Home » » Các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Đông

Written By kinhtehoc on Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012 | 02:43



1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển của các ngành kinh tế.
- ĐKTN:
+ Hình thành trên các lưu vực dòng sông lớn như sông Nin ở Ai Cập. sông Hoàng Hà ở TQ, sông Hằng và sông ấn ở ấn Độ…
+ Có nhiều đất canh tác, có mưa đều đặn, theo mùa.
+ CCLĐ bằng đồng thau, đá, gỗ.
*Thuận lợi: Đất phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.
* Khó khăn: lụt lội gây mất mùa và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân
- Kinh tế:
+ Nông nghiệp tưới nước là gốc
+ Chăn nuôi gia súc.
+ Thủ công nghiệp: Làm gốm, dệt vải. + Trao đổi sản phẩm giữa các vùng.
-> Do nhu cầu sản xuất, trị thủy và làm thủy lợi con người sống quần tụ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã, nhà nước ra đời.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại.
Khoảng thiên niên kỷ thứ IV - III TCN, các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, TQ, Lưỡng Hà, Ấn Độ.
3. Xã hội cổ đại phương Đông.
- Nông dân công xã: Là lực lượng chính sản xuất ra của cải nuôi sống xã hội, phải nộp phần lớn thu hoạch cho nhà nước và làm không công cho quý tộc
- Quý tộc: gồm các quan lại từ trung ương đến địa phương, thủ lĩnh quân sự, phụ trách lễ nghi tôn giáo. Sống sung sướng dựa vào bóc lột nông dân và nhận bổng lộc của nhà nước.
- Nô lệ: chủ yếu là tù binh, thành viên công xã bị nợ, phạm tội. Họ làm việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc. Là lực lượng lao động bổ sung cùng nông dân công xã.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại.
- Nhà nước hình thành từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và thủy lợi nên quyền hành tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ đại
- Chế độ chuyên chế cổ đại do vua đứng đầu. Vua có quyền lực tối cao về chính trị, tôn giáo và bộ máy hành chính quan liêu giúp việc.
5. Văn hóa cổ đại phương Đông.
* Lịch và thiên văn là ngành khoa học ra đời sớm nhất, xuất phát từ nhu cầu sản xuất nông nghiệp
- Thiên văn: biết nghiên cứu hoạt động của mặt trăng, mặt trời và quan sát các ngôi sao di chuyển trên bầu trời để tính chu kỳ thời gian và mùa.
- Lịch: Một năm có 360 ngày, chia thành 12 tháng, tháng có 4 tuần, 1 ngày đêm có 12 giờ.
* Chữ viết: ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý, tượng thanh. Đây là phát minh lớn và cũng là biểu hiện đầu tiên và cơ bản của văn minh loài người.
* Toán học:
- Người Lưỡng Hà giỏi về số học, biết làm 4 phép tính, phân số ( 2/3, 5/6, 3/6) và khai căn bậc 2, bậc 3…
- Người Ai Cập giỏi về hình học, tính được số Pi = 3,16 và biết tính diện tích các hình.
- Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ số 1, 2,3,4 …9, kể cả số 0.
* Kiến trúc:
- Ở Ai Cập có Kim tự tháp, tượng Nhân sư,
- Ở Lưỡng Hà có thành thị cổ Babylon, vườn treo Babilon.
- Thành thị cổ Ha-ráp-pa ở AĐ.
*Thành tựu có ý nghĩa lớn nhất đối với nền văn minh loài người là chữ viết, vì đây là phát minh lớn, biểu hiện văn minh của loài người.
*Những công trình này là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người (trong tay chưa có khoa học, công cụ cao nhất chỉ bằng đồng mà đã tạo ra những công trình khổng lồ còn lại mãi với thời gian). Hiện nay còn tồn tại một số công trình như: Kim Tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành, Cổng thành Isơta, thành Babilon

Share this article :
 
Support : Creating Website | phuctriethoc | NGUYỄN VĂN PHÚC
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved
By Creating Website Published by KINH TẾ HỌC
Proudly powered by NGUYỄN VĂN PHÚC
NGUYỄN VĂN PHÚC : Website | Liên hệ | phuctriethoc@gmail.com
Proudly powered by Triết học kinh tế
Copyright © 2013. NGUYỄN VĂN PHÚC - All Rights Reserved