TÁC PHẨM ĐẠO ĐỨC HỌC NICOMACHEAN
CỦA ARISTOTLE
HARRY V. JAFFA
Aristotle’s Nicomachean Ethics translated by Robert C. Bartlett and Susan D. Collins. The University of Chicago Press, 2011. 368 trang.
Bài của Harry V. Jaffa, thành viên nổi tiếng của Viện Claremont
Nguồn: The New York Times, July 1, 2011
Một lúc nào đó vào những năm 1920, chính khách Bảo thủ F. E. Smith – Lord Birkenhead – đưa một bản “Tác phẩm đạo đức học Nicomachean” (Nicomachean Ethics) cho người bạn thân của ông Winston Churchill. Ông đã làm thế nói rằng có những người đã cho đây là cuốn sách vĩ đại nhất của mọi thời đại. Churchill trả nó lại vài tuần sau đó, nói nó nói chung rất hấp dẫn, nhưng ông đã nghĩ ra phần lớn của nó cho chính ông. Nhưng chính thiên tài của Aristotle – như chính về mọi thầy dạy vĩ đại – làm quí vị suy nghĩ ông ấy đang phơi bày ra chính tư duy của quí vị trong tư duy của ông ấy. Trong vụ việc về Churchill, cũng chắc hẵn truyền thống cổ điển đã cho nhiều thông tin về việc giáo dục ông, tại nhà và tại trường, hơn ông đã nhận ra.
Năm 1946, trong một bức thư gửi nhà triết học Karl Löwith, Leo Strauss đã đề cập đến khó khăn đến chừng nào với ông để nhận thức tường thuật của Aristotle về tính cao thượng, tính vĩ đại của linh hồn, trong Cuốn 4 của “Đạo đức học.”
Khó khăn được giải quyết khi ông đi đến chỗ nhận ra rằng Churchill là một ví dụ toàn bích của phẩm hạnh đó. Như thế Churchill đã giúp Leo Strauss nhận thức Aristotle! Điều đó nhất quán toàn bích với việc Aristotle cho chúng ta biết không là vấn đề liệu người ta mô tả một phẩm hạnh hoặc ai đó được có đặc tính như phẩm hạnh đó. “Đạo đức học” đứng ở đâu trong số sách vĩ đại nhất của các sách vĩ đại có lẽ chẳng ai có thể nói. Bản văn của Aristotle, cuốn khai phá căn bản của phương cách tốt nhất về đời sống con người, thuộc vào bất cứ liệt kê nào của cuốn sách như vậy thì không tranh cãi được.
Trong luận văn vĩ đại của ông “Về triết học chính trị cổ điển” (On Classical Political Philosophy), Strauss nhấn mạnh đến tính tiếp diễn giữa diễn từ chính trị trước triết học và sự tinh luyện của nó bởi triết học chính trị cổ điển. Chính là thành phần của trật tự của thiên nhiên (và của Thiên Chúa của thiên nhiên) mà diễn từ trước triết học cung ứng vấn đề, và diễn từ triết học hình thái, của diễn từ chính trị được toàn bích, nhiều phần như cái đục của người điêu khắc phơi bày hình thái của pho tượng bên trong một khối cẩm thạch. Trước “Đạo đức học” người ta biết rằng can đảm là một phẩm hạnh, và rằng nó nhằm vượt qua sự sợ hãi khi đối mặt nguy hiểm. Aristotle chẳng nói gì khác với điều này, nhưng ông cũng phân biệt phẩm hạnh đích thực với các vật giả tạo (simulacra) sai lạc. Bề ngoài giả mạo của can đảm có thể kết quả từ, nói ví dụ, lòng quá tự tin vào tài năng hoặc sức mạnh của một người, hoặc từ sự thất bại của một người để thừa nhận tài năng hoặc sức mạnh của các người chống đối của ông. Việc đánh giá chính xác chính tính ưu việt của một người về sức mạnh hoặc tài năng, điều có nghĩa người ta thực sự chẳng có li do để sợ hãi một chống đối đang tiến gần, là một bề ngoài giả trá khác của lòng can đảm. Lòng can đảm giả mạo có thể cũng kết quả từ một đam mê làm mù tối một ai đó với thực tại của nguy hiểm ông ta đối mặt. Tóm lại, bề ngoài của lòng can đảm có thể bị nhầm lẫn với lòng can đảm thực sự bất cứ khi nào thành tố hữu lí của phẩm hạnh đang thiếu đi.
Sự hiện hữu của chính trị trước triết học chính trị là những gì làm cho triết học chính trị thành có thể được. Chính trị nội tại gây tranh cãi bởi vì hiện thân con người nồng nhiệt gắn liền với ý kiến của họ bằng lợi ích chẳng liên quan gì đến chân lí. Nhưng bởi vì các nhà triết học—thích đáng được gọi thế—chẳng chút quan tâm nào khác ngoài chân lí, chỉ họ có thể đạt đến qui điển lí trí sẽ chuyển hóa sự chống đối ý kiến mà không thế chi phối thế giới chính trị.
Không may là, những gì đã được gọi là triết học qua hơn một thế kỉ đã thực sự hủy hoại bất cứ niềm tin nào vào tính có thể được của chân lí khách thể, và với nó tính có thể được của triết học. Nền chính trị hỗn loạn của chúng ta phản ánh sự hỗn loạn này của tâm trí. Chẳng công việc thay thế hỗn loạn này với vũ trụ của lí trí có thể được hoan nghênh hơn thế. Bộ sách trước mắt chúng ta còn nhiều điều hơn chỉ là một bản dịch. Các người dịch, Robert C. Barlett, người dạy chính trị Hilạp tại Boston College, và Susan D. Collins, một nhà khoa học chính trị tại University of Houston, đã cung cấp các giúp đỡ hữu ích. Nhiều từ Hilạp không thể dễ dàng dịch ra một từ Anh tương đồng duy nhất—ví dụ, từ Hilạp techne, xuất hiện trong câu thứ nhất của “Đạo đức học.” Ở đây nó được dịch thành “nghệ thuật” (art), như thường là thế. Nhưng người Hilạp chẳng chút phân biệt, như chúng ta phân biệt, giữa các nghệ thuật hữu ích và nghệ thuật tinh vi. Cách dịch chính xác nhất chắc hẵn là “biết cách làm” (know-how), nhưng dịch thế không xem ra đúng về âm hưởng. Giải pháp tốt đẹp nhất là sử dụng một từ gần như từ “nghệ thuật” và bổ túc nó với ghi chú. Đây chính là những gì các người dịch đã làm, trong vụ việc này và vụ việc khác, với thông suốt đáng kể.
Họ cũng đã cung ứng một dẫn nhập đầy thông tin, cũng như “Ghi chú về bản dịch,” một thư mục và một dàn bài của tác phẩm. Mọi chuyện này đi trước bản văn chính. Sau đó đến một “Duyệt lại các phẩm hạnh luân lí và tật xấu” (Overview of the Moral Virtues and Vices) ngắn, một giải thích từ ngữ triển khai và vô giá, một liệt kê “Chuyên ngữ Hilạp chìa khóa,” một mục lục các tên riêng và cuối cùng một “mục lục chung” có chi tiết. Cùng với nhau các điều này đưa bản văn nguyên thủy vào phạm vi địa bàn mọi người đọc thông tuệ.
Thomas Aquinas, viết vào thế kỉ thứ 13, tin rằng “Đạo đức học” Aristotle đã nói mọi điều cần thiết cho hạnh phúc của cuộc sống này. Như thế Aquinas đã không viết chính cuốn sách của ông về đạo đức mà thay vào đó đã viết một bình luận về Aristotle. Truyền thống này đã được nhà triết học chính trị vĩ đại nhất của thế kỉ thứ 20, Leo Strauss, triển khai, người đã viết rằng toàn bộ tác phẩm của ông chẳng có mục đích nào khác hơn để đề cập đến “tai biến của phương Tây.”
Nhưng phương Tây là gì? Và tai biến của nó là gì? Theo Strauss (và nhiều người khác), phương Tây chính là nền văn minh được thiết lập tại cốt lõi bởi việc đến với nhau của triết học cổ điển và mạc khải Kinh thánh. Tính sống động của nền văn minh phương Tây kết quả từ việc tác động qua lại của các nguyên lí thay thế này, cho dẫu từng nguyên lí chứa đựng tự trong chính nó những gì được coi là uy quyền bao quát và không thể bác bỏ. Biểu tượng cho uy quyền này là Athens và Giêrusalem. Trong “Thế chiến thứ hai” (The Second World War), Churchill ghi chú rằng mọi thứ có giá trị trong cuộc sống hiện đại và tư duy là một thừa kế từ các thành thị xưa này. Việc phơi trần vừa chủ thuyết nghi ngờ Socrates (“Cuộc sống không được khảo sát không đáng sống”) và vừa đức tin Kinh thánh (“Sợ Chúa là khởi đầu của uyên bác”) đã dẫn đến tai biến của phương Tây, một hỗn độn của chủ thuyết tương đối luân lí và chủ thuyết hư không triết học trong đó mọi cách sống, bất luận băng hoại hoặc trì trệ đến chừng nào, có thể được nói trở nên cũng tốt đẹp như bất cứ hỗn loạn nào khác.
Trong “Luận văn diễn dịch” sáng chói và rất đáng đọc của họ, Barlett và Collins gợi ý, mà không khẳng định tích cực, rằng Aristotle cống hiến một giải pháp cho vấn đề, hoặc tai biến, của hiện thân con người tốt đẹp. Nhưng chúng hình như nghi ngại liệu nó có thể đáp ứng thách thức của Thiên Chúa của Abraham hay không. Nhưng hai nguyên lí này không đối chọi nhau trong mọi phương diện. Quả thực, phần lớn của tác phẩm của Strauss là tấn công căn bản—được thực hiện với khả năng thông tuệ to lớn nhất—chống lại kẻ thù này sau cùng của vừa Kinh thánh vừa một Aristotle theo Socrates. Strauss giữ vững rằng Athens và Giêrusalem, trong khi không đồng ý về phúc lợi rốt cùng, không đồng ý rất ít, nếu chẳng chút nào, về những gì lập thành tính luân lí vừa tốt trong tự nó vừa là con đường đến điếu tốt đẹp cao hơn.
Sự vĩ đại của Aristotle về linh hồn (tính cao thượng) có thể hình như giống với lòng kiêu hãnh, tội lớn nhất trong các tội được mô tả trong qui điển Kinh thánh. Nhưng diễn dịch của Thomas Aquinas về “Đạo đức học” cống hiến bằng chứng chống lại chủ thuyết tiêu cực thần học. Và trong “Summa Contra Gentiles,” Thomas đưa ra vụ việc cho giáo điều thánh trên căn bản các định đề theo Aristotle. Chính là một giả định về triết học về bản chất của Aristotle rằng điều tốt cao cả nhất của từng chủng loại là tiếp cận được cho tất cả, hoặc gần như tất cả, các thành viên của nó. Với con người, điều tốt cao cả nhất là uyên bác. Nhưng bởi vì ít ỏi nếu có hiện thân con người nào đạt đến nó, bản chất của Aristotle đòi buộc một liên hệ hỗ tương siêu tự nhiên: cuộc sống đời sau. Bất luận người ta nghĩ gì về lập luận này, nó chỉ hướng đến một liên kết biện chứng giữa Athens và Giêrusalem. Hơn thế, lí trí cho việc chúng nối kết lực lượng trong cuộc phấn đấu tuyệt vọng, vẫn đang tiếp diễn, giữa văn minh và dã man.
Trần Hữu Thuần dịch