lực lượng cách mạng. Bốn là, về phương pháp cách mạng. Năm là, đoàn kết quốc tế. Sáu là, cách mạng trước hết phải có,Đảng,cách,mạng.
    Từ việc phân tích 6 nội dung trên, sách Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam viết: "Không những Nguyễn Ái Quốc nắm vững thực chất chủ nghĩa Mác - Lê-nin, mà ngay từ đầu đã biết vận dụng chủ nghĩa Mác - Lê-nin một cách sáng tạo, phù hợp với đặc,điểm,cách,mạng,nước,mình".
    Sách Hồ Chí Minh - tiểu sử cũng xác định rằng: Đường cách mệnh đã "trình bày những điều cốt lõi của học thuyết cách mạng Mác - Lê-nin và phương hướng phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam dưới dạng dễ hiểu nhất" và chỉ ra nội dung của Đường cách mệnh về cơ bản thống nhất với nội dung mà sách Lịch sử Đảng Cộng sản Việt,Nam,đã,nêu,,trên.
    Điểm khác trong hai cuốn sách này là: trong khi sách Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam không nói tới mục Tư cách một người cách mệnh thì sách Hồ Chí Minh - tiểu sử lại coi mục Tư cách của người cách mệnh là nội dung trước hết của tác phẩm. Sách Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam không giới thiệu mục "các tổ chức quần chúng của Quốc tế Cộng sản" đã được trình bày như những mục riêng trong sách Đường cách mệnh nhưng sách Hồ Chí Minh - tiểu sử - tuy không nói tới việc cuốn sách trình bày về mục Quốc tế, (nói tới các tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân trong đó có Đệ tam quốc tế - tức Quốc tế Cộng sản - nhưng lại nhấn mạnh tới việc: "Đường cách mệnh giới thiệu các tổ chức quần chúng của Quốc tế Cộng sản như Quốc tế Thanh niên, Quốc tế Công hội đỏ, Quốc tế Nông dân, Quốc tế Cứu tế đỏ, hướng quần chúng nhân dân ta tổ chức theo mẫu hình đó và tham gia, ủng hộ các tổ chức quốc tế nói trên".
(Nhưng chưa rõ tại sao hai cuốn sách trên không đề cập tới mục Hợp tác xã có trong phần,cuối,cùng,của,cuốn,Đường,cách,mệnh!?).
    Nêu lên mấy nét trên không phải với mục đích chỉ ra sự khác biệt cụ thể của hai cuốn sách này, mà để thấy, không phải những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc cho là vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ, giản tiện, mau mắn, chính xác và chắc chắn, theo cách suy nghĩ và do chính Người trình bày, có thể dễ tiếp thu, dễ truyền bá; mà ngày nay, do cách tiếp cận, dường như chúng ta không những chưa lĩnh hội đầy đủ về nội dung cuốn sách, mà còn chưa chỉ ra được yêu cầu vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ, giản tiện, mau mắn và chính xác về nội dung của cuốn sách như thế nào.
Theo cách tiếp cận của chúng tôi, có thể thống nhất nội dung nhận xét về tinh thần của cuốn sách Đường cách mệnh với sách Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chí Minh - tiểu sử đã trình bày ở trên (nội dung thực chất, cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong sách Đường cách mệnh), nhưng những nội dung vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ và chính xác, biểu hiện thực chất, cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã được Nguyễn Ái Quốc trình bày như thế nào trong sách Đường cách mệnh?
Trong Đường cách mệnh, trước khi viết cụ thể về mục đích của cuốn sách, tác giả luận giải rằng: việc gì muốn thành công đều phải "ra sức", phải "bền gan", phải "đồng tâm" và muốn có được điều đó "phải hiểu rõ vì sao mà phải làm, vì sao mà không làm không được, vì sao mà ai ai cũng phải gánh một vai, vì sao phải làm ngay không nên người này ngồi chờ người khác. Có như thế mục đích mới đồng; mục đích có đồng, chí mới đồng; chí có đồng, tâm mới đồng; tâm đã đồng, lại phải biết cách làm thì làm mới chóng"[8]. Với quan điểm chung như vậy, tác giả xác định rằng: "Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. (2) Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. (3) Đem lịch sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. (4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. (5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta? (6) Cách mệnh,thì,phải,làm,thế,nào?".
Sáu mục đích này đồng thời cũng là 6 vấn đề về nội dung mà Nguyễn Ái Quốc đã trình,bày,trong,Đường,cách,mệnh.
    Vậy, nội dung của cuốn Đường cách mệnh, với cách nhìn hiện nay, phải trở lại đúng tên gọi những vấn đề chủ yếu của nội dung mà Nguyễn Ái Quốc đã viết trong sách. Chỉ có như thế mới có thể hiểu rõ được tại sao trong 6 vấn đề trên đây, Nguyễn Ái Quốc lại nhấn mạnh chữ cách mệnh đến như vậy, và chúng ta cũng có thể hiểu hơn khi Người viết: "Văn chương và hy vọng sách này chỉ ở trong hai chữ: Cách mệnh! Cách,ệnh!!Cách,mệnh!!!".
Những vấn đề trên cho thấy: 1. Nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin mà
Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đưa vào sách để truyền bá vào Việt Nam là những vấn đề nhằm tạo ra niềm tin cho người được tuyên truyền đối với cuộc cách mạng mà họ sẽ tin theo và tiến hành. 2. Những nội dung căn bản đó của chủ nghĩa Mác - Lê-nin thông qua Nguyễn Ái Quốc, có thể nói là đã được Nguyễn Ái Quốc hóa (chủ nghĩa Mác - Lê-nin đã được Nguyễn Ái Quốc hóa), trở nên hết sức vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ, chính xác bằng việc trình bày thông qua cách lí giải ngắn gọn và bằng những sự thật lịch sử, do đó đạt cả yêu cầu cho người truyền đạt và người được tuyên truyền. Phương thức này vừa tạo ra sự gợi ý vừa mở ra hướng trả lời thông qua sự tự lựa chọn - lựa chọn lịch sử của người được tuyên truyền mà không cần áp đặt vào đó minh chứng về tính đúng đắn của chủ thuyết được tuyên truyền. Điều đó đánh thức sự chủ động, năng lực lựa chọn để khẳng định niềm tin đưa tới sự tự nguyện và khả năng sáng tạo của mỗi con người và cao hơn là một cộng đồng dân tộc về con đường tiến lên của mình. 3. Những nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin sau khi được Nguyễn Ái Quốc hóa lại được Người vận dụng cụ thể và rất tinh tế vào hoàn cảnh nước ta thông qua và bằng một loạt câu hỏi như: Ý nghĩa của cách mạng Mỹ với cách mạng An Nam thế nào? Cách mạng Pháp đối với cách mạng Việt Nam thế nào? làm gương cho chúng ta về những việc gì? Cách mạng Nga đối với cách mạng Việt Nam thế nào? Đệ tam quốc tế đối với cách mạng Việt Nam thế nào? Quốc tế này đối với cách mạng Việt Nam ra thế nào? Quốc tế này đối với cách mạng có ích gì? Cách mạng Việt Nam nên theo quốc tế này không? Cách tổ chức như thế nào?... Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại dành mục Hợp tác xã trong phần cuối của cuốn sách Đường cách mệnh? Có thể hình dung như một gợi ý về một xã hội trong đó con người hợp tác với nhau trong lao động là phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam chăng?
Những vấn đề trên cho thấy sự thấu hiểu, nắm vững thực chất của Nguyễn Ái Quốc về chủ nghĩa Mác - Lê-nin và thực tiễn Việt Nam. Chỉ có trên cơ sở thấu hiểu, nắm chắc thực chất cả chủ thuyết và thực tiễn như vậy, Nguyễn Ái Quốc mới có thể biến những vấn đề hết sức phức tạp của chủ nghĩa Mác - Lê-nin (không chỉ sự phức tạp về nội dung mà cả trong sự trình bày) thành những vấn đề vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ và do đó mới chắc chắn đặt vấn đề Việt Nam nên theo cái gì và làm như thế nào để cách mạng thành công. Đây chính là bí quyết thắng lợi của Nguyễn Ái Quốc trong tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào Việt Nam - một đất nước có những đặc trưng riêng của một xã hội thuộc địa nửa phong kiến với đa số cư dân là nông dân thất học, mù chữ.
3 - Chúng ta học được gì qua việc nghiên cứu hình thức và nội dung mà Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng trong sách Đường cách mệnh để vận dụng vào việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và việc xây dựng, tuyên truyền nghị quyết, đường lối, chủ trương của Đảng trong điều kiện hiện nay?.
Một là, phải hiểu đầy đủ và nắm vững thực chất nội dung học thuyết, tư tưởng, chủ trương được tuyên truyền. Chỉ có trên cơ sở đó mới truyền bá chính xác, đúng đắn và hiệu quả nội dung của nó và tìm ra được những hình thức đáp ứng yêu cầu biến những vấn đề phức tạp thành vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ và chắc chắn được. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin được Nguyễn ái Quốc hóa chính là một biểu hiện nắm vững thực chất lý luận Mác - Lê-nin của Người và do đó đã đáp ứng yêu cầu đã đề ra cả về nội dung và hình thức thể hiện. Đây là vấn đề cốt lõi nhất.
Hai là, nắm vững thực chất nội dung lý luận phải gắn với hiểu biết chính xác thực tiễn với sự vận động không ngừng của nó trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Thực tiễn này không chỉ là hoàn cảnh lịch sử, mà bao gồm cả những đòi hỏi cấp thiết cũng như lâu dài cũng như trình độ của nhân dân, để từ đó lựa chọn và bắt đầu tiến hành với những nội dung căn bản nào của vấn đề định tuyên truyền cho phù hợp với thực tiễn của đất nước, đồng thời đáp ứng yêu cầu vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ và chắc chắn về nội dung. Đây là vấn đề vận dụng tư tưởng, lý luận một cách đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của nước mình thể hiện trong nội dung tuyên truyền. Tư tưởng, lý luận có đi vào cuộc sống hay không lại phụ thuộc vào vấn đề này.
Ba là, phương thức thể hiện phải tạo ra sự chủ động và phát huy khả năng tự nhận thức, tự lựa chọn và sáng tạo cho cả người tuyên truyền và người được tuyên truyền, không thụ động trước những quan điểm đã được minh chứng chủ quan và xác định sẵn về sự đúng đắn của nó. Đem lịch sử các nước làm gương cho chúng ta soi trong Đường cách mệnh mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng chính là trên ý nghĩa đó. Điều này làm tăng thêm niềm tin khi đối tượng tự nhận thức về sự đúng đắn của lý luận thông qua thực chứng lịch sử. Lý luận có được thực hiện bằng hành động tự giác và được tiếp tục phát triển hay không là phụ thuộc vào phương thức truyền bá này.
Nắm vững thực chất tư tưởng, lý luận, thực tiễn và với một phương pháp đúng để biến những luận giải phức tạp của tư tưởng, lý luận thành những vấn đề vắn tắt, dễ nhớ, dễ hiểu, chắc chắn là bí quyết thắng lợi của Hồ Chí Minh trong tuyên truyền cách mạng.
Ngày nay, cho dù với phương tiện truyền thông luôn được ứng dụng các kĩ thuật hiện đại nhất vẫn phải coi quan điểm trên là phương châm của công tác tuyên truyền. Đây chính là nội dung và hoạt động chủ yếu của sự cạnh tranh toàn cầu trên lĩnh vực truyền thông hiện đại. Với tất cả các ý nghĩa trên, có thể nói giá trị về hình thức và nội dung của Đường cách mệnh trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin không phải chỉ có ý nghĩa về phương diện lịch sử mà có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc với chúng ta ngày,nay.

Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved