Claude Levi-Strauss là nhà nhân chủng học, triết gia nổi tiếng thế giới có ảnh hưởng lớn tới tư duy khuynh tả nửa cuối thế kỷ XX, ông đã ra đi vào đêm 31/10 rạng ngày 1/11/2009, thọ 101 tuổi.
Ông ngoại của Claude Levi-Strauss là giáo chủ đạo Do Thái ở Versailles và đó chính là nơi mà nhà khoa học tương lai từng sống trong thời gian bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ nhất và người cha phải đi quân dịch. Trong nhà ông ngoại đã tuân thủ các nghi thức Do Thái giáo một cách nghiêm ngặt nhưng bà ngoại lại giáo dục cậu cháu của mình theo lối tư duy tự do.
Sau khi tốt nghiệp xuất sắc trung học, Claude Levi-Strauss nghiên cứu về luật học và triết học tại Sorbonne. Cũng chính trong giai đoạn này, nhà khoa học tương lai đã tỏ ra say mê chính trị và gia nhập chi nhánh Pháp của Quốc tế công nhân, đồng thời làm luận văn về các tiền đề triết học của luận điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chỉ vì một tai nạn xe hơi tình cờ xảy ra mà Claude Levi-Strauss đã không trực tiếp dấn thân vào các hoạt động chính trị thực tế. ..
Ngay từ còn ở đại học, Claude Levi-Strauss đã quan tâm tới môn nhân chủng học - tại Sorbonne, anh sinh viên thông minh trác tuyệt này đã thường xuyên tới nghe các bài giảng của nhà nhân chủng học có tiếng thời đó.
Năm 1935, Claude Levi-Strauss đã nhận lời làm giáo sư xã hội học ở trường đại học Sao Paolo, Brazil. Hết năm học đầu tiên, vị giáo sư trẻ đã cùng vợ, thay vì quay về nghỉ hè ở Pháp, đi tới cùng các bộ lạc da đỏ ở Brazil. Những tư liệu dân tộc học thu thập được trong chuyến công tác ngoài dự kiến này đã trở thành nền tảng của cuộc triển lãm bất ngờ thu hút được sự chú ý cao độ của giới chuyên môn. Claude Levi-Strauss nhận được tiền tài trợ nghiên cứu và từ đó, nhân chủng học đã trở thành sự nghiệp chính yếu của đời ông.
Những trang ghi chép trong các chuyến công tác thực tế đã giúp Claude Levi-Strauss viết nên tác phẩm lừng danh "Nhiệt đới buồn" (vừa được dịch ra cả tiếng Việt), cuốn sách rốt cuộc đã giúp ông có được danh tiếng toàn cầu mặc dù lúc đầu giới chuyên môn đã đón nhận khá dè dặt.
"Tôi đã luôn ở trong trạng thái hứng khởi trí tuệ liên tục, - về sau, nhà khoa học đã nhớ lại cảm giác của mình trong các chuyến thám hiểm. - Tôi như thể được sống lại kinh nghiệm của các nhà du lịch ở thế kỷ XVI. Tôi đã mở ra cho mình một thế giới mới".
Cuối những năm 30 của thế kỷ trước, Claude Levi-Strauss rời Brazil về Pháp. Sau khi quân phát xít Đức tràn vào chiếm đóng Pháp và đưa ra những đạo luật phân biệt sắc tộc nghiệt ngã, ở lại đây đối với Claude Levi-Strauss là một việc ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Vì thế nên ông đã chấp nhận lời mời sang Mỹ làm việc theo chương trình Rockefeller nhằm giải cứu các nhà khoa học châu Âu khỏi họa diệt chủng.
Thời gian ở Mỹ đã trở thành giai đoạn sáng tạo thứ hai đầy hiệu quả của Claude Levi-Strauss: tại New York, ông đã làm quen với nhà nhân chủng học lỗi lạc Frenz Boas và nhà ngữ văn xuất thân từ nước Nga Roman Yakobson. Cũng trong thời gian đó, ông đã đi sâu vào nghiên cứu tư liệu ở Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ và ở lại Mỹ cả khi chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc, cho tới năm 1947.
Tại Mỹ, Claude Levi-Strauss đã hoàn thành công trình "Những cấu trúc cơ bản của dòng tộc" mà về sau ông đã bảo vệ như một luận án tiến sĩ. Trong những năm 50 của thế kỷ trước, ông đã xuất bản công trình "Sắc tộc và lịch sử" và nhiều bài báo về sau được tập hợp trong cuốn "Nhân chủng học cấu trúc luận" (Anthropologie structurale).
Trong những năm 60-70 của thế kỷ trước, Claude Levi-Strauss đã cho xuất bản bộ sách 4 tập "Mythologiques", một công trình mang tính tổng kết sự nghiệp nghiên cứu của ông. Ông cũng trở thành trưởng khoa xã hội học ở Collège de France và lập ra ở đó Phòng thí nghiệm nhân chủng học xã hội. Đồng thời, ông cũng cùng nhà nghiên cứu ngôn ngữ Émile Benveniste và nhà địa lý Piere Gourou lập ra tạp chí hàn lâm nhân chủng học "Con người" (l’Homme) bằng tiếng Pháp tương tự như các tạp chí tiếng Anh "Man" và "American Antropologist"...
Năm 1973, Claude Levi-Strauss được kết nạp vào Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Ông đã là viện sĩ Pháp đầu tiên sống tới hơn 100 tuổi…
Người ta cũng hay nói đến ảnh hưởng của Jean Jacques Rousseau và những tranh biện với chủ nghĩa hiện sinh tới ông. Tuy nhiên, nhà nhân chủng học người Pháp này đã trở thành hiện tượng mang tính biểu tượng đích thực trong cấu trúc luận - lĩnh vực có thể nói không quá là phương pháp luận trung tâm của các bộ môn khoa học nhân văn thế kỷ XX.
Thông thường, cấu trúc luận hay được gắn với tên tuổi nhà khoa học Thụy Sĩ Ferdinand Saussure, nhưng đối với Claude Levi-Strauss, học thuyết này quan trọng ở dạng đã được hiệu đính lại trong các công trình của hai nhà ngôn ngữ học Roman Yakobson và Nikolai Trubetski. "Tôi đã là người theo cấu trúc luận mà chính bản thân tôi đã không ngờ tới điều đó - Claude Levi-Strauss kể về cuộc làm quen đầu tiên của mình với phương pháp nghiên cứu mới. - Yakobson đã mở mắt cho tôi thấy hệ thống đã rất đắc dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ. Đó như thể một sự giác ngộ…"
Hào khí của cấu trúc luận là ở sự khẳng định giá trị của những tri thức kiến văn: "những môn khoa học không tự nhiên", được trang bị bằng những thủ pháp mới, đã trở nên không kém gì những môn khoa học tự nhiên. Claude Levi-Strauss đã nhìn thấy hình mẫu của điều đó trong các công trình về âm vị học của Yakobson và Trubetski (và tất nhiên, cả trong những công trình nghiên cứu về văn học dân gian của nhà bác học người Nga Vladimir Propp).
"Một nghiên cứu thực sự khoa học cần phải tương thích với các sự kiện, đáp ứng được yêu cầu giản dị và có sức mạnh diễn giải" - Claude Levi-Strauss đã đặt ra những điều kiện như thế đối với các đồng nghiệp trong lĩnh vực nhân chủng học của mình khi nêu bật tấm gương của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Chính tính chất khoa học cấu trúc đã được Claude Levi-Strauss tự coi là thành tựu của mình khi tự trích dẫn trong lời nói đầu một tác phẩm của ông những lời viết về chính ông sau đây: "Claude Levi-Strauss tất nhiên không phải là người đầu tiên và cũng không phải là người duy nhất quan tâm tới tính cấu trúc của các hiện tượng xã hội; tuy nhiên, ông đã đi đầu trong thái độ nghiêm túc đối với vấn đề này"…
Claude Levi-Strauss cũng có nói tới cái vô thức vốn rất thời thượng trong thế kỷ XX - nhưng không phải trong tinh thần Freud hay hậu Freud. Nếu bộ môn phân tích tâm lý hiện đại đã khôn ngoan tìm ra trong cõi u minh của lòng người những gì có thể khiến cho chúng ta chán sống thì "cha đẻ của cấu trúc luận" đã luôn luôn hướng về sự xây dựng chứ không phải sự phá huỷ. Theo giả thuyết của ông, cái vô thức - đó là tính lô gích bí ẩn của sự vật, những quy tắc bí mật tồn tại trong bất cứ một hình thái xã hội nào - cả ở người châu Âu lẫn ở những bộ lạc tại các châu lục khác.
Từ đó có thể khẳng định được về sự bình đẳng giữa các nền văn hóa và nhu cầu đấu tranh chống lại định kiến cho rằng, một nền văn minh này có thể ưu việt hơn một nền văn minh khác. Claude Levi-Strauss chống lại cách hiểu về quá trình tiến hóa mà theo đó xã hội phương Tây đang ở nấc phát triển cao hơn so với các hình thái xã hội khác. "Man rợ, đó là kẻ tin vào sự man rợ" - công thức này đã được Claude Levi-Strauss dựng nên khi tìm ra những lập luận chứng tỏ sự đa dạng của các nền văn hóa.
Quan điểm này tất nhiên đã được tư tưởng triết học nửa sau thế kỷ XX, vốn không đồng tình với bất cứ dạng thức độc đoán nào, tiếp nhận hồ hởi. Và Claude Levi-Strauss đã trở thành hình ảnh đáng ngưỡng mộ của giới trí thức tả khuynh.
Năm 1951, trong bài viết đầu tiên cộng tác với tạp chí "Người đưa tin UNESCO", Claude Levi-Strauss đã nhấn mạnh: "Các thành tựu của khoa học không chỉ để con người vượt lên quá khả năng của chính mình, mà còn giúp con người tìm thấy chính bản thân mình". Có lẽ ông đã tìm thấy chính bản thân ông trong tất cả những gì ông đã nghiên cứu và đã viết
Hoàng Phong (CAND)
Sự nghiệp đồ sộ
Claude Levi-Strauss sinh ra tại Brussels (thủ đô nước Bỉ), nơi cha ông, một họa sĩ, tới làm việc theo hợp đồng. Chẳng bao lâu sau đó, gia đình ông quay trở về Paris, nơi nhà khoa học lớn sẽ sống phần lớn cuộc đời mình và cũng là nơi ông vừa trút hơi thở cuối cùng.Ông ngoại của Claude Levi-Strauss là giáo chủ đạo Do Thái ở Versailles và đó chính là nơi mà nhà khoa học tương lai từng sống trong thời gian bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ nhất và người cha phải đi quân dịch. Trong nhà ông ngoại đã tuân thủ các nghi thức Do Thái giáo một cách nghiêm ngặt nhưng bà ngoại lại giáo dục cậu cháu của mình theo lối tư duy tự do.
Sau khi tốt nghiệp xuất sắc trung học, Claude Levi-Strauss nghiên cứu về luật học và triết học tại Sorbonne. Cũng chính trong giai đoạn này, nhà khoa học tương lai đã tỏ ra say mê chính trị và gia nhập chi nhánh Pháp của Quốc tế công nhân, đồng thời làm luận văn về các tiền đề triết học của luận điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chỉ vì một tai nạn xe hơi tình cờ xảy ra mà Claude Levi-Strauss đã không trực tiếp dấn thân vào các hoạt động chính trị thực tế. ..
Ngay từ còn ở đại học, Claude Levi-Strauss đã quan tâm tới môn nhân chủng học - tại Sorbonne, anh sinh viên thông minh trác tuyệt này đã thường xuyên tới nghe các bài giảng của nhà nhân chủng học có tiếng thời đó.
Năm 1935, Claude Levi-Strauss đã nhận lời làm giáo sư xã hội học ở trường đại học Sao Paolo, Brazil. Hết năm học đầu tiên, vị giáo sư trẻ đã cùng vợ, thay vì quay về nghỉ hè ở Pháp, đi tới cùng các bộ lạc da đỏ ở Brazil. Những tư liệu dân tộc học thu thập được trong chuyến công tác ngoài dự kiến này đã trở thành nền tảng của cuộc triển lãm bất ngờ thu hút được sự chú ý cao độ của giới chuyên môn. Claude Levi-Strauss nhận được tiền tài trợ nghiên cứu và từ đó, nhân chủng học đã trở thành sự nghiệp chính yếu của đời ông.
Những trang ghi chép trong các chuyến công tác thực tế đã giúp Claude Levi-Strauss viết nên tác phẩm lừng danh "Nhiệt đới buồn" (vừa được dịch ra cả tiếng Việt), cuốn sách rốt cuộc đã giúp ông có được danh tiếng toàn cầu mặc dù lúc đầu giới chuyên môn đã đón nhận khá dè dặt.
"Tôi đã luôn ở trong trạng thái hứng khởi trí tuệ liên tục, - về sau, nhà khoa học đã nhớ lại cảm giác của mình trong các chuyến thám hiểm. - Tôi như thể được sống lại kinh nghiệm của các nhà du lịch ở thế kỷ XVI. Tôi đã mở ra cho mình một thế giới mới".
Cuối những năm 30 của thế kỷ trước, Claude Levi-Strauss rời Brazil về Pháp. Sau khi quân phát xít Đức tràn vào chiếm đóng Pháp và đưa ra những đạo luật phân biệt sắc tộc nghiệt ngã, ở lại đây đối với Claude Levi-Strauss là một việc ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Vì thế nên ông đã chấp nhận lời mời sang Mỹ làm việc theo chương trình Rockefeller nhằm giải cứu các nhà khoa học châu Âu khỏi họa diệt chủng.
Thời gian ở Mỹ đã trở thành giai đoạn sáng tạo thứ hai đầy hiệu quả của Claude Levi-Strauss: tại New York, ông đã làm quen với nhà nhân chủng học lỗi lạc Frenz Boas và nhà ngữ văn xuất thân từ nước Nga Roman Yakobson. Cũng trong thời gian đó, ông đã đi sâu vào nghiên cứu tư liệu ở Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ và ở lại Mỹ cả khi chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc, cho tới năm 1947.
Tại Mỹ, Claude Levi-Strauss đã hoàn thành công trình "Những cấu trúc cơ bản của dòng tộc" mà về sau ông đã bảo vệ như một luận án tiến sĩ. Trong những năm 50 của thế kỷ trước, ông đã xuất bản công trình "Sắc tộc và lịch sử" và nhiều bài báo về sau được tập hợp trong cuốn "Nhân chủng học cấu trúc luận" (Anthropologie structurale).
Trong những năm 60-70 của thế kỷ trước, Claude Levi-Strauss đã cho xuất bản bộ sách 4 tập "Mythologiques", một công trình mang tính tổng kết sự nghiệp nghiên cứu của ông. Ông cũng trở thành trưởng khoa xã hội học ở Collège de France và lập ra ở đó Phòng thí nghiệm nhân chủng học xã hội. Đồng thời, ông cũng cùng nhà nghiên cứu ngôn ngữ Émile Benveniste và nhà địa lý Piere Gourou lập ra tạp chí hàn lâm nhân chủng học "Con người" (l’Homme) bằng tiếng Pháp tương tự như các tạp chí tiếng Anh "Man" và "American Antropologist"...
Năm 1973, Claude Levi-Strauss được kết nạp vào Viện Hàn lâm Khoa học Pháp. Ông đã là viện sĩ Pháp đầu tiên sống tới hơn 100 tuổi…
Ý tưởng thâm sâu
Claude Levi-Strauss được đánh giá như một nhân vật lỗi lạc ở điểm giao thoa của các bộ môn khoa học xã hội và các xu thế tư duy của thế kỷ XX. Nói về những ý tưởng triết học của ông, người ta hay so sánh ông với Kant (ông từng biết về các công trình của nhà khoa học Đức kiệt xuất này khi đọc các tác phẩm của Marx lúc ông còn nhỏ).Người ta cũng hay nói đến ảnh hưởng của Jean Jacques Rousseau và những tranh biện với chủ nghĩa hiện sinh tới ông. Tuy nhiên, nhà nhân chủng học người Pháp này đã trở thành hiện tượng mang tính biểu tượng đích thực trong cấu trúc luận - lĩnh vực có thể nói không quá là phương pháp luận trung tâm của các bộ môn khoa học nhân văn thế kỷ XX.
Thông thường, cấu trúc luận hay được gắn với tên tuổi nhà khoa học Thụy Sĩ Ferdinand Saussure, nhưng đối với Claude Levi-Strauss, học thuyết này quan trọng ở dạng đã được hiệu đính lại trong các công trình của hai nhà ngôn ngữ học Roman Yakobson và Nikolai Trubetski. "Tôi đã là người theo cấu trúc luận mà chính bản thân tôi đã không ngờ tới điều đó - Claude Levi-Strauss kể về cuộc làm quen đầu tiên của mình với phương pháp nghiên cứu mới. - Yakobson đã mở mắt cho tôi thấy hệ thống đã rất đắc dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ. Đó như thể một sự giác ngộ…"
Hào khí của cấu trúc luận là ở sự khẳng định giá trị của những tri thức kiến văn: "những môn khoa học không tự nhiên", được trang bị bằng những thủ pháp mới, đã trở nên không kém gì những môn khoa học tự nhiên. Claude Levi-Strauss đã nhìn thấy hình mẫu của điều đó trong các công trình về âm vị học của Yakobson và Trubetski (và tất nhiên, cả trong những công trình nghiên cứu về văn học dân gian của nhà bác học người Nga Vladimir Propp).
"Một nghiên cứu thực sự khoa học cần phải tương thích với các sự kiện, đáp ứng được yêu cầu giản dị và có sức mạnh diễn giải" - Claude Levi-Strauss đã đặt ra những điều kiện như thế đối với các đồng nghiệp trong lĩnh vực nhân chủng học của mình khi nêu bật tấm gương của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Chính tính chất khoa học cấu trúc đã được Claude Levi-Strauss tự coi là thành tựu của mình khi tự trích dẫn trong lời nói đầu một tác phẩm của ông những lời viết về chính ông sau đây: "Claude Levi-Strauss tất nhiên không phải là người đầu tiên và cũng không phải là người duy nhất quan tâm tới tính cấu trúc của các hiện tượng xã hội; tuy nhiên, ông đã đi đầu trong thái độ nghiêm túc đối với vấn đề này"…
Claude Levi-Strauss cũng có nói tới cái vô thức vốn rất thời thượng trong thế kỷ XX - nhưng không phải trong tinh thần Freud hay hậu Freud. Nếu bộ môn phân tích tâm lý hiện đại đã khôn ngoan tìm ra trong cõi u minh của lòng người những gì có thể khiến cho chúng ta chán sống thì "cha đẻ của cấu trúc luận" đã luôn luôn hướng về sự xây dựng chứ không phải sự phá huỷ. Theo giả thuyết của ông, cái vô thức - đó là tính lô gích bí ẩn của sự vật, những quy tắc bí mật tồn tại trong bất cứ một hình thái xã hội nào - cả ở người châu Âu lẫn ở những bộ lạc tại các châu lục khác.
Từ đó có thể khẳng định được về sự bình đẳng giữa các nền văn hóa và nhu cầu đấu tranh chống lại định kiến cho rằng, một nền văn minh này có thể ưu việt hơn một nền văn minh khác. Claude Levi-Strauss chống lại cách hiểu về quá trình tiến hóa mà theo đó xã hội phương Tây đang ở nấc phát triển cao hơn so với các hình thái xã hội khác. "Man rợ, đó là kẻ tin vào sự man rợ" - công thức này đã được Claude Levi-Strauss dựng nên khi tìm ra những lập luận chứng tỏ sự đa dạng của các nền văn hóa.
Quan điểm này tất nhiên đã được tư tưởng triết học nửa sau thế kỷ XX, vốn không đồng tình với bất cứ dạng thức độc đoán nào, tiếp nhận hồ hởi. Và Claude Levi-Strauss đã trở thành hình ảnh đáng ngưỡng mộ của giới trí thức tả khuynh.
Năm 1951, trong bài viết đầu tiên cộng tác với tạp chí "Người đưa tin UNESCO", Claude Levi-Strauss đã nhấn mạnh: "Các thành tựu của khoa học không chỉ để con người vượt lên quá khả năng của chính mình, mà còn giúp con người tìm thấy chính bản thân mình". Có lẽ ông đã tìm thấy chính bản thân ông trong tất cả những gì ông đã nghiên cứu và đã viết
Hoàng Phong (CAND)